Thursday, July 12, 2012

MỸ ĐÒI DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN - VIỆT CỘNG MÒI TIỀN


Phạm Trần - Đảng và báo chí Cộng sản Việt Nam đã thống nhất kiểm duyệt lời tuyên bố của Bà Ngọai trường Mỹ Hillary Rodham Clinton về dân chủ, nhân quyền, nhưng lại phổ biến rộng rãi yêu cầu Hoa Kỳ “gỡ bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), đáp ứng lợi ích của Việt Nam trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tăng cường hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh, đặc biệt là vấn đề chất độc da cam/dioxin.”

Thái độ ngọai giao của Việt Nam được Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngọai giao đưa ra tại Hà Nội trong cuộc tiếp Bà Clinton đến Việt Nam 2 ngày, kể từ 10/07 (2012) trên đường Bà đi thăm Lào, lần đầu tiên của một Ngọai trưởng Mỹ trong 57 năm, trước khi đến Nam Vang (Cao Miên) dự Hội nghị Khu vực với Hiệp hội Các nước Đông Nanm Á (the ASEAN Regional Forum).

Bà Clinton nói khi xuất hiện chung trước Báo chí với Phạm Bình Minh: "I want to underscore something I said in Mongolia yesterday. I know there are some who argue that developing economies need to put economic growth first and worry about political reform and democracy later, but that is a short-sided bargain. Democracy and prosperity go hand in hand, political reform and economic growth are linked, and the United States wants to support progress in both areas."

(Tạm dịch): “Tôi muốn nhắc lại những gì tôi đã nói tại Mông Cổ ngày hôm qua (09-07-2012). Tôi biết có một số người nói rằng khi phát triển kinh tế thì cần phải ưu tiên cho sự tăng trưởng kinh tế trước đã rồi sau mới tính đến chuyện cải thiện về chính trị và dân chủ, nhưng đó là sự tính tóan thiển cận. Dân chủ và sự phồn thịnh phải đi đôi với nhau, cải thiện chính trị và tăng trưởng kinh tế có liên quan mật thiết với nhau, và Hoa Kỳ muốn ủng hộ cho sự tiến bộ trong cả hai lĩnh vực.”

So I also raised concerns about human rights, including the continued detention of activists, lawyers, and bloggers, for the peaceful expression of opinions and ideas. In particular, we are concerned about restrictions on free expression online and the upcoming trial of the founders of the so-called Free Journalists Club. The Foreign Minister and I agreed to keep talking candidly and to keep expanding our partnership.”

(Tạm dịch): “Vì vậy tôi cũng đã nêu lên sự quan tâm (của chúng tôi) về nhân quyền, bao gồm cả sự tiếp tục giam cầm những người đấu tranh, các luật sư, và những người muốn được phát biểu tự do và ôn hòa những quan điểm và ý kiến của mình. Đặc biệt, chúng tôi rất quan ngại về những hạn chế đối với quyền được tự do bầy tỏ trên mạng (internet) và việc sắp đem ra xét xử những sáng lập viên của Câu Lạc Bộ những Nhà báo Tự do. Ông Bộ trưởng Ngọai giao và tôi đồng ý tiếp tục thảo luận thẳng thắn về những vấn đề này và tiếp tục mở rộng sự hợp tác với nhau.”

Những Nhà báo Tự do mà Bà Clinton đề cập ở đây là: Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải bị phạt tù 3 năm về tội, theo Nhà nước CSVN nói là “trốn thuế”, đáng lẽ đã được ra tù khi mãn hạn tháng 10/2010, nhưng bị giữ lại với tội danh mới “tuyên truyền chống nhà nước”. Blogger Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải bị bắt ngày 18/10/2010 và Blogger Công giáo Tạ Phong Tần bị bắt ngay 05/09/2011 cùng bị cáo buộc về tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Nhiều tổ chức nhân quyền và bảo vệ quyền tự do báo chí thế giới đã lên tiếng chỉ trích và đòi nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho những công dân Việt Nam bị bắt chỉ vì muốn thực thi quyền tự do ngôn luận của mình, nhưng chính quyền Việt Nam đã chính trị hóa các vụ bắt giữ nên nhiều người vẫn còn bị giam.

