Thursday, December 19, 2013

TRUNG QUỐC “GẦM GỪ NHƯ CHÓ DẠI” VÌ PHÁT NGÔN CỦA NGOẠI TRƯỞNG MỸ Ở VIỆT NAM

Ngoại  John Kerry họp báo ngày 16/12 tại Hà Nội.

Hôm 17/12, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã đăng tải một bài xã luận cho rằng, trong những tháng vừa qua Trung Quốc đã nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và rằng các nước Đông Nam Á nên tránh một trò chơi có tổng bằng không trong các mối quan hệ với Trung Quốc.



Vì vậy, theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry không cần thiết phải chỉ trích các chính sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông khi đến Hà Nội hôm 16/12.

Trong cuộc họp báo chung với Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 16/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố: "Hòa bình và ổn định tại Biển Đông là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và của các nước trong khu vực. Chúng tôi rất quan ngại và phản đối mạnh mẽ các âm mưu gây hấn và cưỡng ép nhằm thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền. Các bên liên quan phải có trách nhiệm làm rõ các lời tuyên bố về chủ quyền và điều chỉnh các lời tuyên bố đó cho khớp với luật pháp quốc tế, đồng thời theo đuổi các tuyên bố đó với các định chế hòa bình quốc tế... 

Khi thảo luận về các tranh chấp chủ quyền, tôi cũng đã nêu các quan ngại sâu sắc về tuyên bố của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Hành động này rõ ràng làm tăng nguy cơ của những tính toán sai lầm rất nguy hiểm hay các sự cố, và nó làm gia tăng hơn nữa căng thẳng. Tôi đã nói với ngài Phó Thủ tướng (Phạm Bình Minh) rằng Hoa Kỳ không công nhận vùng nhận dạng phòng không đó và không chấp nhận nó. 

Tuyên bố của Trung Quốc không làm thay đổi việc Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực. Đây là quan ngại mà chúng tôi đã nêu rất thẳng thắn và trực tiếp với Trung Quốc. Vùng nhận dạng đó không nên được lập ra và Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt tại Biển Đông".
Tân Hoa Xã cho rằng, Ngoại trưởng John Kerry chắc chắn sẽ thúc đẩy một thỏa thuận tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với các nước Đông Nam Á về những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 7/2013.


Nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ có thể sẽ truyền đạt những tín hiệu sai, khiến một số nước trong khu vực đưa ra những chính sách thiếu thận trong về những tranh chấp hàng hải với Trung Quốc.
Trong vài năm qua, Biển Đông đã trở thành một chủ đề mới trong chiến lược của Washington ở châu Á. Tân Hoa Xã cáo buộc rằng ‘giới diều hâu’ Mỹ đã biến Bắc Kinh thành một mối đe dọa để một số nước Đông Nam Á tin vào một kịch bản trò chơi có tổng bằng không trong các mối quan hệ với Trung Quốc.
Tân Hoa Xã bình luận rằng, tuy nhiên, như thường thấy trong lịch sử, những nước có mối quan hệ với Trung Quốc đều thu được nhiều lợi ích. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong 3 thập kỉ qua đều đem lại những lợi ích lớn lao cho các nước láng giềng. Thương mại nở rộ, đầu tư tăng vọt nhờ những chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc có mối liên hệ rất chặt chẽ với phần còn lại của thế giới bằng một con đường phát triển hòa bình. Khi Trung Quốc phát triển hơn thì mọi người càng có lợi. Một khu vực Đông Á thịnh vượng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các nước có quyền lợi trong khu vực, trong đó có Mỹ.
Theo Tân Hoa Xã, theo kế hoạch tăng cường các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc cũng đã cung cấp nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn cho những nước này, bao gồm việc thiết lập ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, nhằm thúc đẩy hòa bình và phát triển trong khu vực. Những dự án hợp tác đầy sáng tạo này rất phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Để đảm bảo hòa bình, môi trường hợp tác trong khu vực, Mỹ cần phải có một phải có một thái độ tích cực để thực hiện một trò chơi có tổng bằng một số dương.
Tân Hoa Xã còn cảnh bảo rằng Washington đã thiếu thận trọng khi tiếp tục thúc đẩy sự hiện diện quân sự tại khu vực, làm mất cân bằng cán cân quyền lực và khiến một số nước trong khu vực lựa chọn đối đầu thay vì tham gia và các cuộc đàm phán hiệu quả. Hãng thông tấn này còn cho rằng, Mỹ, siêu cường quốc duy nhất trên thế giới, nên tìm cách để làm tiêu tan sự ngờ vực, thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông, nơi mà tất cả mọi người đều có thể là người chiến thắng.

No comments:

Post a Comment