Friday, December 27, 2013

PHẠM CHÍ DŨNG BỎ ĐẢNG, LÊ THĂNG LONG XIN VÀO, ĐIỀU LỆ VÀ 19 ĐIỀU CẤM


Nhà Báo "Tự Do" Ts Phạm Chí Dũng
Đôi lời: Cùng lúc với hiện tượng các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên tuyên bố bỏ đảng CSVN, thì lại có ông Lê Thăng Long muốn vào đảng.

- Chiều nay, chúng tôi nhận được email có nội dung “Đơn xin vào Đảng Cộng sản Việt Nam”, ghi là của ông Lê Thăng Long, không có chữ ký, do ông gửi tới và đề nghị công bố.
Cũng như 2 văn bản gần đây do ông Lê Thăng Long gửi, chúng tôi quyết định không đăng tải và cho rằng, thay vì làm một lá đơn như vậy chỉ để tung lên mạng, ghi là gửi tới nào là Bộ Chính trị, Tổng bí thư … (mà không gửi bưu điện tới tay họ? Không có chữ ký), rồi cả “toàn thể” đảng viên, nhân dân VN, quốc tế v.v.., ông hãy thực hiện những công việc theo đúng thủ tục của đảng, như Điều lệ được đăng dưới đây; không nên làm phiền, mất thì giờ độc giả thêm nữa bằng những thông điệp quá lớn lao, quá nhiều mục tiêu to tát – chẳng khác nào bản chất của chính cái đảng mà ông đang muốn gia nhập.
Trong thủ tục, ông cần có được 2 đảng viên giới thiệu, tốt nhất nên đề nghị 2 trong số các cán bộ công an mà có lần ông hé lộ là họ từng mời ông “làm việc” sau khi ra tù rồi tham gia sáng lập Phong trào Con đường VN. Vì có lẽ họ hiểu ông hơn cả.

Sau những bước đi này, ông có thể bạch hóa mọi tình tiết trong đó, sẽ góp phần cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho độc giả. Làm vậy là nhất cử lưỡng tiện, vừa để đảng “của ông” tin ông hơn, không khó chịu cho là ông, mặc dù ngợi ca nức lời, vẫn tranh thủ cạnh khóe đảng là “độc tài” qua các văn bản ông công bố, vừa để bớt đi nghi ngại của nhiều người là ông chỉ “làm thủ tục trên mạng” thôi.

- Việc TS Phạm Chí Dũng vừa “bị” khai trừ, sau khi ông tuyên bố bỏ đảng và làm đơn xin ra, đề nghị hướng dẫn thủ tục, mới là điều rất đáng quan tâm và bàn bạc trong công luận, không để màn “lội ngược dòng” của ông Lê Thăng Long gây sao lãng và tác dụng ngược.

Trong một bình luận trước đây, khi ông Phạm Chí Dũng công bố Tâm thư bỏ đảng (*), chúng tôi đã bàn tới điều gọi là “Túm gáy đảng mà tấn“, có nghĩa cần đòi hỏi họ phải nghiêm túc thực hiện những quy định của đảng, một cách “dân chủ”. Thế nhưng, xem ra người ta đã tùy tiện bỏ qua nguyên tắc, để mau mắn sao cho có được một quyết định “khai trừ”, hòng vô hiệu hóa, giảm nhẹ ảnh hưởng của tuyên bố bỏ đảng của ông và làm ai đó đang muốn tiếp bước ông phải ái ngại.

Có nên dừng ở đó hay tiếp tục “khiếu kiện” trong đảng, nhân lên hiệu ứng tuyên truyền, “truy kích” đảng để lật tẩy thêm bản chất ngày càng tồi tệ của nó trước bàn dân thiên hạ?

Đó cũng sẽ là câu hỏi, thêm kinh nghiệm cho những ai đang suy tính muốn tuyên bố công khai bỏ đảng, bởi vì, nếu có ý định dùng hành động của mình để góp phần tố cáo thêm nữa ra công luận về bản chất thực của ĐCSVN, thì không thể không chuẩn bị một cách bài bản, nghiên cứu các thứ “luật” trong đảng, mà chúng tôi xin tạm đăng 2 văn bản dưới đây.

BT


Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi ra Đảng vì Đảng đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân

Nhà báo Trần Quang Thành
Ngày 25/12/2013, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã được Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân Chính Đảng thông báo quyết định khai trừ Đảng đối với anh, một loại “án bỏ túi” được mặc định bởi Đảng ủy khối Dân Chính Đảng – cơ quan được Đảng bộ và Thành ủy Thành phố Sài Gòn chỉ đạo.
TS Phạm Chí Dũng cho biết, do tự xét thấy mình không hề vi phạm Điều lệ Đảng và các văn bản liên quan nên anh đã không tiếp nhận quyết định khai trừ Đảng trong cuộc họp thi hành kỷ luật đảng viên.
Từ Sài Gòn, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Trần Quang Thành.
Nội dung như sau :

———

BBC tiếng Việt
Phạm Chí Dũng bị khai trừ Đảng

Cập nhật: 08:17 GMT – thứ năm, 26 tháng 12, 2013

Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân chính Đảng TP HCM vừa tuyên bố khai trừ Đảng đối với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng hôm 25/12.

Tuyên bố này được đưa ra khoảng ba tuần sau khi ông nộp đơn xin ra khỏi Đảng hồi 5/12.

Tuy nhiên, ông Dũng nói ông không nhận quyết định khai trừ Đảng này và nói Đảng Cộng sản Việt Nam ‘đang tan rã từ bên trong’.

Trả lời BBC hôm thứ Năm ngày 26/12, ông Phạm Chí Dũng nói “Chiều 25/12, họ mời tôi đến để thi hành kỷ luật đảng viên bằng cách đọc quyết định khai trừ Đảng.”

“Nhưng sau đó tôi cho rằng tôi không vi phạm gì trong điều lệ Đảng cũng như các văn bản liên quan và đã đề nghị với họ là cho phép tôi không nhận quyết định”.

“Họ nói tôi là truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng và tôi xét thấy mình không vi phạm, không truyền bá những quan điểm đó.”

Ông cũng cho biết trước đó, vào ngày 18/11, Đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM cũng đã tiến hành một cuộc họp để xem xét những vi phạm Điều lệ Đảng của ông.

“Họ tổ chức kiểm điểm tôi theo hai vấn đề: Một là nói và viết trái với đường lối và quan điểm của Đảng và hai là phát tán những tài liệu trên Internet trái với đường lối và quan điểm của Đảng”.
Ngăn chặn ‘thoái Đảng?

Ông Dũng cũng cho biết rằng việc khai trừ Đảng đối với ông “diễn ra rất nhanh”.

“Tôi nhớ trước đây, đối với trường hợp anh Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập của tờ Sài Gòn Giải phóng, tờ báo Đảng của TP HCM, đã phải mất hai năm để xin ra khỏi Đảng.”

“Nhưng sau đó người ta cho anh ra khỏi Đảng với lý do là mất niềm tin vào Đảng, nhưng không khai trừ.”

“Đối với nhà văn Phạm Đình Trọng, một trong những người ký kiến nghị 72, thì vào năm 2009, ông cũng đã nêu ra một số quan điểm bất đồng với Đảng.”

“Sau quá trình vận động ông rút đơn không thành công, người ta đã tìm cách khai trừ ông ra khỏi Đảng, nhưng thời gian từ lúc ông nộp đơn ra khỏi Đảng cho tới lúc bị khai trừ cũng đến 5 tháng.”

Trong khi đó, trường hợp của ông lại “quá nhanh, chưa có tiền lệ, chỉ mất trong vòng 19 ngày.”

Ông cho rằng hành động này của nhà cầm quyền là để “ngăn chặn làn sóng bỏ Đảng, thoái Đảng” như hiện nay.

“Theo một báo cáo năm 2012 của một cơ quan Đảng thì có tới 36-40% các đảng viên không sinh hoạt đảng.”
‘Tan rã từ bên trong’

“Đó là một thực trạng mà Đảng đang phải đối phó: Bị mất lòng tin và có dấu hiệu tan rã từ bên trong.” ông nói.

Nhà báo tự do này cho biết trước khi tuyên bố quyết định khai trừ, chính quyền cũng vận động ông rút đơn xin ra khỏi Đảng.

“Người ta cố gắng đề nghị tôi là không nên ra khỏi Đảng vì trong Đảng thì có điều kiện để đấu tranh với những vấn đề tiêu cực như tham nhũng mà tôi thường nêu ra”.

