Đặng Huy Văn: Thật bất ngờ đầu
năm mới Giáp Ngọ, tôi lại nhận được một phản hồi của nhà báo Lê Phương Dung lên
bài viết của tôi bằng một bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Thạch. Trước đây,
tôi cứ nghĩ, Lê Phương Dung là một nhà báo chuyên viết bài đăng trên các báo lề
đảng, bởi xuất thân chị là một phóng viên tờ báo Thương Mại của nhà nước. Tôi
đã quen đọc các bài chị viết luôn bênh vực chế độ, bênh vực các quan chức nhà
nước…Tôi đã từng có định kiến, chị là một nhà báo viết theo sự chỉ đạo của ban
tuyên giáo TW nên cứ nghĩ chị không bao giờ dám lật lại phía sau cái vẻ bề
ngoài được che đậy bởi 700 tờ báo viết ấy. Hay nói một cách khác, dù chị có đôi
chút biết được cái mặt trái xấu xa của nó thì chị cũng không bao giờ có đủ can đảm
để nói lên sự thật ấy!
Nhưng hôm nay đọc bài thơ của Nguyễn Thạch do nhà báo Lê Phương
Dung sưu tầm và gửi tới, tôi bỗng gặp một Lê Phương Dung chân thật đến bất ngờ!
Hoá ra, chị biết tất cả, thậm chí biết một cách rất sâu sắc, biết hơn tất cả
những điều mà tôi đã có lúc nhầm tưởng là mình đã biết. Trước đây tôi đã từng
yêu Lê Phương Dung vì nghĩ chị là một nhà báo giàu lòng nhân ái thương yêu
người bất hạnh một cách vô tư với các bài viết đầy lòng trắc ẩn vị tha. Thì
nay, nhà báo Lê Phương Dung trong trái tim tôi là một người yêu tự do, yêu sự
chân thật, yêu con người đến thiết tha cháy bỏng nên chị đã mượn bài thơ này
của Nguyễn Thạch để nói thay lòng mình. Xin chân thành cám ơn nhà báo Lê Phương
Dung và tôi xin được trân trọng giới thiệu bài thơ này tới quý vị độc giả của
trang nhà.
NỬA NGƯỜI NỬA NGỢM, NỬA ĐƯỜI ƯƠI
(Mến
tặng những người đồng chí mà tôi đã từng yêu)(*)
Nửa
người nửa ngợm, nửa đười ươi
Ta về đây giữa lòng phố thị
vẫn chưa quên một thuở ở rừng
ta quen sống cuộc đời hoang dã
quên được sao?
Vì đã khắc trên lưng….
Ta về đây giữa lòng phố thị
vẫn chưa quên một thuở ở rừng
ta quen sống cuộc đời hoang dã
quên được sao?
Vì đã khắc trên lưng….
Người
đừng quá khắt khe và đòi hỏi
Vượn làm người!
Tránh sao khỏi lạc sai!
bảy mươi năm ta đã miệt mài
thì ngàn năm nữa, nếu sai cứ sửa.
Vượn làm người!
Tránh sao khỏi lạc sai!
bảy mươi năm ta đã miệt mài
thì ngàn năm nữa, nếu sai cứ sửa.
Ta đã hứa…. rồi ta sẽ hứa
xóa bớt phần nửa ngợm, để văn minh
Ngợm ở đây là ta đã vô tình
mặc thống khổ dân sinh lầm lạc.
Văn minh ở đây là vẫn giương cao tiếng hát
Việt Nam mau gánh vác đại đồng
Chủ nghĩa siêu vời
dân đợi, dân mong
xây lũy thép, dựng thành đồng cách mạng
Bên cạnh ta có Cu Ba, Bắc Hàn, Đại Hán
"tiên tiến văn minh" ta phải ráng theo
dẫu bảy mươi năm, đất nước còn nghèo
vài trăm năm nữa, ta theo vẫn kịp.
Ta luôn hận và trách cho phận kiếp
nhưng cũng vì sự nghiệp phải về đây
chốn thành đô là cõi đọa đày
nên ta "giải phóng" chúng bây thành vượn tất.
Nhớ rừng xưa
một đời rất thật
đói thì ăn,
nứng
thì "ụ" tự nhiên
chớ có đâu lắm muộn nhiều phiền
ngoại giao luật lệ …đảo điên ta quá!
chớ có đâu lắm muộn nhiều phiền
ngoại giao luật lệ …đảo điên ta quá!
Trí của vượn thì làm sao đùm đề tất cả
ta đã quen cây lá của rừng
ta sinh ra, được giáo dục trong bưng
nên quen tật luật rừng mà xử…
Xin nhân loại hãy thông cảm cho ta mà tha thứ
Vượn nghìn năm, một chữ học vẫn quên
mà thế nhân, đường học hỏi rộng mông mênh
ta óc khỉ… thì tiến như tên sao được?
Quốc gia đại sự
chuyện dân
việc nước
ta lom khom từng bước mà đi
thủng thỉnh lon ton
hối hả mà chi
Vượn tập bước lắm khi té ngã.
Ta luôn tiếc…rừng xưa hoang dã
giờ uy quyền, nên tất cả buộc phải theo
đồng chí ta, dẫu cọp dẫu heo
hay chó sói gấu beo cũng được
Xin loài người hãy cho ta từng bước.
Một triệu năm, sẽ đến được…quang vinh.
Thơ Nguyễn Thạch
Nguồn:
Do nhà báo Lê Phương Dung sưu tầm và gửi tới ĐHV
(*). Lời để tặng là do Đặng Huy Văn tự đặt, xin lỗi nhà thơ Nguyễn Thạch nhé!
No comments:
Post a Comment