Vũ Đông Hà - Vào ngày 21 tháng 2, 2014 PetroTimes công bố
"Tư liệu đặc biệt về 2 cuộc gặp của Dương Chí Dũng và tướng Phạm Quý Ngọ"
(1). Báo này do Nguyễn Như Phong, đại tá công an làm Tổng biên tập. Bản tự khai
do Dương Chí Dũng viết với nội dung phủ nhận chuyện đã hối lộ Phạm Quý Ngọ. Mục
đích của việc công bố bản tự khai này là gì? Muốn "cứu" hay muốn
"giết" con đường hoạn lộ của Trần Đại Quang?
Để làm sáng tỏ, chúng ta trở lại giả thuyết
đã nêu ra trong bài "Dân ta tự mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ (2): Trần Đại Quang
là người sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất nếu Phạm Quý Ngọ sẽ khai ra mọi sự. Do
đó giả thuyết Trần Đại Quang là người đứng đằng sau âm mưu dẫn đến cái chết của
Phạm Quý Ngọ là giả thuyết có xác suất cao nhất.
Để giải quyết về cái chết đột ngột của Phạm
Quý Ngọ và để đánh tan nghi vấn của dư luận đây là một âm mưu giết người bịt miệng
(một giả thuyết nhiều thuyết phục cho cái chết đột ngột của một nhân chứng quan
trọng có ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của những lãnh đạo cấp cao), việc
thông tin đại trà để chứng minh và thuyết phục quần chúng ông Ngọ chết vì ung
thư gan là chiến thuật nền tảng của những người đứng sau âm mưu đó.
Nhưng nỗ lực tuyên truyền đến nay cũng chưa
đủ vì 2 lý do cơ bản:
Lý do thứ nhất: Hình ảnh, sinh hoạt của ông
Ngọ, và những lý luận bệnh lý đã làm cho người ta hoài nghi về việc ông Ngọ
đang ở vào thời kỳ cuối của ung thư, chỉ còn vài tuần nữa là chết và "chắc
chắn" chết vì căn bệnh này.
Lý do thứ hai: Rất quan trọng đối với Trần Đại
Quang, với "thanh danh" và sự nghiệp chính trị của ông ta: Phạm Quý
Ngọ có "chết" nhưng lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa về việc Phạm
Quý Ngọ nhận hối lộ và có liên quan đến Trần Đại Quang vẫn "còn sống".
Lời khai này phải được "bức tử".
Do đó, bản tự khai từ trại tù Lạng Sơn đã được
đại tá công an Nguyễn Như Phong, dùng phương tiện truyền thông của nhóm lợi ích
Tập đoàn Dầu khí tung ra.
Ban biên tập PetroTimes giới thiệu bài viết:
"Tại phiên tòa ngày 08/01/2014, Dương
Chí Dũng đã khai việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an mật báo cho
để chạy trốn và việc đưa hối lộ...
Dương Chí Dũng cũng khai việc đưa tiền hối lộ
cho một loạt các cán bộ cao cấp của Bộ Công an: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, Cục
trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng - C48, Điều tra viên của Bộ
Công an...
Có một điểm cần lưu ý trong lời giới thiệu
này: Mở tiền đề về không gian và thời gian: tạiphiên tòa ngày 08/01/2014 nơi mà
lời khai của Dương Chí Dũng có liên quan đến Trần Đại Quang.
Sang đến bản tự khai của Dương Chí Dũng:
Bản tự khai của Dương Chí Dũng không ghi
ngày tháng. PetroTimes tự giới thiệu là "Trại Yên Trạch ngày
17/10/2012". Cứ tạm cho đó là thời điểm.
Dương Chí Dũng viết:
"Trong bản tự khai tại trại giam B34 Bộ
Công an tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có khai đã đưa tiền cho anh Ngọ hai lần,
một lần tại đảo Tuần Châu tỉnh Quảng Ninh, một lần tại nhà anh Ngọ tại Hà Nội.
Do khi khai tại trại B34 tôi bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởngnên tôi đã khai
không đúng. Tôi xin trình bày và khai lại như sau...
...
Với bản khai này tôi xin khẳng định việc tôi
khai trước đây tại B34 là sai sự thật do lẫn và hoang tưởng.
Tôi không hiểu tại sao tôi lại khai như vậy,
tôi rất xin lỗi anh chị Ngọ và mong cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ sự thật mà
tôi khai tại bản khai này."
Chúng ta thấy gì:
1. Trước đó, tại trại giam B34 Bộ Công an,
Dương Chí Dũng đã khai... tất về Phạm Quý Ngọ - Trưởng ban điều tra trưởng ban
chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines),
nhận hối lộ từ đối tượng mà ông ta điều tra là Dương Chí Dũng.
2. Tất cả những chi tiết do Dương Chí Dũng
viết, lại hé mở cho chúng ta thấy gia đình ông ta đã gặp gia đình Phạm Quý Ngọ
như thế nào, thân tình ra sao, nhưng gặp nhau để... thăm hỏi chứ KHÔNG ĐƯA TIỀN.
Dữ kiện ĐƯA TIỀN là dữ kiện DUY NHẤT đã "sai sự thật do lẫn và hoang tưởng"
trong khi những chi tiết khác như gặp ở đâu, lúc nào, ăn cơm trưa, cơm chiều, vợ
con nói chuyện với ai... thì rất tỉnh táo, rành rọt.
3. Bản tự khai cho thấy đây là kết quả của một
cuộc thương lượng giữa Dương Chí Dũng và phe cánh trước khi Dũng ra tòa vào
ngày 12 tháng 12, 2013.
