Sunday, March 11, 2012

BÁO ANH TỐ CÁO VIỆT CỘNG

 BÁO ANH TỐ CÁO VIỆT CỘNG ĐÀN ÁP NHÂN QUYỀN

Một cảnh sát giơ tay ngăn phóng viên nước ngoài chụp ảnh tại phiên tòa nhân quyền ở thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng Tám với các dân phòng đứng xung quanh
Guardian cáo buộc công an Việt Nam trấn áp và sách nhiễu hai người được trích dẫn trong bài báo của họ tới mức phải bỏ trốn
Hai người khác quan điểm với chế độ ở Hà Nội đã phải bỏ trốn ra nước ngoài sau khi "bị dọa bỏ tù" vì hợp tác với báo Guardian của Anh trong bài báo về trấn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Báo Guardian cũng nói phóng viên viết bài, cây bút tự do Dustin Roasa, bị tạm giữ khi trở lại Việt Nam và bị giữ qua đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam trên chuyến bay sáng hôm sau.
Bài báo được đăng hồi tháng Giêng cho thấy hàng chục nhà hoạt động vì dân chủ đã bị sách nhiễu, bắt bớ, đánh đập và bỏ tù vì thách thức Đảng Cộng sản.
Hai người được trích dẫn trong bài báo của Dustin Roasa, bà Nguyễn Thu Trâm và ông Nguyễn Ngọc Quang, đã phải trốn khỏi Việt Nam sau khi bị đe dọa và hiện đang sống tị nạn ở nước ngoài cho dù Guardian không nói cụ thể ở nước nào.
"Tôi biết tôi không thể ở Việt Nam được vì tôi không thấy an toàn," cô Trâm nói với Guardian. "Tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi phải đi."
Tờ báo Anh nói công an đã tới nhà bà Trâm nhiều lần sau khi bà gặp ông Roasa tại một quán cà phê.
Bấm Báo này nói một nữ mục sư cho bà Trâm tới trú ẩn để tránh công an đã bị nhân viên an ninh dùng dùi cui đánh "vào đầu" cho đến khi bà "ngã xuống và chảy máu".
Theo the Guardian, cả mẹ và em út của bà Trâm cũng phải rời Việt Nam vì sự sách nhiễu của chính quyền.
Quy chế tị nạn
Phóng viên tự do Roasa kể lại chuyện cảnh sát đã tới khách sạn ông ở hồi tháng Giêng để tìm ông sau cuộc gặp với bà Trâm.
Một nhân viên lễ tân được dẫn lời nói: "Chắc ông đã làm cái gì đó rất tệ. Hãy trốn đi trước khi họ quay lại tìm ông."
Ông Roasa nói với báo Guardian: "Tôi không muốn ai bị nguy hiểm nên tôi gọi họ [Nguyễn Thu Trâm, Nguyễn Ngọc Quang và một số người khác] để báo cho họ biết. Họ không ngạc nhiên vì đã quen với chuyện thường xuyên bị theo dõi. Hai người trong số họ đồng ý rằng không nên gặp gỡ vì quá nguy hiểm."
Nhưng ông Roasa nói ông Nguyễn Ngọc Quang kiên quyết muốn gặp phóng viên và mời cả một luật sư bất đồng chính kiến cùng một người bạn biết tiếng Anh tới để phiên dịch.
Ông Quang và người bạn luật sư đã bị bao vây bởi những cảnh sát đi xe máy khi họ kết thúc cuộc nói chuyện và đang chuẩn bị rời đi bằng xe máy, theo phóng viên Roasa.
Tuy nhiên bạn ông Quang và ông đã lái xe bỏ trốn.
Báo Guardian nói ông Quang đã được Liên Hiệp Quốc trao quy chế tị nạn và đang chờ để tới nước thứ ba trong khi trường hợp của bà Trâm đang được xem xét.
Tờ báo Anh nói "có hy vọng" cả bà Trâm cũng được trao quy chế tị nạn.

