Tuesday, December 17, 2013

JOHN F. KERRY, "CHA GHẺ" CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT, ĐÃ BỊ ĐƯƠNG KIM TỔNG THỐNG GEORGE BUSH "QUẬT NGÃ" TRÊN CHÍNH TRƯỜNG

BY: ĐỖ ĐỨC THỐNG
HOA KỲ!
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 2.11.2004 đã diễn ra thật sôi nổi. Đây là một trong các cuộc bầu cử tốn tiền nhất thế giới. Theo đài truyền hình BBC và CNN thì Ứng Cử Viên (ỨCV) George Bush đã quyên góp được trên 272.573.444 Mỹ-kim và John Kerry được 249.305.109 Mỹ-kim. Chỉ trong tuần chót trước ngày bầu cử các ỨCV đã quảng cáo 43.256 lần trên hệ thống truyền thông. Đây cũng là cuộc tranh cử gay go nhất, mà trước ngày dân đi bầu, người ta không thể nhận định chính xác được ai sẽ thắng cử. Các cuộc thăm dò dư luận tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ ủng hộ và chống đối giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ không chênh lệnh nhau bao nhiêu. 
Đối với thế giới thì đa số các chính trị gia, đặc biệt phần lớn các nhà lãnh đạo các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu, đều muốn John Kerry thắng cử. Theo cuộc thăm dò 113.000 người thuộc 119 quốc gia khác nhau của tổ chức bầu cử quốc tế năm 2004 (www.globalvote2004.org), kết quả cho thấy có 77% bầu cho John Kerry. Nếu lấy Đan Mạch làm ví dụ và theo kết quả thăm dò ý dân thì có trên 70% dân chúng thích bầu cho John Kerry.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan trước 50 ngày bầu cử đã trực tiếp lên án TT. George Bush về cuộc xâm lăng Iraq là bất hợp pháp. Ông ta cũng cảnh cáo Hoa Kỳ cần tôn trọng luật pháp quốc tế về chủ quyền của một quốc gia trước Đại Hội Đồng LHQ, họp ngày 15.9.2004. Cựu tổng thống Bill Clinton trước ngày bầu cử đã vận động quyên tiền cho quỹ tranh cử và sau khi giải phẫu đã hết mình hỗ trợ John Kerryï. Nhà tỷ phú George Soros đã chi hàng triệu Đô-la cho tổ chức MoveOn.org để đánh bại Bush. Các danh ca và ban nhạc nổi tiếng như: Bruce Springsteen, R.E.M, The Dixie Chicks, Pearl Jam, Eminem đã lợi dụng âm nhạc xen vào chính trị chống lại Bush. Đạo diễn Michael Moores muốn hạ bệ Bush qua việc thực hiện và phổ biến phim "Farenheit 6.11" nhằm vạch ra các yếu điểm của TT. Bush trong thời gian cầm quyền, và vào tuần chót trước ngày bầu cử, nhật báo có uy tín lớn nhất ở Mỹ, tờ Washington Post, cũng đã công khai ủng hộ John Kerry. Có thể nói "phần lớn thế giới" không thích George Bush!
Nhưng tại sao John F. Kerry vẫn bị thất cử?
Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi xin trình bày một số dữ kiện sau đây:
I- ĐÔI HÀNG TIỂU SỬ
Ứng Cử Viên (ƯCV) Tổng thống Mỹ, Thượng Nghị Sĩ (TNS) John Kerry tên thực là John Forbes Kerry, sinh ngày 11.12.1943 tại bệnh viện quân đội Fitzsimmons ở Denver, Tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ. Ông đậu cử nhân tại đại học Yale năm 1966; sau đó tiếp tục đậu cử nhân luật tại đại học Boston năm 1976. Về quân sự: từ năm 1966 tới 1970, ông phục vụ trong quân chủng Hải quân và lực lượng trừ bị của Hải quân từ 1972-1978. Về dân sự: ông từng giữ chức vụ phụ tá luật sư tại quận Middlesex năm 1977-1979 và trở thành luật sư năm 1979-1982. Từ năm 1982- 84 ông là đại diện Thống đốc Massachusetts và đắc cử Nghị sĩ năm 84.
