Chị Nguyệt, Chị Tuyền và dân oan Cần Thơ tịa Hà Nội |
“Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Vì trên thực tế thì đến nay “Quân nó” vẫn rất
“dễ làm quan” và người dân vẫn tiếp tục sống đời cơ cực, đói nghèo và nhà cửa
ruộng vườn mà cha ông từ bao đời tạo dựng cứ lần lượt rơi vào tay bè lủ cường
quyền tham nhũng. Những người nông dân miền sông nước Cửu Long một nắng hai
sương tạo dựng cơ nghiệp từ nhiều đời, bỗng trở thành tay trắng, không một mãnh
đất cắm dùi, trong khi đó giới cường quyền từ tỉnh, huyện cho đến xã ấp vốn là
những kẻ cùng đinh, gia tài sản nghiệp chỉ có một cây súng trường, một vài tạc
đạn và một chiếc quần nylon dầu, nhưng từ khi cướp được chính quyền ở Miền Nam
từ 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, mỗi tên cường hào đỏ này đã sở hữu hàng
trăm mẫu ruộng vốn dĩ là thành quả của mồ hôi và nước mắt của những người nông
dân chân lấm tay bùn trải qua nhiều đời khai mở.
Cảnh đời của 3.000 hộ gia đình nông dân ở Thới
Lai, Cờ Đỏ và Ô Môn thuộc tỉnh Hậu Giang, nay là Cần thơ, là một phần của câu
chuyện này. Mọi việc bắt đầu từ một năm sau biến cố tang thương của đất nước,
vào năm 1976 với chính sách cải tạo nông nghiệp của đảng cộng sản, ruộng đất của
họ bị sung công để thành lập nông trường Cờ Đỏ và nông trường Sông Hậu, một mô
hình làm ăn tập thể của nền sản xuất lớn XHCN của Liên Xô, nhằm trưng thu đất
ruộng của nông dân về cho một nhóm lợi ích là những công thần của chế độ cộng sản
đã có “công lao” cưỡng chiếm miền nam tự do, xóa bỏ chế độ cộng hòa và xích hóa
toàn thể nước bằng một chế độ cai trị sắt máu nhằm bần cùng hóa nhân dân và
dành mọi đặc quyền đặc lợi về cho giai cấp thống trị. Rồi đến cuối thập niên
1980s khi chế độ cộng sản ở Liên Xô và các nước công sản Đông Âu sụp đổ thì các
nông trường tập thể của Việt Nam cũng theo đó mà giải thể. Tài sản, đất ruộng của
nông trường được tư hữu hóa, nhưng thay vì trả lại cho bản điền là những nông
dân địa phương đã khai mở trước đó, thì lại chia chác cho cán bộ lãnh đạo của
nông trường, cán bộ lãnh đạo địa phương bằng hình thức cướp cạn được sự bảo hộ
của chế độ bằng chính sách ruộng đất do đảng và nhà nước ban hành. Việc đó giúp
cho những kẻ cùng đinh, vô sản ngày trước trở thành những nhà tư sản, địa chủ,
cường hào đỏ ở địa phương và tất nhiên việc đó cũng khiến cho hàng trăm ngàn
nông dân ở địa phương trở nên trắng tay, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con
cái cũng chẳng được học hành, và cũng chính việc đó đã tạo ra một thành phần mới
chưa từng tồn tại trong xã hội loài người, ấy là DÂN OAN KHIẾU KIỆN mà không ít
trong số họ đã phải vào tù ra khám bởi hành trình đi tìm công lý, đi đòi lại của
cải của họ bị cướp cạn mà họ bị quy kết tội gây rối trật tự công cộng hay khiếu
kiện vượt cấp, bởi công lý chưa bao giờ tồn tại trong một đất nước bị cai trị bởi
chế độ cộng sản độc tài toàn trị.
Tiêu biểu cho những người dân oan khiêu kiện đó,
chúng tôi xin được đề cập đến hai gương mặt điển hình ấy là chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và chị Nguyễn Thị Tuyền là hai người đại
diện cho hơn 3.000 hộ nông dân của nông trường Cờ Đỏ và nông trường Sông Hậu đi
gõ cửa khắp các cơ quan công quyền từ Nam ra bắc để đòi công lý cho gia đình và
cho bà con nông dân ở địa phương trong suốt nhiều năm qua và đã bị bắt giam biệt
tích vào cuối tháng 8 vừa qua với những cáo buộc được đăng tải trên các báo lề
đảng như sau: “Sáng 26-8, Đại tá Trần Quang Thắng,
Trưởng phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP. Cần Thơ cho biết: Cơ
quan ANĐT vừa ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng tại trụ sở
UBND huyện Cờ Đỏ do Công an huyện Cờ Đỏ chuyển đến.
Theo hồ sơ vụ án,
trong liên tiếp 3 ngày từ 20 đến 22-8, mỗi ngày có khoảng 40 người đã kéo đến tụ
tập, căng băng rôn… bất hợp pháp trước trụ sở UBND huyện Cờ Đỏ. Đáng chú ý là
có một số đối tượng quá khích đã xông vào sân trụ sở, dùng tay đập cửa phòng
làm việc của lãnh đạo UBND huyện. Hành vi của các đối tượng không chỉ gây mất
ANTT địa phương mà còn gây cản trở hoạt động bình thường của trụ sở UBND huyện.