Tuy nhiên, lời tuyên bố của Bà Clinton đã bị đảng cấm báo chí Việt Nam không được phép đăng nhưng lại khuyến khích đưa tin rộng rãi những lời Bà nói về tăng cường mậu dịch giữa hai nước và lập trường của Mỹ ủng hộ việc sớm có một thỏa hiệp giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Cộng về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct, COC).

COC, nếu đạt được sẽ thay cho Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration of Conduct, DOC), vì DOC, thỏa thuận ở Nam Vang (Cao Miên) năm 2002, không có tính cách ràng buộc pháp lý nên Trung Cộng đã lạm dụng để khuấy rối ở Biển Đông trong nhiều năm qua.

Trong khi làm ngơ tuyên bố của Bà Clinton về nhân quyền, dân chủ thì Báo chí Việt Nam đã khai thác triệt cuộc họp bất ngờ giữa Bà với Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh.

Trong cả 3 cuộc họp này, hai bên đã thảo luận các vấn đề tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục-đào tạo và đặc biệt sự đóng góp của Hoa Kỳ trong việc ổn định hòa bình ở khu vực.

Báo chí Việt Nam cũng tập trung vào việc hai bên khẳng định tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt, các báo cũng đề cao lời Bà Clinton khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển trong vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982, vì quan điểm này phù hợp với lập trường của Việt Nam trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Cộng.

Vậy tại sao Ban Tuyên gíao Trung ương của đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông của Chính phủ đã không cho phép các báo-đài phổ biến lời Bà Clinton nói về nhân quyền, dân chủ và quyền tự do thông tin và tự do tư tưởng của người dân?

Thứ nhất, Việt Nam coi nhân quyền và dân chủ là những vấn đề “nhậy cảm” phải tuyệt đối cấm nói đến trong đảng và bàn bạc trong dân.

Thứ hai, Nhà nước coi lời tuyên bố của Bà Clinton liên quan đến những “Nhà báo Tự do” đang bị giam giữ và việc Bà than phiền chuyện Việt Nam tìm cách kiểm soát thông tin trên internet là “xen vào chuyện nội bộ” của Việt Nam, vì Việt Nam cho rằng những người bị bắt đã lợi dụng tự do để tuyên truyền chống đảng.

Thứ ba, Nhà nước e ngại sẽ bị “các thế lực thù địch” lợi dụng tuyên truyền Việt Nam đã nhượng bộ Mỹ nếu để cho các báo-đài phổ biến lời tuyến bố của Bà Clinton.

Thứ tư, đảng muốn chứng minh Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, không chịu áp lực của bất cứ ai, dù đến từ Hoa Kỳ, cường quốc đứng đầu thế giới.

Thứ năm, đảng không muốn bị phe bảo thủ, nhất là hai lực lượng Quân đội và Công an lên án không giữ vững lập trường “nhất quyết không khoan nhượng với những kẻ lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, phá họai đường lối, chính sách của đảng và nhà nước.”

Thứ sáu, phải kiên định lập trường “dân chủ có kỷ luật” do đảng lãnh đạo và “không chấp nhận đa nguyên đa đảng”.

Nhưng đảng và nhà nước CSVN cũng biết rõ tại sao Bà Clinton đã nói thẳng với Phạm Bình Minh trước mặt Báo chí trong và ngòai nước tại Hà Nội rằng: “Dân chủ và sự phồn thịnh phải đi đôi với nhau, cải thiện chính trị và tăng trưởng kinh tế có liên quan mật thiết với nhau, và Hoa Kỳ muốn ủng hộ cho sự tiến bộ trong cả hai lĩnh vực”?

Bởi vì Phạm Bình Minh đã nhắc lại những điều muốn phía Mỹ làm có lợi cho Việt Nam trong khi Việt Nam không đáp lại những yêu cầu cốt lõi của Mỹ đối với Việt Nam trong chính sách ngọai giao của chính quyền Obama.

NHỮNG “CÁI MUỐN” CỦA PHẠM BÌNH MINH

Phạm Bình Minh đã yêu cầu Mỹ “gỡ bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa Việt Nam”, nghĩa là Việt Nam muốn Mỹ bỏ những tiêu chuẩn nhập khẩu và thuế vụ áp đặt vào những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ như cá tra, cá ba sa, tôm, ống thép cuộn các-bon, trụ điện gió.