“Nhưng tôi trả lời họ là chúng tôi đã chờ đợi những điều kiện để đấu tranh trong Đảng suốt bao nhiêu năm. Thế nhưng những cơ hội này cứ nhỏ dần và cho đến lúc biến mất và không xuất hiện thêm cơ hội nào nữa”.

“Tôi thà làm một công dân tự do để có thể có trách nhiệm với xã hội hơn là làm một đảng viên mà không có ý kiến gì cả”.

Hồi 5/12, ông Dũng đã có bức tâm thư thư từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam với lý do “Tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò ‘lãnh đạo toàn diện’ trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm”.

Ông Phạm Chí Dũng, Tiến sỹ Kinh tế, từng làm cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Ông là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM.

Sau ông Dũng và đảng viên kỳ cựu Lê Hiếu Đằng, bác sỹ Nguyễn Đắc Diên – một nhà hoạt động xã hội khác ở TP HCM, cũng đã quyết định từ bỏ Đảng CSVN.

————

TTXVN/ Tuổi trẻ

29/02/2012 08:01 (GMT + 7)

TT – Ban Chấp hành trung ương đã ban hành quy định số 47-QÐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Quy định này thay quy định 115 do Bộ Chính trị ban hành năm 2007.

1. Nói, làm trái hoặc không thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Ðảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.

2. Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Ðảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.

4. Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ảnh, góp ý kiến đối với Ðảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác. Ðe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.

5. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.

Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.

6. Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.

7. Ðảng viên (kể cả cấp ủy viên và đảng viên là cán bộ diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội (theo quy định phải do tổ chức Ðảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức Ðảng có thẩm quyền cho phép.

8. Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.

Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.

Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.

Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.

9. Làm trái quy định trong những việc: quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Ðảng và Nhà nước; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng.

10. Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định.

Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định.

Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.

11. Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nhằm trục lợi.

12. Ðưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Ðưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.

13. Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động rửa tiền.

14. Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia.

15. Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức hoặc trái quy định.

Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định.

16. Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

17. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma túy; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.

18. Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.

19. Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.

———–

Tạp chí Xây dựng đảng

10:6′ 19/1/2011
ĐIỀU LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (khóa XI)


ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LẦN THỨ XI

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2011
ĐIỀU LỆ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011)
ĐẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG

Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc : tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.

Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Chương I ĐẢNG VIÊN

Điều 1.

1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Điều 2.

Đảng viên có nhiệm vụ:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Điều 3.

Đảng viên có quyền:

1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Điều 4.

Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):

1. Người vào Đảng phải:

- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;

- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;

- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

2. Người giới thiệu phải:

- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;

- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.

3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ:

- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.

Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.

- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

- Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.

4. Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.

Điều 5.

1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.

3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.

4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.

Điều 6.

Việc phát và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng do Ban Chấp hành Trung ương quy định.

Điều 7.

Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định.

Điều 8.

1. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.

2. Các trường hợp trên nếu đảng viên có khiếu nại thì chi bộ báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem xét.

3. Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.
Chương II NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG

Điều 9.

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:

1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

Điều 10.

1. Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.

2. Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.

Điều 11.

1. Cấp uỷ triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ, thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.

2. Cấp uỷ triệu tập đại hội quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Đại biểu dự đại hội gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

4. Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận. Cấp uỷ triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.

6. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.

7. Đại hội bầu đoàn chủ tịch (chủ tịch) để điều hành công việc của đại hội.

Điều 12.

1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.

2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.

3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử:

- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.

- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.

- Bầu cử bằng phiếu kín.

- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.

Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.

Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.

Điều 13.

1. Cấp uỷ khoá mới nhận sự bàn giao từ cấp uỷ khoá trước, điều hành công việc ngay sau khi được bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

2. Việc bổ sung cấp uỷ viên thiếu do cấp uỷ đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng cấp uỷ viên sau khi bổ sung không vượt quá tổng số cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định tăng thêm một số cấp uỷ viên cấp dưới.

3. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên có quyền điều động một số cấp uỷ viên cấp dưới, nhưng không quá một phần ba tổng số cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.

4. Cấp uỷ viên xin rút khỏi cấp uỷ, do cấp uỷ xem xét đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; đối với Uỷ viên Trung ương, do Ban Chấp hành Trung ương quyết định. Cấp uỷ viên đương nhiệm ở đảng bộ từ cấp tỉnh trở xuống, khi có quyết định nghỉ công tác để nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác ngoài đảng bộ thì thôi tham gia các cấp uỷ đương nhiệm ở đảng bộ đó.

Đối với Uỷ viên Trung ương khi có quyết định thôi giữ chức vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể để nghỉ hưu thì thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm.

5. Từ tổ chức cơ sở đảng đến đảng bộ trực thuộc Trung ương nếu được thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong nhiệm kỳ, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ chính thức; chỉ đạo xây dựng hoặc bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp; nhiệm kỳ đầu tiên của các cấp uỷ này không nhất thiết là 5 năm để nhiệm kỳ đại hội phù hợp với nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đảng cấp trên.

6. Đối với tổ chức đảng không thể mở đại hội được, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ của tổ chức đảng đó.

Điều 14.

1. Cấp uỷ mỗi cấp lập các cơ quan tham mưu, giúp việc theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

2. Khi cần, cấp uỷ lập tiểu ban, hội đồng, tổ công tác và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
Chương III CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Ở CẤP TRUNG ƯƠNG

Điều 15.

1. Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.

2. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần; bầu Ban Chấp hành Trung ương. Số lượng Uỷ viên Trung ương chính thức và Uỷ viên Trung ương dự khuyết do Đại hội quyết định.

Ban Chấp hành Trung ương xem xét việc chuyển Uỷ viên Trung ương dự khuyết có đủ điều kiện để thay thế Uỷ viên Trung ương chính thức khi khuyết.

3. Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.

Điều 16.

1. Ban Chấp hành Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có).

2. Ban Chấp hành Trung ương căn cứ tình hình thực tế quyết định chỉ đạo thí điểm một số chủ trương mới.

3. Ban Chấp hành Trung ương họp thường lệ sáu tháng một lần; họp bất thường khi cần.

Điều 17.

1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.
Chương IV CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Ở CÁC CẤP ĐỊA PHƯƠNG

Điều 18.

1. Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh do cấp uỷ cùng cấp triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.

2. Đại hội thảo luận văn kiện của cấp uỷ cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

3. Khi cấp uỷ xét thấy cần hoặc khi có trên một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội đại biểu bất thường.

Đại biểu dự đại hội đại biểu bất thường là các cấp uỷ viên đương nhiệm, đại biểu đã dự đại hội đại biểu đảng bộ đầu nhiệm kỳ, đang sinh hoạt tại đảng bộ, đủ tư cách.

Điều 19.

1. Cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ), cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ) lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.

2. Hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ do ban thường vụ triệu tập thường lệ ba tháng một lần; họp bất thường khi cần.

Điều 20.

1. Hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ bầu ban thường vụ; bầu bí thư và phó bí thư trong số uỷ viên thường vụ; bầu uỷ ban kiểm tra; bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra.

2. Số lượng uỷ viên ban thường vụ và uỷ viên uỷ ban kiểm tra do cấp uỷ quyết định theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Ban thường vụ lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cùng cấp và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp uỷ.

4. Thường trực cấp uỷ gồm bí thư, các phó bí thư, chỉ đạo kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ, của ban thường vụ và cấp uỷ cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của ban thường vụ.
Chương V TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

Điều 21.

1. Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

2. Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.

3. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.

4. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ.

5. Những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện:

- Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.

- Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.

- Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở.

Điều 22.

1. Đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp uỷ cơ sở triệu tập năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm.

2. Đại hội thảo luận văn kiện của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên.

3. Khi cấp uỷ xét thấy cần hoặc khi có trên một nửa số tổ chức đảng trực thuộc yêu cầu và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên bất thường.

Đại biểu dự đại hội đại biểu bất thường là các cấp uỷ viên đương nhiệm, đại biểu đã dự đại hội đại biểu đảng bộ đầu nhiệm kỳ, đang sinh hoạt tại đảng bộ, đủ tư cách. Dự đại hội đảng viên bất thường là những đảng viên của đảng bộ đó.

4. Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.

5. Đảng uỷ cơ sở có từ chín uỷ viên trở lên bầu ban thường vụ; bầu bí thư, phó bí thư trong số uỷ viên thường vụ; dưới chín uỷ viên chỉ bầu bí thư, phó bí thư.

6. Đảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần. Chi bộ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.

Điều 23.

Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:

1. Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.

3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị – xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.

Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.

Điều 24.

1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.

2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.

3. Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.

4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên.
Chương VI TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAMVÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

Điều 25.

1. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam hoạt động theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3. Các ban của cấp uỷ đảng theo chức năng giúp cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.

Điều 26.

1. Quân uỷ Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương.

2. Quân uỷ Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.

3. Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương. Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.

Điều 27.

1. Cấp uỷ đảng trong bộ đội chủ lực và bộ đội biên phòng ở cấp nào do đại hội cấp đó bầu, lãnh đạo các đơn vị thuộc cấp mình về mọi mặt; trường hợp đặc biệt do cấp uỷ cấp trên chỉ định.

2. Đảng uỷ quân khu gồm các đồng chí công tác trong đảng bộ quân khu do đại hội cùng cấp bầu và các đồng chí bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trên địa bàn quân khu được chỉ định tham gia; lãnh đạo thực hiện nghị quyết của cấp trên, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phối hợp với cấp uỷ địa phương thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong quân khu.

3. Tổ chức đảng quân sự địa phương ở cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương cấp đó về mọi mặt, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng uỷ quân sự cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương. Cơ quan chính trị cấp trên phối hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong lực lượng vũ trang địa phương.

4. Đảng uỷ quân sự tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã gồm các đồng chí công tác trong đảng bộ quân sự địa phương do đại hội cùng cấp bầu, đồng chí bí thư cấp uỷ địa phương và một số đồng chí ngoài đảng bộ quân sự địa phương được cấp uỷ địa phương chỉ định tham gia. Đồng chí bí thư cấp uỷ địa phương trực tiếp làm bí thư đảng uỷ quân sự cùng cấp.

Điều 28.

1. Đảng uỷ Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Công an nhân dân và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Công an nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Đảng bộ Công an Trung ương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đảng uỷ Công an Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, chính sách, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lãnh đạo mọi mặt công tác trong công an.

2. Cấp uỷ công an cấp nào do đại hội cấp đó bầu, trường hợp thật cần thiết do cấp uỷ cấp trên chỉ định. Cấp uỷ lãnh đạo các đơn vị thuộc cấp mình về mọi mặt.

3. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong các đơn vị thuộc đảng bộ công an, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương; phối hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong lực lượng công an địa phương.

4. Cơ quan xây dựng lực lượng công an mỗi cấp đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị, công tác quần chúng trong đảng bộ, hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan xây dựng lực lượng cấp trên.

Điều 29.

1. Tổ chức đảng công an nhân dân địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp uỷ cấp đó, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng uỷ công an cấp trên về giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lãnh đạo xây dựng lực lượng công an nhân dân ở địa phương và xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

2. Đảng uỷ công an tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã do đại hội đảng bộ cùng cấp bầu.
Chương VII CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNGVÀ UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

Điều 30.

1. Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng.

2. Các cấp uỷ đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Điều 31.

1. Uỷ ban kiểm tra các cấp do cấp uỷ cùng cấp bầu, gồm một số đồng chí trong cấp uỷ và một số đồng chí ngoài cấp uỷ.

2. Các thành viên uỷ ban kiểm tra và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấp dưới phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.

3. Uỷ ban kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp và sự chỉ đạo, kiểm tra của uỷ ban kiểm tra cấp trên.

Điều 32.

Uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ:

1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

3. Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật.

5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.

6. Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp.

Điều 33.

Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
Chương VIII KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 34.

Tổ chức đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

Điều 35.

1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.

2. Hình thức kỷ luật:

- Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

- Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.

Điều 36.

Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:

1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).

Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.

Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.

2. Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.

Ban thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.

3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

4. Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.

5. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.

6. Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.

Điều 37.

Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm:

1. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới.

2. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng do cấp uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp uỷ cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

3. Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đó phạm một trong các trường hợp : có hành động chống đường lối, chính sách của Đảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước.

Điều 38.

1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm thì cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên quyết định các hình thức kỷ luật theo thẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đó.

3. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng và khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai phần ba số thành viên của tổ chức đảng cấp dưới đề nghị và do tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định.

Điều 39.

1. Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.

2. Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên quyết định.

3. Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.

4. Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.

5. Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.

6. Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.

7. Tổ chức đảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

8. Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết; chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết.

9. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

Điều 40.

1. Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Đảng.

2. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, cấp uỷ cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại.

3. Đảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp uỷ, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.

4. Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng phải được cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Chương IX ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐCVÀ ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI

Điều 41.

1. Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

2. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ.

3. Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội.

4. Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tổ chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá thành các văn bản luật pháp của Nhà nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

Điều 42.

1. Trong cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do bầu cử lập ra, cấp uỷ cùng cấp lập đảng đoàn gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi không lập đảng đoàn thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

2. Đảng đoàn do cấp uỷ cùng cấp chỉ định; có bí thư, nếu cần, có phó bí thư. Đảng đoàn làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.

3. Đảng đoàn lãnh đạo, thuyết phục các thành viên trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; liên hệ mật thiết với nhân dân; đề xuất với cấp uỷ về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng.

4. Khi cần, đảng đoàn triệu tập các đảng viên trong tổ chức để thảo luận chủ trương của cấp uỷ và bàn biện pháp thực hiện.

Điều 43.

1. Trong cơ quan hành pháp, tư pháp cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp uỷ cùng cấp lập ban cán sự đảng gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi không lập ban cán sự đảng thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

2. Ban cán sự đảng do cấp uỷ cùng cấp chỉ định; có bí thư, nếu cần, có phó bí thư. Ban cán sự đảng làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.

3. Ban cán sự đảng lãnh đạo quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; đề xuất với cấp uỷ về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng.
Chương X ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐOÀN THANH NIÊNCỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Điều 44.

1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Cấp uỷ đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ.

Điều 45.

Đảng viên còn trong độ tuổi đoàn phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức đoàn.
Chương XI TÀI CHÍNH CỦA ĐẢNG

Điều 46.

1. Tài chính của Đảng gồm đảng phí do đảng viên đóng, từ ngân sách nhà nước và các khoản thu khác.

2. Ban Chấp hành Trung ương quy định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng, mức đóng đảng phí của đảng viên.

3. Hằng năm, cấp uỷ nghe báo cáo và quyết định nhiệm vụ tài chính của cấp mình.
Chương XII CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG

Điều 47.

Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng.

Điều 48.

Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng.

—-

* Liên quan: Tâm thư từ bỏ đảng của Nhà báo Phạm Chí Dũng. - Diễn đàn XHDS mở chuyên trang BỎ ĐẢNG . - Cảm ơn Báo Hà Nội Mới giúp quảng bá sự kiện luật gia Lê Hiếu Đằng bỏ đảng. - « Khai trừ » Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – người đã từ bỏ Đảng. - Ông Lê Thăng Long tuyên bố muốn gia nhập đảng CSVN.

Share this:

Press This
Twitter
Facebook1
Google



Like this:


Related



Đôi lời: Vậy là lại thêm một đảng viên nữa bỏ đảng! Thế nhưng, đảng sẽ lại đau đầu không kém khi trường hợp này lại khác với ông Lê Hiếu Đằng. Nếu như với ông Lê Hiếu Đằng, chỉ có lời tuyên bố bỏ đảng, đảng có thể dở võ cùn, là im lặng.…” href=”http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/12/26/pham-chi-dung-bo-dang-le-thang-long-xin-vao-dieu-le-va-19-dieu-cam/?relatedposts_to=4822&relatedposts_order=1″ rel=”nofollow”>Tâm thư từ bỏ đảng của Nhà báo Phạm Chí Dũng
In “Dân chủ / Nhân quyền”

Bỏ đảng, Kiến nghị 72, Lê Hiếu Đằng, Lê Thăng Long, Nguyễn Đắc Diên, Phạm Chí Dũng, Phạm Đình Trọng

This entry was posted on 26/12/2013, 11:24 chiều and is filed under Dân chủ / Nhân quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam. You can follow any responses to this entry through RSS 2.0. Bạn có thể gửi phản hồi, hoặc trackback từ trang web của bạn.

