Friday, July 6, 2012

ĐỪNG SỢ CHÍNH TRỊ

Tiếng nói từ trong nước về cuộc xuống đường 01.7.2012

http://www.viet-asia.net/uploads/news/2011_06/vietnam_china_hanoi_5jun11.jpg
Nguyn Quang Duy
Sáu mươi lăm năm về trước Đức Thầy Hùynh Phú Sổ mang tư tưởng Phật Giáo – Bát Chánh vào công cuộc đấu tranh giành độc lập nước nhà. Đức Thầy kêu gọi tòan dân chính trị vì chính trị là làm những việc chính đáng cho quê hương, cho đất nước, cho dân tộc, cho nhân lọai.Ngày nay trong hòan cảnh nước mất nhà tan, không khí của những ngày 1945 dường như trở lại, lời kêu gọi của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ xuống đường đừng sợ chính trị nhắc nhở chúng ta chính trị là việc cần chúng ta dấn thân. Xin mời bạn xem lại tòan văn lời kêu gọi Đức Tăng Thống qua cuộc phỏng vấn của Ỷ Lan trên Đài Á Châu Tự Do.
Đng S Chính Tr !
http://www.ngay-dem.com/uploads/2007/images/B%C3%A9%20d%E1%BA%ABn%20%C4%91%E1%BA%A7u%20%C4%91o%C3%A0n%20bi%E1%BB%83u%20t%C3%ACnh%20t%E1%BA%A1i%20S%C3%A0i%20G%C3%B2n,%20ng%C3%A0y%2012-6-2011%20ch%E1%BB%91ng%20Trung%20Qu%E1%BB%91c%20x%C3%A2m%20l%C6%B0%E1%BB%A3c.jpg
Toàn dân bị chế độ độc tài toàn trị, thì họ sợ nhất là chính trị. Cho nên mình làm cái gì có tính cách chính trị là họ vu cáo ngay là người tham vọng chính trị lật đổ chính quyền. Nhưng biểu tình ở đây rất thông thường. Biểu tình Giáo Hội chủ trương ngày chủ nhật tới đây mà các vị đi tham gia đông đảo đừng sợ gì, đừng lo gì. Ai cản đâu thì mình ngồi đó, là bởi vì mình biểu tình đây là để bày tỏ nguyện vọng tha thiết với nhà nước phải bảo vệ đất nước này. Truyền thống bốn nghìn năm văn hóa. Thời đại văn minh đây không lẽ mình cúi đầu chịu đầu hàng à? Để cho người Trung Quốc họ thống trị Việt Nam à? Không được!
Còn cái làm chính trị nó khác. Cái đó, trách nhiệm đó nhà nước phải lo. Giữ giặc, bảo vệ đất nước, giữ ở ngoài biển, trên bộ, đấy là trách nhiệm nhà nước. Người dân chỉ nhắc nhở thế thôi. Chứ đừng thấy người dân biểu tình là lo người ta cướp chính quyền của các vị. Làm sao cướp được? Một quân đội như thế, những nhà tù như thế, mạng lưới sợ công an như thế, làm sao mà lật đổ các vị? 
Chính quyền trong tay các vị. Người dân đây chỉ có mỗi một phương tiện duy nhất là xuống đường để bày tỏ ý hướng mình thôi.

Báo chí bây giờ không được nói. Báo chí trong lề phải mới được nói. Nói trái thì người ta dập đi, mà lề phải toàn ca tụng nhà nước giàu có, hạnh phúc. Tăng Ni ở đây cũng trên hết, trước hết, là một người dân của một nước đã, tức là một thành viên trong một đất nước gồm có chín mươi triệu dân đây. Trước hết và trên hết, mỗi một vị Tăng Ni là một công dân, mà đã là công dân phải có cái nghĩa vụ đối với đất nước, đối với tổ quốc, đối với đồng bào.