Sở dĩ có “những hàng rào cản” là vì tất cả hàng hóa của Việt Nam xuất cảng sang Mỹ đều do các Doanh nghiệp của Nhà nước, hay hợp doanh làm chủ. Vì vậy các công ty này đã nhận được nhiều ưu đãi về thuế, tiền thuê đất xây cơ sở sản xuất và của chế độ nâng đỡ tài chính từ ngân hàng như được vay nhẹ lãi hoặc “bao cấp” của chính phủ.

Do đó gía thành của mỗi mặt hàng đều thấp hơn phí tổn thật sự, nếu các sản phẩm này làm ra bởi công ty tư nhân. Do đó khi hàng đem vào nước Mỹ thì được được bán với giá rẻ hơn gía của các loại hàng cùng lọai của các nhà sản xuất Hoa Kỳ khiến cho các doanh nghiệp Mỹ bị thiệt thòi.

Vì vậy, các nhà sản xuất và nuôi trồng thủy sản của Mỹ đã phản đối chủ trương bán phá gía của các công ty Việt Nam và áp lực các Dân biểu và Nghị sỹ của họ ở Quốc hội chấp thuận các biện pháp chế tài đối với các mặt hàng của Việt Nam.

Minh cũng muốn Hoa Kỳ “sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường” để được hưởng nhiều quyền lợi mà Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Ngân hàng Thế Giới và Qũy Tiền tệ Quốc tế dành cho các quốc gia hội đủ điều kiện.

Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, World Trade Organization) ngày 11/07/2006, nhưng cho đến khi Bà Clinton đến Hà Nội thì Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam có đủ điều kiện của nền Kinh tế Thị trường. Lý do vì Nhà nước Cộng sản chưa chịu từ bỏ chủ trương theo đuổi điều được gọi nền “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và tiếp tục để cho “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ qủan”, có nghĩa độc quyền kinh tế và không tôn trọng quyền bình đẳng của kinh tế tư nhân và của các Nhà đầu tư nước ngòai.

Khi vi phạm nhân quyền, khủng bố và bắt giữ những người chỉ vì muốn bầy tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa và hạn chế các quyền tự do của công dân là Việt Nam đã đi ngược lại những tiêu chí của mậu dịch tự do, quyền lao động và nghiệp đòan của công nhân mà các thành viên của WTO phải tuân theo.

Chính sách kinh tế của chính phủ Việt Nam dành độc quyền lãnh đạo kinh tế và Doanh nghiệp nhà nước được giao giữ vai trò “chủ qủan” nền kinh tế nên không có tự do kinh doanh và thiếu công bằng đối với các thành phần kinh tế tư nhân và giữa các công ty trong nước và nước ngòai.

Sự “kỳ thị” rõ nhất được thể hiện trong hai lĩnh vực thuê mướn đất đai và cơ sở làm việc.

Sự bất bình đẳng còn chênh lệch trong các lĩnh vực thuê-mua, thuế khóa phức tạp, thủ tục, giấy tờ chồng chất và cách cử xử không minh bạch trong kế toán và tình trạng “tham nhũng, bôi trơn” dưới gầm bàn cho các viên chức nhà nước đã đến mức như bắt buộc nên đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngòai nản lòng bỏ cuộc.

Ngòai ra các Công ty nước ngòai còn phải đối phó với chế độ Công đòan tại các xí nghiệp do cán bộ đảng nắm giữ để gây áp lực với chủ nhân khi họ thấy cần. Do đó nhiều cuộc đình công, lãng công của công nhân đòi tăng lương, đòi thay đổi chế độ ẩm thực gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư.

Đó là những yếu tố cạnh tranh bất hợp pháp của phía Việt Nam, hòan tòan vi phạm những tiêu chuẩn của WTO nên Mỹ chưa nhìn nhận Việt Nam hội đủ điều kiện của nền Kinh tế thị trường.

Trước những vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền của Việt Nam, một số Nhà Lập pháp và Tổ chức Tôn giáo và Nhân quyền Mỹ đã áp lực chính quyền Obama rút lại quyết định của Tổng thống Cộng hòa George W. Bush cho Việt Nam ra khỏi danh sách Các nước Đáng quan Tâm (Country of Particular Concern, CPC) để Việt Nam có đủ điều kiện gia nhập WTO, sau 11 năm thương thuyết.

Chính quyền Obama đã khước từ những yêu cầu này vì những lý do chính trị và mậu dịch để duy trì và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tại vùng Đông Nam Á vì Việt Nam có một vị trí địa lý chiến lược quan trọng trong chính sách Quốc phòng mới ở Á Châu của Hoa Kỳ.