Đảng, đoàn, hội quốc doanh – vào, ra, hay ở lại?
With 2 comments

TS Phạm Chí Dũng : Đảng làm sao có thể “hạ cánh mềm”?
With 5 comments

Âm mưu chụp mũ của công an đối với gia đình sinh viên Đinh Nguyên Kha
In "Bạo hành công an"
Comments (3)
Trackbacks (2)
http://0.gravatar.com/avatar/35f5112cc4ebc3a930e8d3a4eeb45c94?s=64&d=identicon&r=G


#1 by NGƯỜI TỬ TẾ, TRONG SẠCH, CÓ LIÊM SỶ KHÔNG THỂ ‘ĐỒNG CHÍ’ VỚI LŨ LƯU MANH on 27/12/2013 – 7:53 sáng


Phải công bằng khách quan mà nói: ban đầu với mong muốn độc lập tự chủ cho dân tộc và “giải phóng” giai cấp CN và nhân dân lao động, nhưng do ấu trĩ, mơ hồ, những lãnh tụ tiền bối của đảng CSVN đã ăn phải bả đảng CS Liên Xô và quốc tế CS, dùng việc tuyên truyền “CNXH” (khoa học!-nhưng thực tế là viễn tưởng đến mức ảo tưởng) đã giác ngộ ( thực chất là lừa bịp) được người dân theo mình để sẵn sàng chết, và nhiều thế hệ có thể tính đến hàng chục triệu người dân VN từ các phía đã chết vì “sự nghiệp” ấy.

Kết quả của việc lừa bịp của đảng về “giải phóng dân tộc” cộng với khát khao sẵn của người dân về độc lập tự do mà có cuộc CMT8/1945, mà CS VN lấy danh nghĩa phe đồng minh, đã động viên được dân chúng , lợi dụng cơ hội sụp đổ của phát xít mà giành được độc lập.

Sau đó, cũng vì khát vọng độc lập và lại được tuyên truyền về “giải phóng giai cấp”(xóa bỏ bất công-để có công bằng xã hội?) nên người dân hăng hái theo đảng đánh Pháp, rồi nghe phe CS phỉnh nịnh, xúi dại, cấp vũ khí cho để trở thành người tiên phong (tay sai?) ngăn chặn CNTB cho Liên xô, Tàu có điều kiện hưởng thái bình (toạ sơn quan hổ đấu) và VN trở nên”tiền đồn” của …ở ĐNÁ”, “anh hùng” trong việc đuổi Mỹ, lật “Nguỵ” (?) là như thế.

Trong khi đó, các nước khác thì không cần phải trả giá đến mấy triệu sinh mạng mà vẫn có được độc lập thống nhất mà lại có được thêm giàu mạnh, ấm no, tự do, dân chủ thực sự. Thế nhưng bộ máy tuyên truyền của CSVN vẫn cứ tự vỗ ngực ca ngợi và tự hào, và do nhiễm độc nhồi sọ mà nhiều người đến nay vẫn ngộ nhận như vậy.

Sau khi đã nắm được toàn bộ quyền lực, đảng tiếp tục lãnh đạo xây dựng cái “thiên đường” “XHCN” ở ngay dưới hạ giới – VN:

Vì đã từng chứng kiến cảnh điêu linh của cải cách ruộng đất những năm 50 TK20, và ít nhiều được sống tự do, dân chủ, và sung túc trong thời kỳ “tư bản thực dân Pháp”, nên khi có hiệp định Giơ-ne-vơ, nhiều người, trong đó có những người công giáo- sợ chủ nghĩa vô thần-cộng sản, những người làm việc cho chế độ cũ, đã di tản vào Nam mong tiếp tục cuộc sống tự do (cuộc di cư này có tổ chức và không có những rủi ro lớn cho người di cư).

Sau đó, xảy ra việc hai bên tố cáo nhau vi phạm Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ và thực tế phía cách mạng nhà ta đã cài nhiều đảng viên, và cả lực lượng vũ trang, bán vũ trang, ở lại Miền Nam để tiếp tục lãnh đạo quần chúng với mục đích thống nhất đất nước bằng đấu tranh chính trị và bạo lực cách mạng – một phần vì vậy mà việc tổng tuyển cử đã không thể thực hiện được trong cả nước. Chính quyền thân tư bản ở miền Nam tổng tuyển cử riêng, truy lùng những người cộng sản cài cắm ở lại “bất hợp pháp?”- đây là vấn đề mà “ta” vẫn gọi là “Diệm ra luật 10/59, lê máy chém khắp Miền Nam, tố cộng, diệt cộng…” đây.
Được Liên Xô, Trung quốc “cổ vũ” (xúi bẩy, xui dại?) và cấp vũ khí (là chủ yếu), đảng ta tiếp tục lãnh đạo dân ta vượt Trường Sơn vào “giải phóng” Miền Nam, “giành hết thắng lợi này, đến thắng lợi khác”, đánh cho “Mỹ cút” 1973, “Nguỵ nhào” 1975. Mà những ngày cuối của cuộc chiến thì dù đã và đang được “giải phóng”, số người dân “ngoan cố” vẫn cứ chạy theo “bám đít” Mỹ “Nguỵ” chứ không muốn ở với chế độ mới với “thiên đường” XHCN”.

Ở miền Bắc, đảng lãnh đạo dân làm cách mạng XHCN bằng “cải tạo quan hệ SX” , với phong trào “hợp tác hoá”, “quốc hữu hoá tư bản tư doanh”, cái thiên đường “XHCN” ở Miền Bắc hình thành là các hợp tác xã mà 2 chục năm sau, khi “giải phóng” miền Nam – thì dân miền Nam mới ngớ ra là “cái thiên đường CNXH” hoá ra là rất ư đói rách: thì nông dân suýt chết đói nếu không “nới trói” kịp theo Đại hội 6.

Để “ổn định xã hội”: sau giải phóng, đảng bắt mấy chục vạn kẻ thất trận đi tập trung cải tạo dài hạn (thực chất là tù đày) – vì sợ họ không chịu khuất phục? Đảng tập trung người nhà của “chế độ bại trận” đi xây dựng kinh tế mới; bỏ mặc họ thiếu thốn đói rách.

Đảng xóa “tàn dư” “văn hóa lạc hậu” bằng thủ tiêu các “văn hóa phẩm” dưới chế độ cũ, tịch thu các tác phẩm, kiểm điểm (thậm chí bắt đi cải tạo, xử tù “phản động”, “phản tuyên truyền”) các nhà văn nhà báo viết những gì không ủng hộ quan điểm của đảng, khác quan điểm của đảng, hay chỉ là nói lên tiếng nói tự do của người dân, hay tác phẩm không có tính đảng… làm nhiều nhân tài, nhiều trí thức nhà văn như nhóm “Nhân văn Giai phẩm” ở miền Bắc sau 1954, các văn nghệ sỹ ở miền Nam sau 1975 bị thui chột, o ép, đày đọa, chết oan.

Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng và nhà nước thì người cầm quyền cũng không từ những thủ đoạn và hành động độc ác nào để độc taì về tư tưởng, quan điểm. Họ tàn nhẫn đối với cả ngay chính đồng chí của mình: Trong đảng từ những năm 60 của thế kỷ 20 cđã xuất hiện những người tiến bộ, muốn xây dựng đảng thành một đảng vì dân tộc, muôn thoát ly ảnh hưởng nguy hại làm tay sai cho cs quốc tế chống lại nhân dân, phản bội lại tổ quốc, không muốn theo đuổi chính sách gây chiến biến người dân thành kẻ bắn giết bất lương, nồi da xáo thịt, những người muốn thực hiện tự do dân chủ thực sự cũng bị đảng tìm cách cầm tù, hãm hại dưới danh nghĩa những kẻ”xét lại chống đảng”, “chống nhà nước” mà những người đó như: Hoàng Minh ChínhViện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin ; Vũ Đình Huỳnh-thư ký chủ tịch Hồ chí Minh, đại tá Lê Trọng Nghĩa Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội) ; Đại tá Lê Minh Nghĩa Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng ; Đại tá Đỗ Đức Kiên Cục trưởng Cục Tác chiến ; Hoàng Thế Dũng Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân; Nguyễn Kiến Giang phó giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên tỉnh Ủy viên tỉnh Ủy Quảng Bình; Minh Tranh giám đốc nhà xuất bản Sự thật; Trần Minh Việt phó bí thư thành ủy Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội ; Phạm Hữu ViếtTổng thư kí toà báo Quân Đội Nhân Dân ; nhà báo Vũ Thư Hiên…

Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm, thứ trưởng bộ văn hóa Lê Liêm, thiếu tướng Đặng Kim Giang(Theo Vũ Thư Hiên, ông này cũng bị bắt giam ở Hoả lò) ; thứ trưởng bộ quốc phòng trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước Bùi Công Trừng,…

Những nhân vật xin tị nạn tại Liên Xô: có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Nguyễn Minh Cần; Chính uỷ sư đoàn 308, Phó chính uỷ Quân khu khu III đại tá Lê Vinh Quốc; nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân thượng tá Ðỗ Văn Doãn.
(tất cả bị xử lý đợt đó có đến hơn 300 người)

Sau này còn nhiều người khác muốn “đổi mới”, dân chủ, cũng bị bức hại như Kim Ngọc(bí thư tỉnh ủy Vĩnh-Phú), ủy viên bộ chính trị thường trực ban bí thư Trần Xuân Bách ; trung tướng phó tư lệnh quân giải phóng MN phó chủ tịch quốc hội Trần Độ; phó chủ tịch tổng Công đoàn VN- chủ tịch mặt trận TQVN thành phố HCM Nguyễn Hộ, bộ trưởng y tế chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN-BS Dương Quỳnh Hoa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên Huỳnh Nhật Hải, Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết Huỳnh Nhật Tấn …..