Về gia đình: ngày 23.5.1970, tại Philadelphia, John Kerry kết hôn lần thứ nhất với Julia Thorne, sinh được hai con gái tên Alexandra và Vanessa. Năm 1988, Kerry và Julia rơi vào tình trạng "cơm không ngon, canh không ngọt" nên kéo nhau ra tòa ly dị. Ngày 26.5.1995, tại Nantucket, John Kerry kết hôn lần thứ hai với Teresa Heinz, người phụ nữ đã một đời chồng và có ba con trai, sau khi nhà cầm quyền tuyên bố là Kerry đã xin phép Giáo hội Công giáo hủy bỏ cuộc kết hôn 18 năm về trước.
II- NGUYÊN TẮC BẦU CỬ CỦA HOA KỲ
Đi sâu vào vấn đề bầu cử của dân Mỹ, ai cũng công nhận rằng, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nền dân chủ kỳ cựu nhất; nhưng luật bầu cử lại không giống các nước Tây Phương. Theo luật, cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra bốn năm một lần, vào ngày thứ ba, sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng mười một. Tân Tổng thống, theo điều 20 của hiến pháp, sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20 tháng 1 năm sau ngày bầu cử. Lương của tổng thống được ấn định là 200.000 Đô-la một năm, có đóng thuế và được tiêu xài miễn thuế 100.000 Đô-la cho việc di chuyển và 20.000 Đô-la cho tiệc tùng công cộng.
 Về kỹ thuật thì cái rắc rối của luật bầu cử ở chỗ là cử tri không bầu phiếu trực tiếp cho Ứng Cử Viên Tổng thống mà bầu các vị Đại Diện Dân Cử (ĐDDC) của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủû. Sau đó những người này sẽ trực tiếp bầu tổng thống trong giai đoạn hai. Số phiếu dân bầu tại mỗi tiểu bang sẽ quyết định ỨCV đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa thắng toàn bộ số lượng ĐDDC ở tiểu bang đó, chứ không có chuyện chia số lượng này theo tỷ lệ số phiếu dân đã bầu.
Ví dụ: Tiểu bang IOWA có 7 ĐDDC
-TT.Bush được: 745.713 phiếu (50%)
-John Kerry được: 732.479 phiếu (49%)
TT. Bush chỉ hơn Kerry 13.234 phiếu, nhưng được hết 7 ĐDDC của tiểu bang này.
Ngoài ra, khi đi sâu vào vấn đề, người ta nhận ra cái khôi hài trong cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ là: "một ƯCV đạt được số phiếu nhiều hơn đối thủ không hẳn đã thắng cử."
Cựu Phó Tổng thống Al Gore thất cử năm 2.000 là một bằng chứng điển hình. Al Gore thắng George Bush trên toàn quốc hơn 500.000 phiếu mà vẫn thất cử. Lý do: tại tiểu bang quyết định cuối cùng Florida Al Gore chỉ thua George Bush có hơn 500 phiếu, nhưng mất tới 27 ĐDDC. Nhờ thế George Bush đã thắng cử.
* Theo luật bầu cử của Hoa Kỳ thì ỨCV nào đạt được nhiều Đại Diện Dân Cử trên toàn quốc hơn đối thủ sẽ thắng, chứ không phải tùy thuộc vào số lượng phiếu đạt được nhiều hay ít.
III- KẾT QUẢ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2004
Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2004 trên toàn quốc tính đến ngày 4.11.2004 được ghi nhận như sau:
-TNS John F. Kerry được:
55.577.584 phiếu (48%) và 252 ĐDDC - TT. George W. Bush được: 59.117.523 phiếu (51%) và 286 ĐDDC (vì Bush thắng cả ở Iowa (7 ĐDDC) và New mexico (5 ĐDDC).
Tiểu bang quyết định kết quả cuộc bầu cử là Tiểu bang Ohio. Tại sao?
Lý do: Sau khi có kết quả của hầu hết các Tiểu bang, chỉ còn lại 3 Tiểu bang cuối cùng sẽ quyết định sự thắng bại. Đó là Tiểu bang Iowa (7 ĐDDC), New Mexico (5 ĐDDC) và Ohio (20 ĐDDC)
Theo qui định thì ỨCV nào đạt được 270 ĐDDC sẽ thắng cử.
-TT. Bush đạt 254 ĐDDC, nên chỉ cần 16 ĐDDC.
-John Kerry đã đạt 252 ĐDDC, nên chỉ cần 18 ĐDDC.
