Sunday, July 15, 2012

GỌI NGƯỜI YÊU DẤU

Trình bày: Cố ca sỹ Ngọc Lan
Nhạc và lời: Trung tá Vũ Đức Nghiêm
Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930. Học sinh trường Bưởi & Chu Văn An năm 1944-1951. Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định năm 1951-1952. Cấp bậc, chức vụ cuối cùng: Trung Tá Huấn Luyện Viên Tiếp Vận Trường Chỉ Huy Tham Mưu Đà Lạt – Long Bình. Tù cải tạo 1975-1988. Sang Mỹ tháng 11-1990. Hiện định cư ở San Jose, California.

Bài Ca Mới
Tiểu sử tác giả Vũ Đức Nghiêm 

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh ngày 30-6-1930 tạI làng Hoàng Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 
Là con thứ trong một gia đình tin kính Chúa, ông đã say mê âm nhạc từ thuở nhỏ, và bắt đầu sáng tác ca khúc vào năm 17 tuổi. 
Năm 1951 ông gia nhập quân ngũ, học Khóa 1 trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định. 
Sau 1975 ông bị bắt đi học tập cải tạo suốt 13 năm. Cuối năm 1990, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và gia đình sang Hoa Kỳ theo diện H.O. hiện cư ngụ tại San Jose.Với hằng trăm ca khúc viết suốt hành trình theo Chúa, Vũ Đức Nghiêm đã trở thành một trong những nhạc sĩ Cơ Đốc được biết đến nhiều nhất qua những ca khúc mà chúng ta thường hát, như: Khi tôi quỳ nơi chân Chúa, Tôi ước mơ là viên than hồng, Vững bước đi trên khổ đau…Ngoài những CD, cassette đã thực hiện, trong những năm gần đây nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm đã thực hiện hàng loạt các CD Tôn Vinh Ca với nhiều sáng tác mới.

Theo tác giả, giòng nhạc Vũ Đức Nghiêm có thể được chia làm bốn thể loại, tương ứng với bốn giai đoạn khác nhau:

1. Quân hành ca: Viết lúc còn trẻ, thời kỳ sống trong quân đội.2.Tình ca: Viết ở lứa tuổi trưởng thành.3. Ngục tù ca: Viết trong thời gian 13 năm ở các trại tù cải tạo.4.Tôn vinh ca: Viết từ giai đoạn sau đó cho đến nay.


Trong khuôn khổ hạn hẹp của trang Bài Ca Mới, chúng tôi chỉ xin được giớI thiệu CD mới nhất của Vũ Đức Nghiêm, thực hiện năm 2003. Nếu quý Vị và các Bạn muốn tìm mua sách nhạc hoặc những CD, DVD Ca khúc Vũ Đức Nghiêm, xin liên lạc với tác giả theo địa chỉ:
Vu Duc Nghiem351 North 9th StreetSan Jose, CA 95112Email: vuducnghiem@yahoo.comTel: (408) 295-3743



Đam mê âm nhạc có lẽ từ thuở sơ sinh nên anh kể rằng thuở bé dù chỉ được bố mua cho cây “harmonica” nhưng anh rất say sưa với nó. Không được học nhạc với ai cả nhưng cứ nghe người khác rồi tự mầy mò học qua sách vở. Bản nhạc đầu tay anh viết vào năm mười sáu tuổi cho cô bé cùng làng chứ không cùng xóm. Nàng ở đầu đình và chàng ở cuối thôn. Rung cảm đầu đời ấy còn ghi đậm cho nên dù đã gần 80, Vũ Đức Nghiêm vẫn còn nhớ và anh say sưa hát cho tôi nghe. “Đâu còn ngày xưa, ngoài bến mây mịt mù, chiều vu vi hơi thở lướt bay trong chiều thu, bến mây còn đâu dưới chân mơ hồ, gió mây đưa hồn ta về đâu..”.