 

NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN VIỆT NAM PHẢI TRỐN RA NƯỚC NGOÀI TRƯỚC SỰ TRẤN ÁP CỦA NHÀ NƯỚC (The Guardian)



Người bất đồng chính kiến Việt Nam phải trốn ra nước ngoài

Vietnam dissidents forced to flee after exposing Communist crackdown. The Guardian, 27 October 2011

DCVOnline dịch

28-10-2011
http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8776


Người bất đồng chính kiến Việt Nam phải trốn ra nước ngoài trước sự trấn áp của nhà nước
Hai nhà bất đồng chính kiến Việt Nam đã trốn ra khỏi nước vì sự hăm dọa sẽ bị bỏ tù hoặc tệ hơn thế nữa sau khi họ hợp tác với báo Guardian về một bài báo nhấn mạnh đến việc trấn áp người bất đồng chính kiến đang gia tăng ở Việt Nam.
Thêm vào đó, nhà báo hành nghề tự do người viết bài tường thuật này, ông Dustin Roasa đã bị bắt khi ông cố trở lại Việt Nam gần đây và bị giam qua đêm ở phi trường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh trước khi ông bị đưa lên phi cơ buộc rời Việt Nam ngày sau đó. “Ông không được vào Việt Nam vì lý do an ninh,” người ta nói với ông Roasa.
Bài báo trên được đăng hôm tháng Một cho thấy hằng chục người hoạt động đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam bị theo dõi, bị sách nhiễu, bị bắt bớ, đánh đập và bỏ tù như thế nào khi họ thách đố quyền lực của đảng Cộng sản. Hai nhà bất đồng chính kiến trong trường hợp này, chị Nguyễn Thu Trâm và anh Nguyễn Ngọc Quang, bị bị cưỡng bách phải trốn khỏi Việt Nam vì sự hăm dọa sẽ bị bỏ tù và hiện đang sống bấp bênh như người tị nạn, tất cả cũng chỉ vì dám tiếp xúc và trao đổi với một phóng viên ngoại quốc.
Ông Roasa đã thu xếp một loạt các buổi họp mặt trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày của ông hôm tháng Một. Buổi hẹn của ông và Nguyễn Thu Trâm ở một quán cà-phê xảy ra êm thắm.
Nhưng khi chị Nguyễn Thu Trâm về nhà mẹ chồng, thì chị thấy công an đang ngồi chờ chị ở đó. Công an lui lại nhiều lần trong ngày đó để hỏi chị về chuyện gặp gỡ với ông Roasa. Ngày hôm sau, chị dọn đến một nhà thờ để bảo vệ gia đình chị, nhưng nhà cầm quyền lại tìm ra chị ở đó. Một nhóm công an xuất hiện ở nhà thờ, dùng dùi cui đánh vào đầu người phụ nữ cai quản nhà thờ cho đến lúc người này toé máu ngã gục xuống, và hăm dọa bắt chị Nguyễn Thu Trâm.


“Tôi biết là tôi không thể ở lại Việt Nam, vì không an toàn cho tôi,” chị nói. “Tôi không có sự chọn lựa nào khác. Tôi phải đi.” Nhà cầm quyền bắt đầu sách nhiễu, làm khó dễ thân nhân của chị, mẹ và người em gái út của chị cũng đã quyết định là rời Việt Nam, mặc dù họ không liên quan gì đến những hoạt động chính trị.
Phóng viên Roasa nói khi ông về lại khách sạn, ông được một nhân viên tiếp tân kéo ra một bên. Người này nói với ông Roasa là công an đã đến đây hỏi về ông. “Chắc là ông đã làm những điều gì đó rất xấu,” cô tiếp tân nói. “Đi ngay đi, trước khi công an trở lại tìm ông.”

Ông Roasa nói với báo Guardian:
Tôi không muốn làm cho ai bị nguy hiểm, cho nên tôi gọi họ qua Skype để cho họ hay chuyện gì đang xảy ra. Không ai ngạc nhiên cả, vì tất cả họ đều quen với việc bị thường xuyên theo dõi như thế này. Hai người họ đồng ý với tôi là rất nguy hiểm để gặp lại.”
Nhưng Nguyễn Ngọc Quang vẫn khăng khăng cứ gặp. Anh ta mang theo với anh hai người bạn: một luật sư bất đồng chính kiến là người thường thách đố nhà nước Việt Nam về sự vi phạm nhân quyền xảy ra ở những toà án do nhà nước kiểm soát, và một người bạn biết nói tiếng Anh làm thông ngôn. Sau cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ngọc Quang và người bạn luật sư chuẩn bị dọt bằng xe máy. Ngay lập tức, công an chìm bao vây họ và cũng bằng xe máy. Một cuộc rượt bắt xảy ra sau đó, trước khi người bạn luật sư của Nguyễn Ngọc Quang tìm cách thả anh ta ở một khu chung cư lớn.
Tại đó, anh Quang lột bỏ bộ áo quần ngoài đang mặc ra và che mặt bằng khẩu trang thường được dùng ở phòng mỗ và ở vùng đông nam Á châu người ta thường mang để tránh bụi bặm. Anh Quang lách được khoảng 30 công an có mặt trong khu vực này theo sự phỏng đoán của anh. “Quá táo bạo cho tôi khi rời khu vực đó như thế, nhưng công an đã không ngờ,” anh cho hay sau đó.