4. Kết quả của cuộc thương lượng (mà Dương
Chí Dũng tưởng là sẽ dẫn đến một bản án chấp nhận được) đã giải thích cho thái
độ ban đầu cười cười không xem thiên hạ ra gì của Dũng tại tòa mà vào ngày 14
tháng 12, 2013 trong phần phát biểu sau cùng của bị cáo, Dũng còn đọc thơ (3):
"28 năm qua lại trở về,
Những người hàng hải nặng thề năm xưa,
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa,
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.."
5. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 12, 2013 Dương
Chí Dũng đã bị tuyên án tử hình.
Dừng lại ở đây với vài điểm quan trọng:
* Lần khai 1: Trước ngày 17/10/2012, tại trại
giam B34 Bộ Công an, Dương Chí Dũng đã khai Phạm Quý Ngọ nhận tiền hối lộ.
* Lần khai 2: Vào ngày 17/10/2012, trong trại
giam công an Lạng Sơn, Dương Chí Dũng "khai lại" là khai nhầm vì
"bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởng".
Tức là đã có 2 biên bản lời khai vào tháng
10 năm 2012 liên quan đến vụ việc Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ,
nhưng Bộ Công an đã giấu nhẹm với tòa và với công chúng trong phiên tòa xử sau
đó bắt đầu vào ngày 12 tháng 12, 2013. Nếu biện minh cho hành vi giấu kín này
là vì bí mật quốc gia thì ngày hôm nay Đại tá công an, Tổng biên tập PetroTimes
đã vi phạm việc tiết lộ bí mật quốc gia.
* Lần khai 3: Ngày 7 tháng 1, 2014, sau khi
đã bị tuyên án tử hình vào ngày 16 tháng 12, 2013 Dương Chí Dũng đã tung hê, trở
lại nội dung của lời khai lần 1 và khai rõ ngay trước tòa: Phạm Quý Ngọ nhận hối
lộ 20 tỷ, tiền từ Trương Mỹ Lan và có báo cáo với Trần Đại Quang.
Nhìn lại cả 3 lần khai cho thấy Dương Chí
Dũng hoàn toàn không "bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởng" và sự thật
nằm ở lời khai đầu và lần khai cuối.
Đại tá côn an Nguyễn Như Phong "cứu"
hay "giết" chúa đảng côn an Trần Đại Quang?
Bản tự khai của Dương Chí Dũng vào ngày
17/10/2012 tại trại tạm giam công an tỉnh Lạng Sơn là kết quả của một thương lượng
để Dương Chí Dũng tự vô hiệu hóa lời khai của chính mình trước đó tại trại giam
B34 Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cả 2 lần khai đều xảy ra trước thời điểm ngày
7 tháng 1 năm 2014 là lúc Dương Chí Dũng khai trước tòa.
Cả 2 lần khai đều xảy ra trong "sân
chơi" kín, trong bóng đen thương lượng của những thành viên trong cùng một
phe nhóm, trong đó có Trần Đại Quang.
Lời mở đầu của PetroTimes "Tại phiên
tòa ngày 08/01/2014, Dương Chí Dũng đã khai việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ
trưởng Bộ Công an mật báo cho để chạy trốn và việc đưa hối lộ..." đã tạo sự
nhập nhằng, cắm chuyện của ngày 07/01/2014 vào chuyện của năm 2102.
Và trong toàn bài viết, tất cả mọi thông tin
đều không đề cập đến Trần Đại Quang, kẻ bị Dương Chí Dũng nêu đích danh tại
phiên tòa ngày 7 tháng 1, 2014 (4):
“Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã
gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý
kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay
gây khó cho doanh nghiệp nữa”.
Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia
đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự
nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với
anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty... (không nghe rõ) như thế, em hiện
nay thì...”
Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên tắc,
đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không
phải ngại ai can thiệp cả.”
Đó là "cứu".
Nhưng cũng trong hành động... người tính
không bằng trời tính này, chính Nguyễn Như Phong đã cho làm lộ "bí mật quốc
gia", đã "giúp" cho dư luận thấy những gì ĐÃ XẢY RA trong bóng tối
trước buổi tòa ngày 7 tháng 1 năm 2014. Nó cho thấy cả một thế lực đen tối đi từng
nước cờ với nhau, thương thảo và phản phé nhau từ năm 2012 để cuối cùng trước bản
án tử hình, Dương Chí Dũng đã khai luôn đầu nậu côn an là Trần Đại Quang.
Và đó là "giết".
***
TB.
PetroTimes ghi chú dưới bài viết:
Lời tòa soạn: Bài viết dựa trên các tư liệu
đặc biệt của PetroTimes, các tờ báo, trang tin, phương tiện truyền thông khác
vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức, không trích nguồn, không dẫn lại.
BBT PetroTimes không chịu trách nhiệm pháp lý với các tin, bài sao chép hoặc dẫn
lại thông tin có sự sai lệch so với tư liệu gốc. Xin cám ơn!
Rất tiếc là:
(1) Bản tự khai của Dương Chí Dũng không thuộc
về sở hữu của cá nhân hay một tổ chức tư nhân. Việc PetroTimes đóng dấu lên bản
tự khai của một tù tạm giam, một tài liệu của cơ quan an ninh điều tra đã không
có đủ cơ sở pháp lý để biến nó thành tài sản riêng của PetroTimes.
(2) PetroTimes không phải là một công ty báo
chí tư nhân. Nó thuộc Tập đoàn Dầu khí - là một doanh nghiệp nhà nước được hình
thành và hoạt động nhờ tiền thuế của nhân dân.
Sau cùng: người nào trong Bộ Công an đã giao
tư liệu lời khai của Dương Chí Dũng, vốn là một tài liệu "mật" của cơ
quan điều tra, cho Nguyễn Như Phong để tung ra công chúng?
Vũ Đông Hà
No comments:
Post a Comment