Đặng Huy Văn: Hôm
qua, 30/9/2013, cơn bão số 10 vừa đổ bộ vào Bắc Miền Trung làm 9 người bị thiệt
mạng và hơn chục người khác bị mất tích, gây tốc mái và sập hàng ngàn nhà cửa,
hai đập bị vỡ…thiệt hại tới hàng trăm tỷ đồng. Mới cơn bão trước đó vừa làm 5 người
bị chết trôi thì tôi về quê. May hôm tôi về, 22/9/2013, trời nắng đẹp. Vậy mà
chỉ vài ngày sau lại bão về! Miền Trung quê hương ơi! Sao người phải chịu nhiều
khổ đau như thế? Phải chi, trong chiến tranh núi rừng dãy Trường Sơn đã bị “đốt
cháy” và sau 1975, lại bị tàn phá quá nặng nề, nên nay thiên nhiên đang quay lại
trừng phạt con người?
BẮC MIỀN TRUNG BÃO VỪA VÀO
Bắc Miền Trung bão vừa vào
Tốc nhà, dìm xác đồng bào thê lương!
Quê nghèo lụt bão đau tlương
Bởi ai tàn ác phá rừng Trường Sơn!
Còn đâu đại thụ đầu nguồn
Vừa mưa nước đã chảy dồn về xuôi!
Hồ xây, đập đắp khắp nơi
Mưa tràn, lũ xả nước trôi xóm làng
Đường Trường Sơn khiến nước dâng
Ngập mênh mông cả bản làng quê tôi
Ngày xưa đây một vùng đồi
Giờ thành biển nước trắng trời Trường
Sơn!
Gần trăm ngàn tỷ đắp đường
Làm cho ngập cả quê hương khó nghèo
Lở đồi, đường núi sạt theo
Hàng trăm tỷ lại trôi vèo xuống sông
Đường mòn xưa đội tên ông(*)
Nay xây chia chác mênh mông núi
tiền!
Bao
giờ hết bọn khùng điên
Gây chiến tranh với liên miên phá
rừng?
Bao giờ lũ hết, bão đừng
Để người dân được sống trong an lành?
Bao giờ xác chị, xác anh
Trường Sơn rải khắp non xanh được
tìm?
Để
dân vui sống yên bình
Dưới trời Dân Chủ, Nhân Quyền, Tự
Do!
Hà Nội, 1/10/2013
Đặng Huy Văn
(*). Từ năm 1959, con đường Trường Sơn láng nhựa
ngày nay mang tên Hồ Chí Minh là một con đường mòn men theo dãy núi Trường Sơn để
Miền Bắc đưa bộ đội chủ lực vào đánh chiếm VNCH nhằm biến Việt Nam thành một nước
thống nhất theo chú nghĩa cộng sản như Liên Xô. Ngày nay, sau khi cộng sản Liên
Xô sụp đổ, con đường đó được tôn cao lên làm thành một cái đập chắn nước lũ từ
dãy Trường Sơn tràn về gây ngập lụt thường xuyên cho các huyện miền núi của các
tỉnh Miền Trung. Con đường HCM được xây dựng tốn kém và lãng phí do chia chác
nhau tới gần một trăm ngàn tỷ đồng này, do lụt bão nên năm nào cũng bị sạt lở
phải tiêu tốn tới hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa mà hiệu quả sử dụng rất thấp so
với Quốc Lộ số Một được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
No comments:
Post a Comment