Còn việc Phạm Bình Minh kêu gọi Bà Clinton “ dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), đáp ứng lợi ích của Việt Nam trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tăng cường hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh, đặc biệt là vấn đề chất độc da cam/dioxin” thì sao?

Trước hết hãy nói về GSP (Generalized System of Preferences)

Quy chế GSP ra đời ngày 01/01/1976, từ Luật Thương mại của Mỹ có hiệu lực năm 1974 nhằm chủ yếu nâng đỡ các nước có nền kinh tế non kém, nhưng minh bạch và tự do và nhất là không tranh thương bất chính với hàng hóa của Mỹ.

Khi một nước được hưởng chế độ GSP thì sẽ được miễn thuế hay chỉ phải đóng theo chỉ số rất thấp trong tổng số 4,800 lọai hàng nhập cảng vào Hoa Kỳ.
Cho đến nay đã có 129 nước trên thế giới được hưởng quy chế GSP của Mỹ.

Việt Nam chưa được hưởng GSP vì chưa thỏa mãn được những tiêu chuẩn của nền kinh tế tự do thị trường, bình đẳng và được luật pháp bảo vệ như các quốc gia khác quy định bởi WTO.

SỨC MẠNH CỦA TPP

Đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership), Bà Clinton nói: “So we're working on expanding it through a far-reaching, new regional trade agreement called the Trans-Pacific Partnership, which would lower trade barriers while raising standards on everything from labor conditions to environmental protection to intellectual property. Both of our countries will benefit. And in fact, economists expect that Vietnam would be among the countries under the Trans-Pacific Partnership to benefit the most. And we hope to finalize this agreement by the end of the year.”
(Tạm dịch): “Chúng tôi đang làm việc để nới rộng sang một tầm cao mới về một thỏa hiệp thương mại trong khu vực được gọi là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương nhằm hạ thấp các rào cản thương mại trong khi nâng cao các tiêu chuẩn về mọi lĩnh vực như các điều kiện về lao động, bảo vệ môi trường và tài sản của trí tuệ. Cả hai quốc gia chúng ta cùng có lợi. Thức tế hơn, theo dự kiến của các nhà kinh tế thì Việt Nam sẽ trong số các nước sẽ có lợi hơn cả, nhờ vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Và chúng tôi hy vọng sẽ đạt được thoả hiệp này vào cuối năm nay.”

Ngòai Hoa Kỳ và Việt Nam còn 6 quốc gia khác trong khu vực Á Châu và Thái Bình Dương đã đồng ý gia nhập tổ chức kinh tế TPP khiến Trung Cộng bực tức lên án Mỹ tìm cách thiết lập một vòng vây kinh tế chống Trung Cộng.

Các nước khác là Úc, Mã Lai Á, Peru, Nhật Bản, Gia Nã Đại và Mexico, sẽ cùng với các nước thành viên nguyên thủy từ 2005 là Brunei, Chile, Tân Gia Ba và Tân Tây Lan tạo thành khối kinh tế hung mạnh hơn cả Khối kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu.

Bà Ngọai trường Mỹ nói tiếp: “Higher standards are important, because if Vietnam is going to continue developing and transition to an innovative entrepreneurial economy for the 21st century, there will have to be more space created for the free exchange of ideas, to strengthen the rule of law, and respect the universal rights of all workers, including the right to unionize.”

(Tạm dịch): “Nâng cao các tiêu chuẩn là điều quan trọng, bởi vì Việt Nam đang trên đường mở mang và chuyển sang một nền kinh tế thị trường đầy triển vọng ở Thế kỷ 21, sẽ có nhiều địa hạt được mở ra cho việc tự do trao đổi các sáng kiến, tăng cường hệ thống pháp lý, và tôn trọng tất cả mọi thứ quyền của các công nhân, kể cả quyền thành lập nghiệp đoàn.”

Những điều Bà Clinton đưa ra tại Hà Nội về TPP có lẽ đã làm chóng mặt Việt Nam vì quyền làm việc, quyền bảo vệ quyền lợi của công nhân và quyền tổ chức nghiệp đòan không do đảng CSVN lãnh đạo sẽ thể hiện trong Hiệp định này.

Từ xưa đến nay vấn đề Nghiệp đoàn lao động, hay còn được gọi là Công đoàn đều do đảng tổ chức, lãnh đạo và điều khiển nhưng quyền lợi của công nhân lại không được Công đoàn bảo vệ tận tình.