Thế bây giờ mình tu thì cứ tu. Nhưng mà đến cái tình trạng này mình phải xuống đường biểu tỏ tinh thần cũng như tâm huyết của một người dân, chứ không là tư cách một vị sư. Tâm huyết của một người công dân Việt Nam chuyển đến nhà nước để nghe tiếng nói đó, hiểu thấu được tình trạng đó, để mà lo việc nước. Chứ đâu phải biểu tình đòi lật đổ. Ông sư, Tăng Ni có hai bàn tay trắng có gì mà phải lo?
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/07/DSC_0119-400x267.jpg
Hai chữ chính trị rất thông thường, đâu có gì mà nguy hiểm như độc tài họ quan trọng hóa ra. Họ bảo vệ cái độc quyền chính trị của họ. Vậy công việc của một nhà nước, bổn phận, nghĩa vụ của một nhà nước đối với các việc nước, việc dân là phải sửa sang cái đất nước, việc dân ấy, cho ngay thẳng chính đáng. Đấy chính trị là thế thôi, chứ đâu phải Tăng Ni xuống đường để làm cái gì. Còn làm chính trị là phải lập đảng, như thế mới là làm chính trị. Còn người dân không biết cách nào, làm thế nào, trước vận nước như thế, nó ngổn ngang, nguy hiểm như thế, thì chỉ còn biết cách xuống đường bày tỏ như thế để dùng cái đó mà nói với nhà nước, dùng đôi chân để nói với nhà nước. Đâu có mưu đồ chính trị gì mà sợ.

Thành ra nhân đây tôi kêu gọi đừng sợ chính trị. Nó là con ngáo ộp. nhà nước này muốn độc quyền dùng con ngáo ộp làm chính trị. Hễ ai làm chính trị họ bỏ tù, công an bắt bỏ tù này khác. ĐỪNG SỢ!

Chính là chính đáng, trị là sửa sang. Ai làm chính trị phải sửa sang đất nước đó cho đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, hạnh phúc. Thật sự nếu làm chính trị đi nữa, thì nó là nền chính trị đạo đức, có gì đáng ngại, có gì phải lo.

Thời đại này không thể độc tài phát xít được nữa, mà phải là một chế độ dân chủ. Tất cả các chế độc độc tài, phát xít sẽ lần lượt đi vào bảo tàng viện hết.

Như vậy, nếu lúc này đang là lúc nguy hiểm thù trong giặc ngoài, mà nhà nước tìm cách mở rộng cái hoạt động chính trị ra để cho mọi người tham gia, tất cả đại diện các thành phần trong đất nước, trong khối dân tộc tham gia để giúp việc duy trì nền độc lập mà đã tốn bao xương máu mới đạt được đây.

Cái thế đảng Cộng sản, một mình đảng Cộng sản không làm được đâu. Cộng sản còn kẹt cái lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa, rồi thêm vào đó “16 Chữ Vàng, 4 Tốt” thành ra ngại không làm được. Bởi thế cho nên phải nhờ cái sức hỗ trợ của toàn dân, là những người tha thiết, yêu nước nhất, là giới thanh niên, sinh viên, là trụ cột, rường cột của quốc gia trong tương lai, thì phải để cho họ tham gia. Phải khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động chính trị trong lúc này.

Sau các ông có qua đời đi rồi, họ lãnh đạo đất nước chứ ai. Thanh niên là tương lai của dân tộc, nước nào, dân tộc nào cũng thế thôi. Bây giờ họ xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước mà phải giấu kín, không dám gọi nhau, không dám rủ nhau, hẹn nhau chỗ đó chỗ kia như đi ăn trộm. Có thấy nhục không? Tương lai đất nước, lo cho đất nước mà phải như thế à? Biểu tình cũng phải giấu diếm, mặc áo mưa mà đi. Có tủi hổ với thế giới không?