Hai Tiểu bang Iowa và New Mexico cộng lại chỉ có 12 ĐDDC nên không quan trọng. Ohio là tiểu bang quyết định, vì có 20 ĐDDC đủ tiêu chuẩn cho cả Bush lẫn Kerry. TT. Bush đã thắng cả ở hai tiểu bang Iowa và New Mexico (254 + 12 = 266 DDDC) và kết quả cuối cùng tại Tiểu bang Ohio được ghi nhận như sau:
-TT. Bush đạt được 2.658.108 phiếu (49%), dĩ nhiên được hết 20 ĐDDC và dư tiêu chuẩn thắng cử. (252 + 20 = 274 ĐDDC)
-John Kerry chỉ được: 2.658.108 phiếu (49%) nên không được một ĐDDC nào.
*- So sánh số phiếu trên toàn quốc TT. Bush hơn John Kerry tới mức kỷ lục: 4.539.639 phiếu.
*- So sánh số Đại Diện Dân Cử trên toàn quốc thì TT. Bush hơn John Kerry 34 ĐDDC.
Giả sử John Kerry có thắng thêm 12 ĐDDC ở hai Tiểu bang Iowa và New Mexico vẫn chưa đủ tiêu chuẩn thắng cử (252 + 12 = 264 ĐDDC). Do đó John Kerry đã phải bỏ ý nghĩ đòi kiểm phiếu lại tại Tiểu bang Ohio và chấp nhận thua cuộc.
IV- JOHN F. KERRY THẤT BẠI LÀ NIỀM VUI CHUNG CỦA DÂN VIỆT TỊ NẠN
4.1- Người Việt tại Hoa Kỳ Biểu Tình Chống John Kerry
Phần lớn người Việt tị nạn cộng sản, đặc biệt ở Mỹ, đều không muốn John Kerry thắng cử. Sự kiện này dĩ nhiên phải có những nguyên nhân. Lý do chính yếu mà dân tị nạn và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chống đối John Kerry là:
-Trong quá khứ ông ta đã thân CSBV, chống chiến tranh VN và cầm đầu nhóm phản chiến;
-Trong thời gian tranh cử ông ta chống lại dự luật lên án CSVN không tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
Các cuộc biểu tình của người Việt chống John Kerry đã xẩy ra tại Hoa Kỳ. Hình ảnh dười đây là một chứng minh cụ thể.
4.2- John F. Kerry đã phản bội các chiến sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam.
John Kerry đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Việt Nam. Với công trạng giết một VC và bị thương ba lần, Ông ta đã được chính phủ Mỹ tuyên dương và trao tặng ba Chiến Thương Bội Tinh và hai Anh Dũng Bội Tinh. Viện cớ ba lần bị thương, John Kerry xin giải ngũ, trở về hoạt động chính trị và tham gia vào phong trào phản chiến. Người "anh hùng" chống cộng nay trở thành tay phản chiến gộc, cùng với nữ tài tử Jane Fonda biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Không chỉ thế, John Kerry còn vất huy chương qua hàng rào Tòa Bạch Ốc và trước Thượng Viện Hoa Kỳ; đồng thời tố cáo binh lính Mỹ là tội phạm chiến tranh.
Hành động thân cộng và phản chiến của John Kerry đã giúp cho Công Sản Việt Nam chiến thắng Hoa Kỳ. Sự kiện này đã được tướng VC Võ Nguyên Giáp xác nhận trong tập hồi ký của ông ta.
Theo nhà viết sử chiến tranh Oliver North kể cho đài truyền hình Fox News Channel thì trong quyển hồi ký viết năm 1985 về chiến tranh, Tướng Võ Nguyên Giáp viết rằng, "…nếu không có các tổ chức giống như tổ chức cựu chiến binh Mỹ chống chiến tranh, Hà Nội có thể đã phải đầu hàng Hoa Kỳ!"
Theo các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại VN thì cái bẩn thỉu của John Kerry là trên bìa sách "Tân chiến binh" (The New Soldier), viết theo lối thân Cộng, đã in một tấm hình của nhóm tồi tệ Kerry có chủ đích bôi lọ Đài kỷ niệm Binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Quốc kỳ Mỹ trong hình đã bị nhóm Kerry vẽ ngược đầu! (tượng đài được thực hiện để kỷ niệm quân đội Mỹ chiến thắng Nhật tại hòn đảo chiến lược Iwa Jima trong Đệ II Thế chiến)
Hình ảnh dưới đây chứng minh CSVN biết ơn Kerry như thế nào.