Công nhân làm việc tại nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngòai đã than phiền cán bộ công đoàn đã thỏa hiệp, đi đêm với chủ nhân để “hóa giải” các vụ đình công đòi tăng lương hay đòi cải thiện cuộc sống, nơi ăn, chốn ở và ngay cả trong những bữa cơm cũng cũng bị cán bộ công đoàn “ăn chia” với chủ nhân.

Tuy nhiên việc thương thảo giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về TPP sẽ đặt Công đoàn Việt Nam, tổ chức xã hội do đảng CSVN lãnh đạo, vào vị trí khó xử, nếu TPP cho phép các Công nhân được quyền tổ chức nghiệp đòan lao động độc lập không do đảng kiểm soát và lãnh đạo.

Trong Luật Công Đoàn mới được Quốc hội CSVN thông qua tại Kỳ họp 3, kết thúc ngày 21/06/2012 đã viết ngay trong Điều 1 rằng: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Do đó, lãnh đạo Công đòan phải là đảng viên đảng CSVN và làm việc theo lệnh của tổ chức.

Như vậy khi Hoa Kỳ đòi quyền lập nghiệp đòan cho công nhân, không nằm trong hệ thống cai trị của đảng và không bị chi phối bởi các cơ quan Nhà nước thì liệu Việt Nam có chịu không?

Ngặt nỗi là nếu “không chịu” thì dễ gì Hoa Kỳ chịu ký Hiệp định TPP với Việt Nam. Và nếu “không cho công nhân lập nghiệp đòan” ngòai tổ chức Công đòan của đảng thì Việt Nam sẽ vi phạm quyền tự do nghiệp đòan, quyền tự do lao động và vi phạm nhân quyền.

Đó chính là “cái lưỡi câu” mà Bà Ngọai trưởng Clinton đã giương ra trước mắt Phạm Bình Minh trong diễn văn của Bà tại Hà Nội ngày 10-7 (2012) vừa qua.

NÓI Ở MÔNG CỔ

Nhưng Bà Clinton đã nói gì ở Mông Cổ mà Bà muốn lập lại ở Hà Nội?

Trước khi đến Việt Nam, Bà Clinton đã đọc diễn văn tại một Cuộc Thảo luận Quốc tế về vai trò Lãnh đạo của Phụ nữ tại Thủ đô Ulaanbaatar (Mông Cổ) về nhân quyền và quyền tự do chính trị phải đi song song với tự do kinh tế.

Trong một đọan, Bà nói: “You cannot over the long run have economic liberalization without political liberalization. Countries that want to be open for business but closed to free expression will find the approach comes with a cost. It kills innovation, discourages entrepreneurship which are vital for sustainable growth. Without the rule of law, people with a good business idea or money to invest cannot trust that contracts will be respected and corruption punished, or that regulations will be transparent and disputes resolved fairly, and many will end up looking for opportunities elsewhere.

Countries that deny their workers their universal rights, including the right to unionize, pay a cost in lost productivity and greater labor unrest. And furthermore, it’s a losing battle because when economic empowerment finally takes root, when a middle class is formed, popular demands grow for a say in politics and governance. Anyone who doubts that political openness and prosperity go hand-in-hand only have to look to South Korea, Japan, Indonesia, Taiwan – democratic societies that have delivered tremendous economic benefits. Or look right here in Mongolia, where gross domestic product is growing by double digits. And we’ve seen very clearly that parliamentary elections go hand-in-hand with greater economic opportunity.”

(Tạm dịch): “Qúy vị không thể, về lâu về dài, có một nền kinh tế tự do mà không có tự do chính trị. Các nước muốn mở cửa cho thương mại nhưng lại cấm đóan việc tự do bầy tỏ quan điểm sẽ tìm thấy những thiệt hại theo hướng đi này. Nó sẽ giết chết sự sáng tạo, làm nản lòng việc kinh doanh là yếu tố tối cần để tăng trưởng. Nếu không có luật pháp, những nhà kinh doanh có kiến thức hoặc có tiền sẽ không tin các cam kết sẽ được thực thi nghiêm chỉnh và sẽ làm cho tham nhũng tăng nhanh, các điều lệ sẽ khó thấy được làm sáng tỏ hay các bất đồng sẽ khó được giải quyết công bằng, và cuối cùng những nhà đầu tư sẽ tìm cơ hội ở những nơi khác.