Sau khi một người bạn có đường dây bên trong chính quyền cho hay là anh chắn chắc sẽ đối diện với tù tội, anh Quang đã rời Việt Nam cùng ngày với sự giúp đỡ qua đường dây của những người bất đồng chính kiến trong nước.
Anh Nguyễn Ngọc Quang đã được Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn và đang chờ đi định cư ở nước thứ ba. Trường hợp chị Nguyễn Thu Trâm vẫn đang chờ cứu xét, nhưng hiện có lý do để hy vọng là trường hợp của chị rồi cũng sẽ được cấp quy chế tị nạn mà thôi.
© DCVOnline

Vietnam dissidents forced to flee after exposing Communist crackdown

Nguyen Thu Tram and Nguyen Ngoc Quang threatened with imprisonment after collaborating with the Guardian on a story about harassment of pro-democracy activists

Vietnam dissidents forced to flee after challenging Communist party rule
A policeman, flanked by local militia members, tries to stop a foreign journalist from taking pictures outside the Ho Chi Minh City people's court, where a human rights case was taking place in August. Photograph: Ian Timberlake/AFP/Getty Images
Two Vietnamese dissidents have fled the country under the threat of imprisonment or worse after collaborating with the Guardian on an article that highlighted a mounting crackdown in the country.
In addition, the correspondent who wrote the story, freelancer Dustin Roasa, was detained as he tried to return to Vietnam recently and held overnight at Ho Chi Minh City's Tan Son Nhat airport before being put on a flight out of the country the next day. "You are not welcome in Vietnam for security reasons," Roasa was told.
The article published in January exposed how dozens of pro-democracy activists were monitored, harassed, arrested, beaten and imprisoned for challenging the authority of the Communist party. Two dissidents quoted, Nguyen Thu Tram and Nguyen Ngoc Quang, were forced to flee Vietnam under threat of arrest and now live uncertain lives as refugees, all for speaking to a foreign reporter.
Roasa set up a series of meetings during a two-day trip to Vietnam in January. His rendezvous with Nguyen Thu Tram in a cafe passed off without incident.
But when Nguyen Thu Tram returned to her mother-in-law's house, she found the police waiting for her. They returned several times that day to question her about meeting with Roasa. The next day, she moved to a church to protect her family, but the authorities found her there. A group of police showed up, beat a female pastor in the head with a baton until she collapsed bleeding, and threatened to arrest Nguyen Thu Tram.
"I knew I could not stay in Vietnam, because I wasn't safe," she said. "I had no other option. I had to go." The authorities began harassing her relatives, such that her mother and youngest sister decided to leave Vietnam, too, despite having no involvement in political activism.
Roasa said that when he returned to the hotel, he was pulled to one side by a receptionist. She told him the security police had come to ask about him. "You must have done very bad things," she said. "Run, before they come back for you."
Roasa told the Guardian: "I didn't want to endanger anyone, so I called them on Skype to let them know what had happened. No one was surprised, as they were all accustomed to being monitored regularly. Two of them agreed with me that it was too dangerous to meet."
But Nguyen Ngoc Quang insisted that the meeting go ahead. He brought along two friends: a dissident lawyer who often challenges the authorities on human rights violations in the government-controlled courts, and an English-speaking friend to interpret. After the interview, Nguyen Ngoc Quang and his lawyer friend prepared to drive away on a motorbike. They were immediately surrounded by plainclothes agents, also on motorbikes. A high-speed chase ensued, before Nguyen Ngoc Quang's lawyer friend managed to drop him at a large apartment block.
There, he took off a layer of clothes and covered his face with a surgical mask commonly used in south-east Asia to fend off dust. He slipped out past the 30 or so agents he estimates were in the vicinity. "It was audacious for me to leave like that, but they weren't expecting it," he said later. Upon hearing from a well-placed friend that he faced substantial prison time, he left the country that day with the help of the country's dissident network.
Nguyen Ngoc Quang has been granted refugee status by the UN and awaits settlement in a third country. Nguyen Thu Tram's case is still being processed, but there is reason to be hopeful that she, too, will be granted refugee status.
• Comment, Dustin Roasa: Communist party ratchets up the pressure

No comments:

Post a Comment