John Kerry gặp gỡ Đỗ Mười, Tổng Bí thư đảng CSVN. Hình chụp nhân dịp John Kerry dẫn đầu phái đoàn Nghĩ sĩ và cựu chiến binh Mỹ sang thăm VN vào ngày 15-18.6.1993. Hình này được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh (the War Remnants Museum) tại Sài Gòn. Trước đây CSVN đặt tên là Bảo Tàng Viện Tội Phạm Chiến Tranh (the War Crimes Museum).
Vì luồn cúi Mỹ nên CSVN cũng đổi lại cái tên bảo tàng viện nêu trên để ông bạn Mỹ nghe đỡ chói tai! Vào tuần chót trước ngày bầu cử TT. Mỹ, theo báo chí ngoại quốc đăng tải, khi biết được John Kerry khó thắng cử, CSVN đã đem cất bức hình trên.
4.3- John Kerry đã nhẫn tâm ủng hộ kẻ chà đạp nhân quyền!
Không chỉ đâm sau lưng các chiến sĩ Mỹ, John Kerry còn cố tình ủng hộ CSVN qua hành động "ngâm tôm" việc đưa Dự Luật Nhân Quyền về VN (HR 2833) lên Quốc hội Mỹ để biểu quyết. Hành động này đi ngược lại với quyết định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt VN vào một trong 10 quốc gia trên thế giới không tôn trọng tự do tín ngưỡng. Bằng chứng thực tế cho thấy: 354 nhà nguyện Tin Lành của đồng bào sắc tộc Tây nguyên đã bị phá hủy, hơn 50 Mục sư và viên chức cao cấp của Hội thánh Tin Lành đã bị bắt giữ tại tỉnh Đak Lak và nhiều tín đồ biểu tình đòi tự do tôn giáo bị hành hạ, hàng trăm bị giết và bỏ tù vô cớ v.v… Tại sao John Kerry không lên án CSVN?
Đi sâu vào vấn đề, người ta mới hiểu rõ nguyên nhân John Kerry đã làm ngơ trước chính sách đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN, chỉ vì quyền lợi cá nhân và của thân nhân. John Kerry muốn tiếp tục buôn bán với Hà Nội, đồng thời thân nhân của ông ta là C. Stewart Forbes, giám đốc hành chánh công ty Colliers International muốn được đầu tư tại hải cảng Vũng Tàu một ngân khoản trên 905 triệu Mỹ-kim. Vì thế, nhà sử học Oliver North không ngần ngại phát biểu "Bàn tay John Kerry đã dính máu chiến binh của mình!"
4.4- Là giáo dân Công giáo, nhưng John Kerry đã không tôn trọng Điều Răn Thứ Sáu "Chớ giết người"
Tuy là tín đồ Công giáo, nhưng John Kerry lại ủng hộ phá thai tự do và chấp nhận hai người đồng tính luyến ái kết hôn tùy theo luật lệ của tiểu bang. Không chỉ thế, ông ta còn ủng hộ quyền lợi của nhóm này, kể cả việc nhận con nuôi và cho họ phục vụ công khai trong quân đội.
Theo hãng thông tấn Ritzau thì 72% cử tri nói rằng vấn đề hàng đầu của đa số cử tri Mỹ là một tổng thống phải chứng minh được giá trị đạo đức cao độ. Thống kê cho thấy: cứ mười người Mỹ có sáu người nói rằng tín ngưỡng là vấn đề quan trọng. Tính theo dân số thì có 1/3 số dân tham dự nghi thức phụng vụ của các tôn giáo và 2/3 dân số là tín đồ của các tôn giáo. Đây là một trong các điểm then chốt đưa tới sự thất bại của John Kerry.
4.5- John Kerry lại phản bội các chiến binh Mỹ trên chiến trường Iraq!
Ngày 17.10.2003, John Kerry đã bỏ phiếu chống chương trình tái thiết A Phú Hãn và Iraq. Ngày 17.3.2004, John Kerry lại bỏ phiếu chống ngân khoản 87 tỷ Mỹ-kim dùng để trang bị và bảo vệ quân đội Mỹ đang chiến đấu tại Iraq. Xét về phương diện lãnh đạo, người ta có quyền phê phán hành động của John Kerry chẳng khác gì kẻ "đem con bỏ chợ!" Trong cả hai trường hợp John Kerry tỏ ra là người thiếu khả năng trong vai trò lãnh đạo dân chúng và quân đội Mỹ.
Trên đây là một số lý do chứng minh tại sao đa số cử tri Mỹ nói chung, và dân Việt tị nạn tại Hoa Kỳ nói riêng, không ủng hộ John Kerry.

No comments:

Post a Comment