Những quốc gia phủ nhận những quyền cơ bản của công nhân, kể cả quyền lập nghiệp đòan sẽ phải trả gía bằng sự mất đi sức sản xuất và sẽ phải đối phó với những cuộc tranh chấp lao dộng lớn hơn. Hơn thế nữa, đó sẽ là một cuộc thua trận bởi vì khi mà quyền lợi kinh tế đã bám rễ, và khi thành phần trung lưu đã xuất hiện thì những đòi hỏi sẽ gia tăng trong chính trị và quyền hành.

Những ai còn nghi ngờ rằng cởi mở về chính trị và sự giầu mạnh luôn luôn song hành với nhau thì hãy nhìn vào Nam Hàn, Nhật Bản, Nam Dương và Đài Loan—những xã hội dân chủ đã đem lại những phúc lợi kinh tế lớn lao. Hay hãy nhìn vào ngay ở Mông Cổ đây, nơi mà mức sản xuất nội địa đã tăng lên những con số gấp đôi. Và chúng ta cũng thấy rõ ràng rằng các cuộc bầu cử Quốc hội đã đi song song với những cơ hội kinh tế lớn hơn.”

Bà còn nói: “Now I know there are some who will say that while democracy can work well elsewhere in the world, it isn’t perfectly at home in Asia. They suggest that it is unsuited to this region’s history, maybe even antithetical to Asian values. Well, I think all we have to do is look at what is happening across Asia today, in countries large and small, to rebut these notions. During the past five years, Asia has been the only region in the world to achieve steady gains in political rights and civil liberties, according to the nongovernmental organization Freedom House.”

(Tạm dịch): “Tôi cũng biết có người muốn bảo rằng trong khi dân chủ có thể thích hợp với nhưng chỗ khác trên thế giới, nó nhất định không phù hợp ở Á Châu. Họ cho rằng dân chủ không phù hợp với lịch sử của vùng này, có thể còn đối ngịch với những giá trị của Châu Á. Tôi nghĩ chỉ cần xem những gì đang diễn ra ra khắp Á Châu hôm nay, tại các nước lớn cũng như bé, để bác bỏ những lập luận này. Trong vòng năm năm qua, Châu Á là khu vực duy nhất trên Thế giới đã liên tục đạt được những quyền về chính trị và tự do dân chủ, căn cứ theo Tổ chức phi chính phủ Nhà Tự Do.”

Ở một đọan khác, Bà còn vạch ra rằng: “Their first argument is that democracy threatens stability. But in fact, democracy fosters stability. It is true that clamping down on political expression or maintaining a tight grip on what people read or say or see can create the illusion of security, but illusions fade because people’s yearning for liberty do not. By contrast, democracy provides a critical safety valve for society. It allows people to select their leaders, it gives those leaders legitimacy to make difficult but necessary decisions for the national good, and it lets those in the minority express their views peacefully, and that helps ensure stability and continuity through political transitions.”

(Tạm dịch): “Luận cứ đầu tiên của những người này là dân chủ đe dọa sự ổn định. Nhưng bằng chứng là dân chủ tăng cường sự ổn định. Sự thật là việc khống chế việc bầy tỏ quan điểm về chính trị hay kiểm soát gắt gao những gì người ta đọc hay nói hoặc nhìn sẽ tạo ra sự mơ hồ về an tòan, nhưng sự mờ hồ sẽ tan biến trong khi ước vọng được tự do của con người thì không. Ngược lại, dân chủ cống hiến an ninh tối cần thiết cho xã hội. Nó cho phép người dân lựa chọn các lãnh tụ cho mình, nó dành cho các lãnh tụ quyền hợp pháp đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết cho quyền lợi của Quốc gia, và nó cũng để cho những người của thiểu số được bầy tỏ quan điểm của mình ôn hòa, và sự kiện này giúp bảo đảm cho sự ổn định và liên tục trong tiến trình chuyển hóa chính trị.”

Liệu những lời của Bà Clinton nói ở Mông Cồ, nhưng chỉ lập lại ngắn gọn tại Hà Nội đã lọt lỗ tai Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Bình Minh chưa, hay những người này có tai mà cũng như điếc trong các cuộc nói chuyện với Bà Ngọai trưởng Mỹ hôm 10 tháng 07 (2012)? -/-

(07/012)

No comments:

Post a Comment