Trong số những đối tượng có liên quan, có các đối tượng Nguyễn Thị Ánh Nguyệt SN
1957, ngụ xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ và Nguyễn Thị Tuyền SN 1973, ngụ xã Thạnh
Phú, huyện Cờ Đỏ.
Điểm chung của 2 đối tượng này là từng bị Công an P. Thành Công, Quận Ba Đình Hà Nội ra quyết định phạt vi phạm hành chính về hành vi gây mất trật tự trước Đại sứ quán Mỹ số 7, Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, Hà Nội. Trước đó, ngày 10-6-2013, bà Nguyệt, Tuyền cùng một số người khác đến Hà Nội, thuê nhà trong ngõ 94, Phố Ngọc Hà, Quận Ba Đình để đi khiếu kiện và tiếp đến về huyện Cờ Đỏ để gây mất an ninh trật tự, dù thừa biết rằng, đấy không phải là cơ quan có thẩm thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai…
Cụ bà Nguyễn Thị Bương tự thiêu trước tòa án Phú Yên |
Thực tế thì đã có không ít những vụ đàn áp đẩm máu những người
dân oan khiếu kiện, khi họ đến các cơ quan công quyền các cấp để khiếu kiện. Đã
từng có một dân oan khiếu kiện Bùi Thị Nhung bị nhân viên an ninh của đảng và
nhà nước cộng sản giả dạng côn đồ hành hung đến chết tại Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng,
ngay trước văn phòng tiếp dân của chính phủ, một Nguyễn Thành Năm bị công an
đánh chết tại giáo xứ Cồn Dầu, đã có người đàn ông tự thiêu cháy đen như than tại
Lâm Đồng, đã có một bà Đặng Thị Kim Liêng thân mẫu nhà dân chủ Tạ Phong Tần, tự
thiêu trước trụ sở UBND tỉnh Bạc Liêu, đã có một dân oan Phạm Thành Sơn tự
thiêu trước UNND thành phố Đà Nẵng, đã có một cụ bà Nguyễn Thị Bương
83 tuổi tự thiêu trước sảnh tòa án nhân dân huyện Đông Hòa Phú Yên và mới
đây nhất đã có một Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau khi trừng phạt bốn tên cường
hào đỏ ở Thành Phố vốn mang tên Thái Bình nhưng thực sự là chẳng thái bình, mà
đang dậy sóng như một Dương Nội, một Văn Quan, một Cống Rộc, một Loan Lý, một
Thái Hà, một Tam Tòa, một Cờ Đỏ và một Sông Hậu… Bởi cường quyền tham nhũng khắp
nơi trên cả nước vẫn tiếp tục cướp cạn ruộng vườn, nhà cửa đất đai của những
người nông dân thấp cổ bé họng bằng chính sách ruộng đất do đảng cộng sản ban
hành cùng với họng súng Ak của lực lượng công an mà đảng đã phó giao cho trọng
trách “thanh gươm bảo vệ chế độ”.
Đã hơn 1 tháng trôi qua kể từ ngày hai người dân oan khiếu kiện,
đại diện cho 3,000 hộ nông dân bị cướp đất ở nông trường Cờ Đỏ và Sông Hậu, là
chị Nguyễn Thị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và chị Nguyễn Thị Tuyền bị bắt giam, gia
đình và người dân địa phương vẫn không biết đến số phận của hai chị ra sao
trong ngần ấy thời gian bặt vô âm tín, hai người chồng, anh Phạm Văn Cờ (điện
thoại +8412345 08563) và anh Trương Văn Thạnh (điện thoại +841202 871342) vốn
là những nông dân chân chất vẫn đi lại, gõ cửa khắp mọi nơi để tìm kiếm vợ mình
nhưng vẫn mù mịt thông tin. Hai đàn con nheo nhóc của asc chị đành phải tản lạc
khắp mọi phương để làm thuê độ nhật.
Rõ ràng chế độ cộng sản vẫn tiếp tục sử dụng chuyên chính và bạo
lực cách mạng để trấn áp nhân dân, buộc mọi người dân phải tiếp tục “ngu quá lợn”
phải tiếp tục khom lưng, cúi đầu sống hèn, sống nhục, phải tiếp tục khuất phục
bạo quyền, để “cho quân nó dễ làm quan” dễ tiếp tục duy trì chế độ cộng sản độc
tài toàn trị để được tiếp tục sống bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của cả
dân tộc.
Cần phải có thêm bao nhiêu nữa những Bùi Thị Nhung, những Nguyễn
Thành Năm, những Đặng Kim Liêng, những Nguyễn Thị Bương và bao nhiêu nữa những
tiếng súng Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết thì người dân Việt mới thôi không còn
phải bị trấn cướp đất đai ruộng vườn nhà cửa để mà phải đi khiếu kiện để rồi phải
lụy vòng lao lý nữa?
Ngoài đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ra, có ai biết hai chị Nguyễn
Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền hiện đang ở đâu? Còn sống hay đã chết? Ai có
thể cứu được hai người dân oan này? Ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam thoát
khỏi hiểm họa cộng sản này không?
No comments:
Post a Comment