Đảng ngăn cản tự do tôn giáo, tín ngưỡng: phá bỏ nhiều đình chùa, nhà thờ, đền miếu sau 1954, ngăn cản (thậm chí lấy cớ để bắt bớ, đàn áp một số tín đồ) dằn mặt người dân theo đạo, hành đạo – sợ không quản lý được tư tưởng của họ, sợ họ bị tôn giáo “lợi dụng”. Sau 1975, thậm chí đảng còn “quốc doanh” hóa tôn giáo (Phật giáo VN chẳng hạn).

Từ khi giành được quyền lãnh đạo cả nước, đảng với cái nền tảng “sở hữu toàn dân” đã tiến hành “cải tạo quan hệ SX” bằng việc “đánh Tư sản””cải tạo công thương”, “hợp tác hóa” mà kết quả là thủ tiêu sản xuất hàng hoá theo phương thức Tư bản, thủ tiêu cạnh tranh dẫn đến làm suy sụp nền kinh tế công thương nghiệp, cả xã hội thiếu hàng tiêu dùng đến cái kim sợi chỉ cũng đem ra phân phối. Nhiều nhà tư bản có tầm, có tâm bị tịch thu tài sản, tù đày, chết oan, một số trốn chạy ra nước ngoài không chính thức, một số nộp tiền cho các nhà chức trách “lót tay” để được đi cùng với phong trào vượt biên.

Chính vì thấy rõ được “cái ưu việt, tốt đẹp” của chế độ “ta”, mà trong những năm 75-90, hàng triệu người dân miền Nam+một phần không nhỏ dân miền Bắc đã “bỏ phiếu bằng chân” bằng cuộc vượt biển lớn nhất trong lịch sử loài người: hàng triệu người bất chấp nguy hiểm rủi ro, hải tặc, sóng bão, cá mập, đói khát, thậm chí trong túi không có tiền bạc vẫn đóng bè để tìm đường đến với tự do-từ đây, từ điển ngôn ngữ thế giới có thêm từ vựng mới“Thuyền nhân”. Tại sao họ từ bỏ “thiên đường XHCN” tốt đẹp để ra đi nhỉ? Mà đa phần họ có làm gì cho chế độ cũ đâu? Họ có “chạy trốn” vì phạm tội gì đâu? Và khi đi có ai muốn quay về không? Tại sao người ta cứ bảo “nếu được đi thì đến cây trụ điện nó cũng đi”?… Cho đến nay, vẫn chưa hết hiện tượng “bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi” đó (dù không còn quy chế nhập cư cho người “tỵ nạn”, nhưng 8 tháng đầu năm 2013 vẫn còn có đến hơn 700 người Việt vượt biển tới Úc, 50 người tới Đài Loan …là sao?).

Ngoài ra, do lo sợ “con ngựa thành Tơ-roa” mà chính sách cực đoan “bài Hoa” cũng tạo ra những xáo trộn lớn trong những năm77-80 tạo cớ cho kẻ thù phương Bắc “dạy cho VN một bài học”.

Trong khi đó, xảy ra cuộc xâm lược “đòi đất” của Polpot ở biên giới Tây Nam được sự hậu thuẫn của quan thầy của chúng là Trung quốc ở biên giới phía Bắc, và sau đó chính Trung Quốc đã đem 60 vạn quân xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc .

Trong mấy cuộc chiến tranh đã qua do đảng lãnh đạo, nếu nói đánh giá khách quan và công bằng, thì đây mới là “công lao” có ý nghĩa nhất của đảng vì đây mới thực sự là cuộc chiến tranh để giữ độc lập, chủ quyền cho tổ quốc (để giữ đất độc lập cho đảng cầm quyền?) – nhưng điều này, “đảng ta” sợ Trung Quốc đến mức không những chẳng dám tự hào (mà còn sợ Trung Quốc đến nỗi cấm cả dân kỷ niệm ngày đánh thắng Trung Quốc xâm lược, tạo điều kiện cho Trung Quốc lập rất nhiều ”nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc” (chết do xâm lược mà được dựng nghĩa trang liệt sỹ ngay trên đất VN-có lẽ nay mai Gò Đống Đa cũng được xây nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc chăng?) – nhất là sau hội nghị Thành Đô đến nay (là hội nghị đầu hàng, bán nước của những người lãnh đạo đảng), họ tôn vinh 16 chữ vàng và 4 tốt, mặc cho TQ cướp biển đảo, lấn đất liền, bắt ngư dân, khoan dầu ngoài biển của VN (làm trò mua tàu ngầm, sắm máy bay SU30, tên lửa S300 để lấy lòng dân hay để gửi phần trăm vào đó? Vũ khí không xác định rõ kẻ thù thì vũ khi đánh ai, ai dám ra lệnh đánh, ai đánh?).

Tới những năm 1989-1992, lo sợ phong trào đòi dân chủ như Đông Âu và Liên Xô làm sụp đổ mình, lãnh đạo đảng “ta” không những không nhận ra quy luật khách quan về sự sụp đổ không thể tránh khỏi được của cái gọi là ”lý tưởng CS” và chế độ “CNXH” hoang đường, mà còn bảo thủ khi ông Nguyễn Văn Linh sang Đông Âu với để nghị “cứu CNXH” (chỉ sau đó một tháng thì toàn bộ khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ).
Thất bại với việc cầu và “cứu” CNXH ở Liên xô và Đông âu, đảng ta lúng túng (hết chỗ dựa về hệ tư tưởng?) và, thay vì quay về với quy luật khách quan là lấy chủ nghĩa dân tộc làm trọng như các quốc gia khác trên thế giới, thì lại tiếp tục tôn thờ “ý thức hệ” lỗi thời, mà ngả hẳn vào lòng CS Trung quốc để tiếp tục con đường “XHCN?” (giả cầy). Bắt đầu từ 9/1990, sau khi những người đứng đầu đảng và nhà nước VN sang Thành Đô (TQ) để “dàn hòa” với “đảng anh em” nhằm “cứu CNXH” (thực chất đây chính là sự đầu hàng nhục nhã đối với kẻ thù của dân tộc cốt chỉ để lấy chỗ dựa tồn tại cho cái “ý thức hệ” cộng sản – đảng CS) mà để có chỗ dựa này cho đảng CSVN, thì ngay sau đó VN đã phải chịu “những điều kiện tiên quyết” (rất đau đớn về biên giới và lãnh thổ…) để đổi lấy việc”bình thường hóa quan hệ “ giữa hai nước – thực chất là bảo kê cho sự tồn tại của đảng CSVN nhờ vào CS Trung Quốc). Đây là quyết định mù quáng và nguy hiểm nhất mà hệ lụy của nó thì ngày càng rất rõ ràng.

Quay về nước , để ngăn ngừa đối lập, ngăn tự do dân chủ “quá trớn”, đảng chính thức giải tán 2 đảng Xã hội và Dân chủ, mặc dù trước đó chỉ là 2 đảng hình thức, do đảng quản lý và tự đưa thẳng vào Điều 4 Hiến pháp cái điều rất mất dân chủ và trơ tráo là: chỉ riêng có và duy nhất đảng CS mới được quyền và vĩnh viễn cầm quyền lãnh đạo nhân dân (bất luận đảng xấu tốt ra sao?).

Cùng với chế độ công hữu, quy định quản lý đất đai là của “toàn dân”, của chung hoá ra là chẳng của riêng ai, và vì thế người dân đã không làm chủ thực sự mà quyền định đoạt thuộc về nhà nước, trong khi nhà nước là của đảng, mà đảng thì trao toàn quyền cho người trực tiếp cầm quyền, sinh ra tệ cha chung không ai khóc, người có quyền chức tha hồ mặc sức tham ô.

