Hai người khác quan điểm với chế độ ở Hà Nội đã phải bỏ trốn ra nước ngoài sau khi "bị dọa bỏ tù" vì hợp tác với báo Guardian của Anh trong bài báo về trấn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Báo Guardian cũng nói phóng viên viết bài, cây bút tự do Dustin Roasa, bị tạm giữ khi trở lại Việt Nam và bị giữ qua đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam trên chuyến bay sáng hôm sau.
Bài báo được đăng hồi tháng Giêng cho thấy hàng chục nhà hoạt động vì dân chủ đã bị sách nhiễu, bắt bớ, đánh đập và bỏ tù vì thách thức Đảng Cộng sản.
Báo Guardian cũng nói phóng viên viết bài, cây bút tự do Dustin Roasa, bị tạm giữ khi trở lại Việt Nam và bị giữ qua đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam trên chuyến bay sáng hôm sau.
Hai người được trích dẫn trong bài báo của Dustin Roasa, bà Nguyễn Thu Trâm và ông Nguyễn Ngọc Quang, đã phải trốn khỏi Việt Nam sau khi bị đe dọa và hiện đang sống tị nạn ở nước ngoài cho dù Guardian không nói cụ thể ở nước nào.
"Tôi biết tôi không thể ở Việt Nam được vì tôi không thấy an toàn," cô Trâm nói với Guardian. "Tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi phải đi."
Dustin Roasa và các thành viên khối 8406 (BKK,March /2011)
Tờ báo Anh nói công an đã tới nhà bà Trâm nhiều lần sau khi bà gặp ông Roasa tại một quán cà phê.
một nữ mục sư cho bà Trâm tới trú ẩn để tránh công an đã bị nhân viên an ninh dùng dùi cui đánh "vào đầu" cho đến khi bà "ngã xuống và chảy máu".
Theo the Guardian, cả mẹ và em út của bà Trâm cũng phải rời Việt Nam vì sự sách nhiễu của chính quyền.
Quy chế tị nạn
Phóng viên tự do Roasa kể lại chuyện cảnh sát đã tới khách sạn ông ở hồi tháng Giêng để tìm ông sau cuộc gặp với bà Trâm.
Một nhân viên lễ tân được dẫn lời nói: "Chắc ông đã làm cái gì đó rất tệ. Hãy trốn đi trước khi họ quay lại tìm ông."
Ông Dustin Roasa và các tín hữu Ki Tô tại một Hội Thánh Mennonite (BKK/21/4/2012
Ông Roasa nói với báo Guardian: "Tôi không muốn ai bị nguy hiểm nên tôi gọi họ [Nguyễn Thu Trâm, Nguyễn Ngọc Quang và một số người khác] để báo cho họ biết. Họ không ngạc nhiên vì đã quen với chuyện thường xuyên bị theo dõi. Hai người trong số họ đồng ý rằng không nên gặp gỡ vì quá nguy hiểm."
Nhưng ông Roasa nói ông Nguyễn Ngọc Quang kiên quyết muốn gặp phóng viên và mời cả một luật sư bất đồng chính kiến cùng một người bạn biết tiếng Anh tới để phiên dịch.
Ông Quang và người bạn luật sư đã bị bao vây bởi những cảnh sát đi xe máy khi họ kết thúc cuộc nói chuyện và đang chuẩn bị rời đi bằng xe máy, theo phóng viên Roasa.
Tuy nhiên bạn ông Quang và ông đã lái xe bỏ trốn.
Báo Guardian nói ông Quang đã được Liên Hiệp Quốc trao quy chế tị nạn và đang chờ để tới nước thứ ba trong khi trường hợp của bà Trâm đang được xem xét.
Tờ báo Anh nói "có hy vọng" cả bà Trâm cũng được trao quy chế tị nạn.
Báo Guardian cũng nói phóng viên viết bài, cây bút tự do Dustin Roasa, bị tạm giữ khi trở lại Việt Nam và bị giữ qua đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam trên chuyến bay sáng hôm sau.
Hai người được trích dẫn trong bài báo của Dustin Roasa, bà Nguyễn Thu Trâm và ông Nguyễn Ngọc Quang, đã phải trốn khỏi Việt Nam sau khi bị đe dọa và hiện đang sống tị nạn ở nước ngoài cho dù Guardian không nói cụ thể ở nước nào.
"Tôi biết tôi không thể ở Việt Nam được vì tôi không thấy an toàn," cô Trâm nói với Guardian. "Tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi phải đi."
Dustin Roasa và các thành viên khối 8406 (BKK,March /2011) |
Tờ báo Anh nói công an đã tới nhà bà Trâm nhiều lần sau khi bà gặp ông Roasa tại một quán cà phê.
một nữ mục sư cho bà Trâm tới trú ẩn để tránh công an đã bị nhân viên an ninh dùng dùi cui đánh "vào đầu" cho đến khi bà "ngã xuống và chảy máu".
Theo the Guardian, cả mẹ và em út của bà Trâm cũng phải rời Việt Nam vì sự sách nhiễu của chính quyền.
Quy chế tị nạn
Phóng viên tự do Roasa kể lại chuyện cảnh sát đã tới khách sạn ông ở hồi tháng Giêng để tìm ông sau cuộc gặp với bà Trâm.
Một nhân viên lễ tân được dẫn lời nói: "Chắc ông đã làm cái gì đó rất tệ. Hãy trốn đi trước khi họ quay lại tìm ông."
Ông Dustin Roasa và các tín hữu Ki Tô tại một Hội Thánh Mennonite (BKK/21/4/2012 |
Ông Roasa nói với báo Guardian: "Tôi không muốn ai bị nguy hiểm nên tôi gọi họ [Nguyễn Thu Trâm, Nguyễn Ngọc Quang và một số người khác] để báo cho họ biết. Họ không ngạc nhiên vì đã quen với chuyện thường xuyên bị theo dõi. Hai người trong số họ đồng ý rằng không nên gặp gỡ vì quá nguy hiểm."
Nhưng ông Roasa nói ông Nguyễn Ngọc Quang kiên quyết muốn gặp phóng viên và mời cả một luật sư bất đồng chính kiến cùng một người bạn biết tiếng Anh tới để phiên dịch.
Ông Quang và người bạn luật sư đã bị bao vây bởi những cảnh sát đi xe máy khi họ kết thúc cuộc nói chuyện và đang chuẩn bị rời đi bằng xe máy, theo phóng viên Roasa.
Tuy nhiên bạn ông Quang và ông đã lái xe bỏ trốn.
Báo Guardian nói ông Quang đã được Liên Hiệp Quốc trao quy chế tị nạn và đang chờ để tới nước thứ ba trong khi trường hợp của bà Trâm đang được xem xét.
Tờ báo Anh nói "có hy vọng" cả bà Trâm cũng được trao quy chế tị nạn.
No comments:
Post a Comment