Từ nốt nhạc với mây, với chiều thu, với bước chân mơ hồ đã cho thấy tâm hồn Vũ Đức Nghiêm ướt dẫm tình ca từ thuở chào đời. Thế nhưng số phận đẩy đưa cho anh viết một ca khúc hành quân vào năm 1953 sau anh nhập quân ngũ, khoá 1 Nam Định vào 1951. Bài hát này được anh tập luyện cho Đại Đội 4 của mình. Anh kể về kỷ niệm xưa bằng một giọng hào hứng “Ngày đó, khi được hỏi đại đội nào kỷ luật nhất thì 100 thằng lính la lên: Đại đội 4. Đại đội nào chiến đấu hăng hái nhất, Đại đội 4. Đại đội nào thương dân, yêu dân nhất, Đại đội 4. Rồi sau đó cả đại đội cùng hát: “Hôm nay ta là quân, mai đây ta là dân”. Ông đội trưởng của mình nói: “Ông Nghiêm chỉ xui lính làm dân thôi.” Mình nói: “Thưa tiểu đoàn trưởng, hôm nay lính là quân thì cố gắng chiến đấu để ngày mai hòa bình trở về làm dân”

Vũ Đức Nghiêm
Sau đó khi đổi sang sư đoàn 3, thì anh đã viết “Sư đoàn 3 dã chiến” rồi thừa thắng xông lên vào năm 1958, Vũ Đức Nghiêm viết “Sư đoàn 22 hành khúc”. Đến năm 1967 thì anh viết“Sư đoàn 23 hành khúc”. Xem ra cuộc đời quân ngũ đã tạo hứng khởi cho Vũ Đức Nghiêm viết các ca khúc quân hành và anh vô cùng hãnh diện khi được đứng trên khán đài nghe Ban Nhạc Sư Đoàn trổi ca ca khúc của mình và đồng đội đang diễn binh ở dưới. Lúc đó, Vũ Đức Nghiêm chỉ mới ngoài đôi mươi!


Về tình ca thì những năm của thập niên 60, Vũ Đức Nghiêm viết cũng khá nhiều nhưng có lẽ nhạc phẩm đã đưa anh lên “vinh quang” và gắn liền với tên tuổi mình chính là bài “Gọi người yêu dấu”. “Người yêu dấu” này đã được Vũ Đức Nghiêm bật mí trong cuốn sách nhỏ“Vũ Đức Nghiêm anh tôi” của nhà văn Vũ Trung Hiền. Đó là vào khoảng 1968, một người bạn gửi gấm một cô bạn của anh ta cho Nghiêm. Cô này có bầu vài tháng. Coi như đó là người đẹp đi tị nạn “bầu bì”. Ngày xưa, mỗi khi bị nạn kiểu đó các cô gái thường bị gia đình “tống” cho đi ở thật xa, thật hoang vắng cho đến khi sinh nở xong thì lại trở về để dấu mọi người về cái bầu. Vì thế vào thời đó mỗi khi thấy cô nào “bặt tăm” vô cớ, chúng tôi thường suy đoán “chắc lại trốn đi đẻ” rồi!



Khi ấy Vũ Đức Nghiêm đang được giao nhiệm vụ trông coi một số biệt thự ở Đà Lạt. Cô gái trẻ mắc nạn được anh chăm sóc chu đáo. Ban đầu chỉ là bổn phận giúp bạn, chỉ là cảm thương cảnh ngộ giai nhân phải đi trốn nhưng sự gặp gỡ hàng ngày và “hình dáng mong manh” của người đẹp đã khiến Vũ Đức Nghiêm không cầm lòng được. Khung cảnh thơ mộng xinh đẹp của Đà Lạt hẳn cũng góp phần vào mối tình có lẽ “không giống ai” này! Sau khi cô bé sinh nở mẹ tròn con vuông, cha mẹ cô đem cô về và đôi ngả chia ly từ đó. Mỗi chiều nhìn trời Đà Lạt, nghe rừng thông vi vu, mỗi gốc cây bụi cỏ đều gợi nhớ cho Vũ Đức Nghiêm về “cành lan mong manh”. Trong sự xúc động của nỗi nhớ nhung người tình ấy, Vũ Đức Nghiêm viết “Gọi người yêu dấu”.

No comments:

Post a Comment