Chính 2 cái “tử huyệt” đó, 2 cái nền tảng đó của CNXH mà đảng có được quyền lực tối đa, quyền lợi tối đa và chính những người có quyền lực đã ”tự diễn biến” do cán bộ cầm quyền của đảng đã không thắng được chính mình, thoái hoá biến chất về đạo đức và lối sống rất nhanh (nhất là từ khi “đổi mới” theo “kinh tế thị trường, định hướng XHCN”), biến đảng từ một đảng cách mạng thành một đảng hoạt động chỉ vì quyền lợi của một thiểu số người cầm quyền, “nhóm lợi ích” và lũ mafia thao túng mọi đường lối chính sách của đảng và nhà nước.
Khi đã nắm được toàn bộ quyền lực, các cán bộ có quyền chức từ bắt đầu tư lợi, từ thu vén cá nhân làm giàu, đến tham ô vơ vét, từ sống xa dần cuộc sống người dân đến cuộc sống xa hoa, truỵ lạc, sa đoạ về phẩn chất đạo đức và lối sống người cách mạng. Cứ vậy quá trình diễn biến ”Tham-Sân-Si” làm biến chất người cầm quyền trong đảng, những người này, nhân danh đảng đã dần biến đảng từ một đảng cách mạng, thành một đảng phản động, đi ngược lại lợi ích của dân, thậm chí chống lại nhân dân, mà họ lại đổ cho “thế lực thù địch” đã dùng ”diễn biến hòa bình” biến cán bộ của họ thành ”tự diễn biến…”

Hiện nay đã đến “một bộ phận không nhỏ-tức là phần lớn” đảng viên hư hỏng thoái hoá biến chất cách mạng, tham nhũng, hủ hoá về đạo đức lối sống thì lãnh đạo ai?

Giới lãnh đạo quyền lực từ hơn chục năm lại đây đã tập hợp thành hệ thống, thành nhóm lợi ích để thao túng đường lối chính sách của đảng và nhà nước, để thực hiện tham nhũng khép kín từ trung ương đến địa phương. Những quyết sách của họ để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng về kinh tế. Các vụ PMU, Vinashin… và rất nhiều vụ khác bị bưng bít che giấu, đã làm mất đi phần lớn tài sản của quốc gia vào túi các quan tham, quy ra ngang với 60 tỉ USD (1,4triệu tỷ đồng-theo thống kê đã được che đậy bớt của nhà nước), số tiền nợ nước ngoài tới độ kinh khủng (=165 tỉ USD, theo thống kê quốc tế=1,5GDP hàng năm) phải đến 2 năm chỉ làm, không ăn tiêu mới trả nổi.

Trước tình hình đó , chính phủ (X) giao cho các ngân hàng phải gánh nợ (trả tiền thay Vinashin), bù vào sự “thất thoát “ của các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy, mà các ngân hàng có chỗ dựa (có lý do để tìm nguồn “bù vào chỗ đã gánh nợ thay”) để tự tung tự tác vơ vét, bằng cho vay nặng lãi làm cho sổ doanh nghiệp đã phá sản có thể tới một nửa số doanh nghiệp từng có, số còn lại đang đứng trước bờ vực phá sản, thị trường nhà đất đóng băng mà để cứu nó thì với riêng HN, nhà nước cần phải bơm ra khoảng vài chục tỷ USD. Những kẻ cầm quyền tìm mọi cách vơ vét hết tốc lực trong nhiệm kỳ của mình bằng khai thác ồ ạt tài nguyên (dầu mỏ, than, sắt, bô xít, vonfram, ….) đem bán, đẻ ra những dự án khủng (đường sắt cao tốc Bắc Nam, Điện hạt nhân, Sân bay Long thành, Sân bay Tiên lãng…. ) để có cớ vay nợ quốc tế về lấy tiền chi và rút % ra chia nhau. Bao nhiêu thứ thuế phí liên tục được sáng tác ra để móc hầu bao người dân. Bao nhiêu gạo, cà phê, điều, bao nhiêu cá tôm …. đem xuất khẩu để có tiền trả nợ, bù vào thâm thủng, trong khi nhiều vùng sâu vùng xa dân phải ăn mèn mén quanh năm.

Người công nhân ”giai cấp tiên phong” (mà đảng luôn nói là người đại diện quyền lợi cho họ) thì thất nghiệp, lương thấp đến độ “khoái ăn sang” mà để có chỗ ở, họ cần mấy trăm năm may ra mới mua nổi một căn hộ vài chục m2, các ngành giáo dục, y tế làm cho người dân điêu đứng khi đi học, thà chịu chết vì không có đủ tiền để đi chữa bệnh, chất lượng giáo dục, y tế quá tồi tệ, các doanh nghiệp độc quyền do nhà nước nắm tự do tăng giá xăng dầu, điện làm cho thu nhập thực tế của người dân liên tục sụt giảm, các loại thuế phí tăng liên tục để móc sạch túi tiền của người dân, nền văn hoá dân tộc bị băng hoại, các giá trị nhân bản bị đảo lộn: tung hô những chuyện chân dài bồ bịch, đĩ điếm, cờ bạc, loạn luân, chém giết, lối sống hủ bại dẫm đạp lên nhau để sống, không coi trọng đạo đức nhân cách kể cả giới lãnh đạo chóp bu.

Trước những đòi hỏi về tự do dân chủ, chống TQ xâm lược, chống tham nhũng…, rất nhiều người nổi tiếng là nhân sỹ, trí thức hàng đầu, nhiều vị là tướng lĩnh lão thành cách mạng và những người có công với nước, những người từng tham gia “khai quốc công thần”, cùng hàng vạn người dân đã mạnh dạn đề xuất nói lên những kiến nghị, góp ý để đảng nhà nước có những cải tổ thích hợp mà trước hết là xây dựng một bản hiến pháp thật sự vì dân, thật sự công bằng dân chủ văn minh tiến bộ làm cơ sở cho sự phát triển tốt đẹp nhất của đất nước. Nhưng thay vì tiếp thu, khuyến khích người dân để tự điều chỉnh hoàn thiện mình – những người cầm quyền lại tìm cách theo dõi, ngăn cản đe dọa, vu cáo và đàn áp bắt bớ bỏ tù người dân nói lên sự thật, gây lên bao nỗi oan trái và bất bình của những người có tâm có tầm, của những người dân nặng lòng với vận mệnh đất nước; họ thủ tiêu nhân tài bởi không có tuyển dụng cạnh tranh minh bạch…

Ấy vậy nhưng khi “phê và tự phê” , “bỏ phiếu tín nhiệm” (những trò mị dân rẻ tiền đã quá quen thuộc xưa cũ) cả 175uỷ viên TW, và 500 ông nghị gật (do đảng chỉ định –vì >92% nghị là đảng viên, quan chức đương chức) không tìm ra được một “con sâu” nào, không quy kết được cho một cá nhân phạm tội nào-chỉ có những kẻ tay sai dưới quyền phải chịu làm hình nhân thế mạng cho họ (nhưng cũng là những án tù rất nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe), hiến pháp thì không do một quốc hội lập hiến thảo ra, cũng không được người dân phúc quyết dưới sự giám sát khách quan công khai minh bạch của quốc tế mà ngay việc gọi là “sửa đổi” thì cũng là trò ảo thuật lừa đảo trí trá chỉ nhằm củng cố thêm độc tài đảng toàn trị mãi mãi và các ông nghị gật phải bỏ phiếu theo lệnh của bộ chính trị csvn để “thông qua” ….

Như vậy xin hỏi quý vị rằng: tình hình đảng và nhà nước ta như thế thì liệu, còn cứu chữa được đảng và chế độ không?