Suy ngẫm lời Đức Tăng Thống sẽ thấy rõ đảng Cộng sản không làm chính trị, đảng Cộng sản đang cai trị dân tộc Việt Nam. Vì cai trị dân tộc nên đảng Cộng sản luôn sợ người dân đứng lên để giành lại chủ quyền dân tộc. Được Diễn Đàn BBC phỏng vấn, blogger Phương Bích cho biết: “Nhiều người vẫn hiểu rằng thực ra chính quyền chả sợ gì biểu tình chống Trung Quốc đâu, mà chỉ lo nó biến tướng thành biểu tình lật đổ chính quyền thôi.” Thế nên Đừng Sợ Chính Trị ! hãy trả lại sự sợ hãi cho giới cầm quyền cộng sản Việt Nam. Giờ lịch sử để xét xử bọn cầm quyền cộng sản đã điểm.

Chính Trị Nội Bộ

Vì chế độ cộng sản là một chế độ tòan trị, chính trị chỉ là chuyện nội bộ đảng Cộng sản. Trước thời điểm cáo chung, chuyện phân hóa nội bộ đảng Cộng sản mỗi ngày một rõ hơn nhờ thế chúng ta mới có thể thấy và phân tích được tình trạng dành ăn của giới cầm quyền cộng sản.
Có huyền thọai cho rằng Trương Tấn Sang muốn lật đổ Nguyễn Tấn Dũng. Sự thực càng ngày càng rõ nét Trương Tấn Sang chỉ là một con cờ rối trong ván cờ nội bộ mà Nguyễn Tấn Dũng đang cầm. Nếu Trương Tấn Sang có tài hay có hậu thuẫn thì ngày nay đã làm Tổng Bí Thư thay vì giữ vai trò cúng tế.

Trong cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hôm thứ Hai 2/7, ý kiến của giới học giả cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp (1992) cần tăng quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước. Trao đổi với BBC qua điện thoại, Giáo sư Phạm Hồng Thái cho biết: “Đây chỉ là một hội thảo khoa học thuần túy, các ý kiến đưa ra trao đổi chỉ mang tính nội bộ, tham khảo.” Một cách mỉa mai quyền lực của Trương Tấn Sang chỉ được bàn trong các cuộc hội thảo khoa học.

Phương cách duy nhất để Trương Tấn Sang cất tiếng nói là đại diện cử tri trong cái Quốc Hội hình thức bù nhìn do Nguyễn Tấn Dũng nắm. Khổ nỗi cũng mang kiếp sâu Trương Tấn Sang lại mặt dạn mày dày đụng chạm đến chúa sâu và cả đàn sâu. Vốn đã cô đơn Trương Tấn Sang lại càng bị ghét bỏ và bị cô lập. Huyền thọai phe Trương Tấn Sang chống phe Nguyễn Tấn Dũng xem ra chỉ là trò “sâu cắn sâu” trong ván cờ của phe diễn tiến hòa bình.
Còn Nguyễn Phú Trọng chỉ là một khoa bảng thuộc và trả bài đã học. Những bài ông đọc là những bài về tư tưởng cộng sản hầu như đã được nhân lọai đào thải. Chả thế bà Tổng Thống Ba Tây Vana Dilma Rousseff đã đóng cửa để khỏi phải nghe ông trả bài. Cái chức Tổng bí thư cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam có được là nhờ khuôn mặt sợ Tàu nhất trong cái Bộ Chính Trị vừa hèn với giặc vừa ác với dân.

Nguyễn Tấn Dũng nắm mọi thực quyền: bộ chính trị, trung ương, nhà nước, quân đội, công an, quốc hội, đòan thể và cả báo chí. Nhưng chính vì sự ôm đồm này Nguyễn Tấn Dũng đang lâm vào cảnh các bè cánh đánh nhau tranh ăn. Việc Nguyễn Tấn Dũng đánh lá bài “yêu nước”, lá bài “theo Mỹ cứu đảng” chẳng qua cũng chỉ vì trữ lượng dầu thô trên thềm lục địa Việt Nam đang bị Trung cộng phong tỏa. Giới hạn khai thác dầu thô là giới hạn khả năng ăn cắp tài nguyên quốc gia của Tập Đòan Nguyễn Tấn Dũng.

Dân chúng và đa số các đảng viên càng ngày càng nhận rõ bộ mặt thật của Nguyễn Tấn Dũng và Tập Đòan Cộng Sản. Diễn tiến hòa bình, tự diễn tiến, tự chuyển hóa là quá trình thức tỉnh quay về với dân tộc. Quá trình này đã và đang xảy ra bên trong và bên trên đảng Cộng sản.

Thay vì nhìn nhận sự thật để quay về với dân tộc tầng lớp cầm quyền cộng sản lại chỉ hô hào: “…đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phải tăng cường đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng CNXH, thực dụng, cá nhân ích kỷ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…; chặn đứng nguy cơ thoái hóa về chính trị, tư tưởng.” Nhưng càng đẩy mạnh đấu tranh nội bộ thì bộ mặt thật của chế độ cộng sản càng phơi bày.

Bộ mặt thật của hệ thống cai trị tại Việt Nam chẳng khác gì hệ thống cống rãnh tại Sài Gòn và Hà Nội sau những cơn mưa lớn rác rưới trôi lềnh bềnh. Tiền thuế của dân, tài nguyên quốc gia, nợ quốc tế chạy vào túi của bè lũ cầm quyền. Chúng càng tham lam, tội bán nước gia tăng, thì bất mãn càng tăng thêm và ngày bọn chúng đền tội càng gần hơn.

Đảng Chính Trị Tổ Chức Đấu Tranh Chính Trị

Về phía dân chủ, càng ngày càng nhiều đảng chính trị, tổ chức chính trị và tổ chức đấu tranh chính trị công khai xuất hiện. Như Đức Tăng Thống đã giải thích : “Chính là chính đáng, trị là sửa sang. Ai làm chính trị phải sửa sang đất nước đó cho đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, hạnh phúc. Thật sự nếu làm chính trị đi nữa, thì nó là nền chính trị đạo đức, có gì đáng ngại, có gì phải lo.” Nếu các thành viên nhận thức được chính trị chính là mục tiêu tối hậu, còn tổ chức chỉ là phương tiện đeo đuổi quốc sách, nhằm tranh đấu thực hiện các mục tiêu chính trị, xây dựng một nước Việt Nam tự do dân chủ và giầu mạnh, trong thời điểm hiện nay càng nhiều tổ chức, càng nhiều gia nhập công cuộc đấu tranh chung và càng sớm mang lại tự do cho Việt Nam.

Mỗi tổ chức tập hợp những người có cùng một xu hướng chính trị. Mỗi tổ chức chính trị lại đề ra có những phương cách đấu tranh và tự nhận các công tác đấu tranh thích hợp với tổ chức của mình. Trong sinh họat chính trị chuyện cạnh tranh giữa các tổ chức hay giữa các thành viên trong một tổ chức là chuyện hết sức bình thường và tự nhiên. Bài đã khá dài người viết sẽ trở lại đề tài này trong một dịp khác.

Tôi Làm Chính Trị ?

Đúng 30 năm về trước, ngày 4-7-1982 sau 11 ngày lênh đênh trên biển tàu chúng tôi tìm được tự do. Cái giá của tự do chúng tôi được hưởng là sự hy sinh của nửa triệu đồng bào, trong đó có gia đình chúng tôi. Thiếu quan tâm bảo vệ cộng đồng và đấu tranh cho đồng bào quốc nội là tự phản bội chính mình.

Gần đây ông Lê Thăng Long có đưa ra giải pháp Con Đường Việt Nam tạo nhiều tranh luận về tương lai Việt Nam. Nhà văn Phạm thị Hòai có bài viết “Chọn Đường” để trao đổi với ông Long về giải pháp nói trên. Theo tôi chúng ta có thể chọn bạn đồng hành, chọn tổ chức, chọn chiến hữu, chọn đồng chí, nhưng chúng ta không thể chọn con đường Việt Nam. Vì con đường phải tới là con đường tự do dân chủ cho Việt Nam.

Ba mươi năm quá nửa đời người, câu hỏi luôn có trong đầu tôi: “Làm chính trị là làm cái gì ?” Câu hỏi này cũng là câu hỏi của nhiều người tôi được gặp, được trao đổi, của nhiều bạn đọc tôi được biết. Bài viết này hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ thêm sự khác nhau giữa nghĩa vụ và bổn phận công dân, chính trị nội bộ, chính trị chính đảng và tham chính. Có nắm được sự khác biệt chúng ta mới có thể vượt qua những khó khăn trên con đường phải tới.

Tôi sinh họat cộng đồng ngay khi bước chân đến Úc, đã là chủ tịch Cộng đồng Canberra và là phó chủ tịch Cộng đồng tại Úc châu trong những năm 1990. Sinh họat cộng đồng mang nhiều tính cách đấu tranh chính trị bảo vệ cộng đồng. Nhưng nếu chúng ta xem “chính là chính đáng và trị là sửa sang” như lời Đức Tăng Thống kêu gọi thì sinh họat cộng đồng cũng là sinh họat chính trị.
Trong sinh họat đa nguyên, đa dạng, đa tổ chức tôi học hỏi rất nhiều về chính trị nội bộ. Tìm hiểu, tin tưởng, tôn trọng và chính tâm là những yếu tố căn bản rút ra được từ sinh họat cộng đồng và sinh họat chính trị. Thiếu chính tâm mọi sinh họat chỉ là bề ngòai, hình thức và giai đọan.

Có người nghe nói và đặt câu hỏi “Có phải tôi là đảng viên đảng Việt Tân ?” Điều này hòan tòan sai, tôi chưa bao giờ gia nhập bất cứ đảng chính trị nào kể cả đảng Việt Tân.

Câu hỏi có phần có lý của nó vì Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu là một Cộng đồng chống cộng có thực lực. Thế nên từ căn bản tìm hiểu, tin tưởng, tôn trọng và chính tâm, cho công cuộc đấu tranh chính trị người lãnh đạo cộng đồng thường làm việc gắn bó với tất cả các tổ chức chính trị, kể cả đảng Việt Tân.
Tôi gia nhập Khối 8406 ngay khi tổ chức này được thành lập và từ đó đến nay vẫn chỉ sinh họat với Khối 8406. Như trong các bài viết trước đây Khối 8406 không phải là một tổ chức chính trị, một đảng chính trị, Khối chỉ là một tổ chức đấu tranh chính trị với một mục tiêu duy nhất là giải thể chế độ cộng sản mang tự do dân chủ đến cho Việt Nam. Theo tôi nhận xét đa số thành viên gia nhập Khối 8406 thường suy nghĩ đang làm nghĩa vụ làm bổn phận người dân đúng như lời Đức Tăng Thống kêu gọi. Tôi đã có dịp chia sẻ cùng bạn đọc qua hai bài “Khối 8406 Không Phải Một Tổ Chức Chính Trị” và “Khối 8406 Làm Bổn Phận Người Dân”.

Khi đã hiểu được chính trị là gì chúng ta sẽ không sợ chính trị mà còn trân quý nó vì chỉ có dấn thân chính trị mới có thể mang lại một đất nước Việt Nam đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, dân chủ và hạnh phúc. Lẽ đương nhiên mỗi người trong chúng ta có quyền chọn lựa mức độ dấn thân hoặc chỉ làm nghĩa vụ và bổn phận công dân, tham gia chính đảng chính trị hay tham chính trong một chính phủ tự do.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi



5-7-2012


No comments:

Post a Comment