Với một thể chế chính trị lạc hậu, phản động, chống lại người dân và còn ngoan cố khư khư giữ gìn thì chỉ là đồng lõa câu giờ vơ vét và gây thêm tội ác với nhân dân?.
CẦN PHẢI LÀM RÕ MỘT ĐIỀU:
từ khi cướp được chính quyền, đảng cs chỉ chăm lo “dạy” dân ca ngợi “công lao”đảng , “dạy” dân trung thành với việc làm nô lệ cho đảngcs.
Nước người ta thì tự hào là nước làm ra được máy bay, ô tô; dân người ta tự hào đi học không mất tiền đến tận hết đại học, người ốm đau vào bệnh viện không mất tiền, người dân thường cũng được ứng cử và trực tiếp bầu đến tổng thống….
Nhưng dân ta được đảng dạy phải luôn luôn tự hào đánh thắng Pháp Mỹ . Đánh thắng cho ai ?- núi xuơng sông máu người dân đổ ra nhưng người dân chẳng những không được tự do mà còn mất tự do hơn chế độ cũ( vậy thắng để làm gì ? lấy độc lập cho đất nước hay lấy quyền cho người cs để rồi lại làm tay sai cho csquốc tế trước đây và tàu cộng khựa ngày nay?), Khi đánh nhau thì cs nhà ta luôn đem dân ra làm lá chắn (nhất là chống chiến tranh không quân Mỹ ở Miền Bắc-vì trận địa, doanh trại quân ta thường làm ở cạnh nhà dân hoặc ngay trong khu dân cư đông đúc hòng làm cho đối phương vì sợ dân chết lây mà không dám đánh?)đánh thắng mà ta chết nhiều gấp hàng mấy chục lần phía “địch” rồi sau khi thắng lại quay ra làm tay sai cho thằng mất dạy khốn nạn hơn thì thắng cái gì?ai thắng đây?; đánh thắng bằng giết được nhiều người mà chủ yếu vẫn là những người anh em cùng dòng giống Việt của ta mà giết những ngưòi cùng giòng giống thì nhiều hàng chục lần của ngoại bang thì ta giết nhau nồi da xáo thịt chứ hay ho gì mà khoe mà tự hào-ngu hết chỗ nói.
Hơn nữa, nắm quyền lực bằng cách bắn giết người của chế độ cũ rồi cướp đoạt và áp đặt quyền cai trị của mình đối với dân chúng như đảng csVN thì đó là hành động cướp đoạt chứ vinh quang vẻ vang gì?
vẻ vang và vinh quang là phải thắng bằng việc cạnh tranh thi thố tài đức, tâm tầm giữa các đối thủ thông qua tổng tuyển cử ứng cử, tranh cử và bầu cử tự do, dưới sự giám sát khách quan minh bạch quốc tế mà người thắng cử là do người ta được dân tín nhiệm lựa chọn bầu lên mới vẻ vang và vinh quang.
(vì thế, sự cầm quyền của đảng cs VN xưa nay là bất chính mà người đời hay nói khác đi là không chính danh để cho nó khỏi nặng nề )
Đảng cs ra rả “dạy” và ép người dân phải ghi nhớ“công ơn” đảng (hơn cả công ơn cha mẹ sinh thành nuôi nấng mình, hơn cả tổ tiên gia tộc mình!) để rồi đòi “muôn năm” cai trị dân. (“phạm thượng” trơ tráo nhất là treo mấy cái khẩu hiệu: “đảng csVN quang vinh muôn năm” lên trên và lên trước cả “nước cộng hòa….VN muôn năm”. Ngay bảng hiệu cộng sở họ cũng treo tên “đảng ủy…” trước cả “hội đồng nhân dân” và “ủy ban nhân dân” ; thái độ hỗn hào lưu manh đó cũng như việc bịp bợm trong lạm dụng ngôn từ, đánh tráo khái niệm: báo tiếng nói của đảng nhưng đánh tráo thành báo “NHÂN DÂN”, báo của lực lượng chuyên bảo vệ đảng thì gọi là báo “công an NHÂN DÂN”, “thế lực thù địch của đảng” thì đánh đồng tráo vị thế thành thế lực thù địch của nhân dân….- thế nhưng vẫn leo lẻo nói “dân chủ”, nói quyền lực trên hết thuộc về nhân dân.
Ngay cái gọi là quốc hội , với 92% là đảng viên đương chức được đảng lệnh cho mặt trận tổ quốc bắt dân phải bầu thì làm sao quốc hội là cơ quan đại diện cho quyền lực của người dân? có tiếng nói của dân? nó chỉ là bù nhìn làm theo lệnh đảng để lừa bịp quốc tế rằng có quốc hội là dân chủ?
Hiến pháp là luật mẹ của mỗi nước, nó bảo vệ cho mọi người dân. nhưng hiến pháp VN là nơi đảng kể lể công lao(? tội thành công)trước dân và biến hiến pháp của quốc gia thành một bản nội quy nhà tù để đảng cai trị người dân vĩnh viễn.
Tất cả những tiêu chí phổ quát về những quyền con người trên thế giới bị đảng cs lấy cớ đặc thù mỗi quốc gia để tước đoạt của người dân, không cho nguời dân được hưởng cả những quyền tối thiểu của con người như tự do ngôn luận, tự do tiếp nhận và phổ biến thông tin trên mạng….,

Đã vậy, mỗi khi có ý kiến người dân tham gia góp ý, hiến kế, kiến nghị, tố cáo thì họ bỏ ngoài tai, họ tìm cách che giấu sự thật, họ quy kết những người đòi hỏi dân chủ tự do là “gây rối”, ”phản động”, ”thế lực thù địch”, ”tuyên truyền chống phá nhà nước”… để lấy cớ đàn áp, bắt giam, bỏ tù họ.

Tóm lại, CNCS thực chất là tà thuyết lừa mỵ giai cấp CN và nhân dân lao động, hay là thứ CN hoang tưởng đã phá sản ở ngay quê hương nó sinh ra và gần hết hệ thống ngay từ cách đây hơn 20 năm -thời gian đó đủ để cho người cầm quyền CS ở VN biết mở mắt ra, không phải ngần ngại gì mà không vứt tổ nó đi, chứ không cần phải chữa chạy với mưu kế “sách lược” gì-nếu thực tâm vì dân vì nước-chẳng qua là kẻ cầm quyền đang lợi dụng nó “chết từ từ” để có thời gian nhằm mưu lợi riêng trong những tháng ngày còn lại.
Chưa bao giờ những vấn đề khó khăn về kinh tế được đảng CS giải quyết một cách căn bản: bởi lẽ cái nền tảng công hữu là nền tảng không cho phép phát huy cái mặt tốt của quản lý, của trách nhiệm cá nhân, là phải tham ô tham nhũng vì nó là một thành phần của hệ thống (tham nhũng là thuộc tính cơ bản và bất biến của mọi chế độ độc tài và là bản chất của chế độ độc tài), là sản xuất không có năng suất cao, chất lượng kém vì không cần cạnh tranh.

Đã là so sánh để thấy tiến bộ hay yếu kém thì phải khách quan, minh bạch, đừng“mèo khen mèo dài đuôi” như vậy, đừng “trung ương hát, quan chức khen hay” như vậy:

Để biết mình tiến bộ hay thua kém , người ta không thể so sánh với chính người ta, mà phải so sánh với người khác để thấy mình giỏi giang cao lớn hay yếu kém ở chỗ nào?

Không thể so đứa con của mình 15 tuổi hôm nay, so với chính nó khi 5 tuổi để nói rằng nó đã cao, nặng, và giỏi hơn trước rất nhiều. Mà phải so nó với con nhà hàng xóm cùng lứa tuổi mới biết con nhà mình cao, nặng, và giỏi hơn hay kém hơn?

Với một quốc gia cũng vậy, phải so sánh với phần lớn các quốc gia khác khi có cùng một điều kiện, đừng đổ vì chiến tranh (do ai tạo ra? tại sao họ không có chiến tranh? mà mình cứ phải chiến tranh? vẫn có cách tránh chiến tranh khác kia mà, hơn nữa để xảy ra chiến tranh thì lỗi đó có phải là lỗi của dân không?).

Cộng sản, XHCN tốt đẹp nhưng như Bẳc Triều tiên, CNTB xấu xa mà như Hàn quốc, Thụy điển thì nên chọn mô hình nào?. Đó là một ví dụ về sự tương đồng như nước ta.

Vể cái thói tuyên truyền “mèo khen mèo dài đuôi”: những cái thành công tạm thời đạt được là do người cầm quyền bất lực buông xuôi mới thành ra nới trói cho người dân nên đã có những chuyển biến tích cực trong nông nghiệp chứ không phải tài giỏi gì ở người lãnh đạo.”Mất mùa là tại thiên tai, được mùa bởi tại thiên tài đảng ta”, nếu mà đảng có dân chủ và cầu thị thì những tiến bộ đó đã có từ những cuối thập niên 60 TK20 chứ không phải đến 1986.

Còn với các ngành khác, có vẻ ngoài là “tiến bộ, phát triển” như điện, đường sá giao thông, xây dựng là liên quan đến số tiền khủng vay nợ về đầu tư mà dựa vào đó, số % móc ra đút túi các quan nhà ta là rất lớn, đấy không phải là thực lực của nền kinh tế, đó là số tiền vay nợ nước ngoài (con số quốc tế thống kê đến 165-170 tỷ USD, bằng 2.000Mỹ kim/đầu người dânVN) mà nếu người ta đòi thì có mà bán hết thóc gạo, dầu thô, than, sắt, cá tôm, cà phê, các khu đô thị, đường sá…thậm chí cả “gái xuất khẩu’ cũng chẳng đủ trả một phần số nợ ấy.

Hiện tại, tất cả tài nguyên đất nước (mỏ dầu, than, sắt, bô xít…) đang bị các “nhóm lợi ích” ồ ạt khai thác vơ vét bán để lấy tiền riêng, vậy vài chục năm nữa thế hệ con cháu đất nước này sống bằng cái gì đây?

Đừng thấy bây giờ có nhiều hàng hoá, hàng rẻ hơn thời trước mà cho đấy là “thành tựu” do đảng làm ra. Nếu không “mở cửa” để được tư bản giãy chết cho tham gia vào cái chợ chung WTO, để mà có hàng mà mua, để có chỗ mà bán hàng, thì đến cái quần lót người dân mặc cũng sẽ còn phải phân phối. Đó là cái thuận lợi thời gian đầu gia nhập WTO mang lại hàng hoá nhiều cho mà mua thôi, cái này là cái ưu thế chung của 20 năm đầu được mua và bán trong cái chợ đó chứ đảng ta tài tướng gì ? Tới 2015 là thời điểm đáo hạn dồn dập của các khoản nợ quốc tế, cũng là thời điểm vơ vét của nhiệm kỳ đại hội 11 đảng kết thúc, bấy giờ là thời điểm hết nói phét bắt đầu đấy quý vị ạ.

Nếu là người đang ra sức lập luận bênh vực bao che cho đảng cs (bảo hoàng hơn vua?), vậy quý vị đã xem “dự thảo hiến pháp” của Nhóm kiến nghị 72 chưa? Tại sao nhà cầm quyền VN lại sợ bản kiến nghị 72 đến như vậy? Và bản kiến nghị 72 đó có nội dung “phản động hay tiến bộ so với bản “hiến pháp của đảng” mà đảng và nhà nước cứ quy chụp, nhưng không vạch được ra cái nội dung nào là “phản động, chống phá” và không dám công khai và cố tình không công khai?

Để khách quan, quý vị hãy xem kỹ và đối chiếu 2 bản hiến pháp đó mà rút ra lẽ phải. Tại sao có Tuyên bố công dân tự do”, Góp ý của hội đồng Giám mục VN, mà những lời tuyên bố, kiến nghị, góp ý ấy dù mới được rỉ tai truyền miệng, phải xem lén trên mạng bị tường lửa, dù bị bôi nhọ, ngăn cấm đe dọa, bắt bớ bỏ tù; sau khi công bố trên mạng chỉ một thời gian ngắn vẫn có hàng chục ngàn người “dám ký tên?” Do quá khát khao một nước VN có tự do dân chủ, công bằng văn minh và phát triển, một nước VN độc lập tự do, mà ở đó người dân thực sự hạnh phúc ngang với các quốc gia khác trên thế giới, đó là tiếng nói thật lòng, là nguyện vọng tha thiết chính đáng của người dân VN hiện nay. Nhưng trái với những tuyên bố của người cầm quyền rằng “khuyến khích tự do góp ý XD hiến pháp”, “không có vùng cấm” thì họ lờ tịt, ngăn và giấu không cho dân được biết nội dung kiến nghị 72, tuyên bố công dân tự do, góp ý của hội đổng giám mục… ấy như thế nào, nhưng cứ vu bừa, quy kết láo rằng là “phản động, thế lực thù địch…”.

Về mặt nguyên lý: “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”, “cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng”,vậy thế thì với kinh tế như hiện nay (thực chất là kinh tế tư bản, sản xuất theo quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, lấy lợi nhuận làm hàng đầu, với nhiều thành phần-điều mà trước đây những nhà lý luận cs ra sức phê phán vì cho là bóc lột, thì nay nhổ ra rồi liếm lại), vậy tại sao vẫn đòi một mình một chợ lãnh đạo (thì lãnh đạo sao được với những thành phần ngoài quốc doanh?)ngày nay, CNXH kiểu Việt nam là “kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN” thì thật là điều nực cười, bởi không thể ăn thịt chó mà lại bảo rẳng tôi đang ăn chay, lừa bịp kiểu này thì liệu lừa được ai? Bế tắc về lý luận đến mức cứ “phát kiến” bừa (đúng hơn là thủ đoạn lừa dân?), bởi chỉ họ mới có quyền nói, còn người dân thì đã bị họ bịt miệng-bịt tai-bịt mắt bằng hệ thống tuyên truyền đồ sộ độc quyền với 17000 người “cả vú lấp miệng em” mà mỗi năm hệ thống này tiêu mất hàng ngàn tỷ tiền thuế của dân đóng góp .
“…KHÔNG THỂ BỊT MIỆNG CẢ MỘT DÂN TỘC MÀ NGƯỜI TA KHÔNG THỂ KHUẤT PHỤC BẰNG LƯỠI KIẾM CỦA ĐAO PHỦ”- kết luận ấy của một nhà báo Pháp thế kỷ trước sau vụ thực dân Pháp hành quyết chém đầu anh hùng Nguyễn Thái Học, Phó đức Chính và các đồng chí của ông -được ghi trên tấm bia tại đài tưởng niệm khởi nghĩa Yên bái phải chăng cũng là lời nhắc nhở với kẻ cầm quyền VN hiện nay?.

Tóm lại, CNXH thực sự là hoang đường, chế độ CSVN thực sự đã trở lên lưu manh phản động. Sẽ không bao giờ đảng CSVN khắc phục được những cái “sai lầm” nếu còn tiếp tục không “nghe dân và vì dân”, quay lưng lại với người dân và còn ngu xuẩn coi Mỹ như một kẻ xâm lược, hay bạc nhược ươn hèn với bọn bành trướng Trung Quốc bằng luận điệu mỵ dân ”nước xa không cứu được lửa gần”, ” lạt mềm buộc chặt?”. Khỏi phải bàn dài dòng: nếu không đa đảng nhanh thì không những đảng CS không giữ được (ngay cả cái xác chứ đừng nói cái hồn) mà đất nước này sẽ rơi vào tay đại Hán, điều này đang hiện hữu rất nhanh chóng.

Phải nhìn thẳng vào sự thực: Đảng Cộng Sản Việt Nam không phải là một đảng yêu nước và không ai trong số những người có quyền nhất trong chế độ đặt quyền lợi của đất nước và dân tộc lên trên hết cả. Họ ứng xử với người dân không khác gì một lực lượng chiếm đóng của tàu cộng. Tất cả đều chủ trương đàn áp thẳng tay mọi khát vọng dân chủ của người dân để ngoan cố tồn tại bất chính.. Dù muốn bưng bít sự thật, muốn dập tắt tiếng kêu của người dân bằng những thủ đoạn và hành động nham hiểm độc ác, tàn bạo đến đâu thì những kẻ cầm quyền của đảng csvn cũng sẽ không bao giờ đạt được mục đích, bởi hướng tới một xã hội tự do dân chủ, một chế độ đa nguyên đa đảng là khát vọng bỏng cháy của con người VN yêu nước yêu tự do, nó phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người- điều này không có một trở lực nào ngăn cản nổi, những kẻ ngoan cố đi ngược lại nguyện vọng tha thiết chính đáng đó của người dân nhất định sẽ bị lịch sử nghiền nát.

Những kẻ lãnh đạo đảng CSVN nghĩ rằng có thể dựa vào Trung Quốc, cùng với việc nắm giữ lực lượng công an quân đội để khi cần dùng làm công cụ đàn áp người dân để tiếp tục duy trì sự thống trị đất nước. Tội này là gì nếu không là tội của những tên tay sai tiếp tay cho kẻ xâm lược? Nó còn tệ hơn tội phản quốc, đây đồng thời cũng là một sai lầm lớn cho chính họ.

Phải nhìn thẳng vào sự thực:

Thủ phạm đã gây ra hàng triệu cái chết cho người dân VN suốt 80 năm qua là đảng CS.

Thủ phạm gây ra bao bất công trong XHVN hiện nay là đảng CS.

Thủ phạm gây ra sự tụt lùi (hiện nay và mãi mãi về sau cho tương lai dân tộc) so với các nước khác trên thế giới là đảng CS, .

Thủ phạm gây ra sự bạc nhược ươn hèn, quỳ gối làm tay sai cho tàu cộng, bán đất buôn dân là đảng CS.

Thủ phạm của nạn tham nhũng vô phương chữa trị là đảng CS.

Thủ phạm của việc phá hoại đạo đức con người VN, hủy hoại nền tảng văn hóa truyền thống mỹ tục thuần phong VN hiện nay chính là đảng cs
ĐẢNG CSVN TỞM LỢM NHƯ THẾ MÀ NHỮNG ĐẢNG VIÊN CÒN TRONG ĐẢNG KHÔNG THẤY XẤU HỔ À?a

1 comment: