Monday, September 24, 2012

TỘI ÁC CỦA CSVN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC


EU KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO CÁC BLOGGERS

Ngay sau khi Tòa án Nhân dân TPHCM tuyên án 3 bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, bà Catherine Ashton, Đại diện tối cao Ngoại vụ và An ninh của Liên Âu đã ra lời tuyên bố kêu gọi Việt Nam “Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và trả tự do tức khắc cho các bị can”.
Blogger Điếu Cày (trái) và blogger Anh Ba Sài Gòn























































































































Chúng tôi đã gọi điện sang trụ sở Liên Âu ở Brussels hỏi thăm về bản tuyên bố này, và được bà Maja Kocijancic Phát ngôn nhân của Bà Catherine Ashton trả lời như sau:

Yêu cầu trả tự do tức khắc

Ỷ Lan: Thưa bà, hôm nay thứ hai 24/9, Đại diện tối cao Ngoại vụ và An ninh của Liên Âu đã ra lời tuyên bố phản ứng các án tù dành cho các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Xin bà cho một lời bình luận về tuyên bố này?

Liên Âu kêu gọi Việt Nam tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và trả tự do tức khắc cho các bị can.

Maja Kocijancic
Maja Kocijancic: Đúng như vậy, Đại diện tối cao của Liên Âu, bà Catherine Ashton, đã phản ứng và biểu tỏ sự quan tâm nghiêm trọng  đối với bản án dành cho ba nhà bloggers. Không những đối với án tù nặng nề tại phiên tòa ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam, mà còn bị quản chế nhiều năm dài sau đó. Trong bản tuyên bố, bà Catherine Ashton nhấn mạnh rằng Liên Âu tha thiết với các quyền cơ bản dành cho mọi con người được quyền ôn hòa phát biểu tự do ý kiến họ, chiếu theo Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Điều 19 tại Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Ta-Phong-Tan250.jpg
Blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012. Photo by Nguyễn Lân Thắng.
Theo quan điểm của Liên Âu, các bản án dành cho ba bloggers đặc biệt quá nghiêm khắc. Đó là lý do vì sao Đại diện tối cao của Liên Âu tuy biểu tỏ thiện chí và đánh giá cao đối tác rất tích cực giữa Liên Âu và Việt Nam, nhưng cất lời kêu gọi Việt Nam tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và trả tự do tức khắc cho các bị can.
Ỷ Lan: Thưa bà, cuộc xét xử hôm nay ảnh hưởng tới quan hệ Liên Âu – Việt Nam, vậy Liên Âu sẽ làm gì để Việt Nam chịu tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền?
Maja Kocijancic: Về phía Liên Âu, Đại diện tối cao của Liên Âu vừa ký chung với Việt Nam cuối tháng sáu tại Brussels Hiệp ước Đối tác và Hợp tác. Trên cơ sở mới này chúng tôi mở rộng sự cộng tác với Việt Nam trên các lĩnh vực giao thương, môi sinh, duy trì phát triển, năng lượng, v.v… Nhưng chúng tôi cũng cam kết chú tâm tới một số vấn đề như nhân quyền và việc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế. Như vậy, sự kiện chúng tôi mở rộng quan hệ không có nghĩa là chúng tôi trốn tránh những vấn nạn khó khăn, như nhân quyền hay trường hợp đặc biệt của ba nhà bloggers. Với bản tuyên bố công khai hôm nay, chúng tôi cứng rắn đưa vấn đề vào nghị trình, và chúng tôi sẽ tiếp tục nói lớn cho những quyền và nguyên tắc cơ bản.
Ỷ Lan: Xin cám ơn bà Maja Kocijancic.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự Do tại Paris.

THÂN NHÂN TẠ PHONG TẦN: "HỌ MUỐN DỒN CHÚNG TÔI VÀO CHỔ CHẾT"

Tải xuống bài này
Ba bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon Phan Thanh Hải lần lượt bị tuyên án 12 năm, 10 năm và 4 năm tù giam. Ngoài ra, mỗi người còn phải chịu nhiều năm quản chế sau đó.

Photo by Nguyễn Lân Thắng
Blogger Tạ Phong Tần tại phiên sơ thẩm sáng 24/9/2012 tại Tòa án Nhân dân TPHCM
Khánh An hỏi chuyện anh Tạ Hòa Phú, anh của blogger Tạ Phong Tần và được anh cho biết sau phiên tòa hôm qua (24/9), anh đã mất liên lạc với các anh chị em khác là những người đi tham dự phiên tòa:
Công an giữ hết mấy người trên Sài Gòn rồi, bây giờ không biết bị nhốt ở đâu. Tạ Minh Tuấn, Tạ Khởi Phụng, Tạ Minh Tú và chị Tân (vợ anh Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải), mất liên lạc hết bốn người đó luôn rồi.
Anh Phú cho biết, các anh chị em phân công anh ở nhà coi nhà, còn những người khác sẽ đi từ Bạc Liêu lên TPHCM để tham dự phiên tòa được nói là công khai xử cô Tạ Phong Tần và hai bloggers khác. Nhưng qua theo dõi tin tức trên mạng và từ những người quen, anh biết được tất cả anh chị em của mình đã bị công an bắt giữ khi họ còn chưa đến được tòa án.
Trả lời về phiên tòa xét xử cũng như bản án 10 năm dành cho cô Tạ Phong Tần, anh Tạ Hòa Phú cho biết anh có cảm giác như mình không còn quyền được nói nữa.
Giờ án của người ta làm, quyền lực cũng của người ta, mình không có thắc mắc được chị. Người ta muốn làm gì người ta làm chứ nói sao bây giờ?! Không có nói được. Nói cũng vậy thôi. Tốt hơn là nín thinh như vầy nè. Trăm ngàn con người la lên như vậy mà nó thấy như đui, nghe như điếc thì mình còn nói được gì bây giờ nữa. Lên thì nó giăng bẫy bắt mình. Mình không có đường nào nói hết trơn á. Giống như mình không có quyền nói mà. Không còn danh từ nào nói với mấy ổng nữa. Nói ra thì mấy ổng sẽ còng đầu mình nữa. Chỉ có nước trốn xuống đất nẻ thì mới dám nói thôi.
Theo anh Phú, bản án nặng nề dành cho chị Tạ Phong Tần cũng như hai blogger Điếu Cày và AnhbaSaigon là một hành động thêm nữa của chính quyền để dồn những người dân muốn nói tiếng nói của sự thật vào bước đường cùng. Anh nói:
Mình thấy đúng rồi. Đâu có gì nghiêm trọng lắm đâu nhưng mà cái này nó cố tình nó làm. Nó muốn dồn mình vào chỗ chết đặng bịt miệng mình lại thôi chứ không có gì hết trơn á.
Giờ án của người ta làm, quyền lực cũng của người ta, mình không có thắc mắc được chị. Trăm ngàn con người la lên như vậy mà nó thấy như đui, nghe như điếc thì mình còn nói được gì bây giờ nữa.

Anh Tạ Hòa Phú
Blogger Tạ Phong Tần là chủ trang blog “Công lý và sự thật”, cũng là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do cùng với hai blogger Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải. Cô nguyên là một sĩ quan công an. Sau khi viết hàng trăm bài viết tố cáo những tiêu cực trong ngành công an cũng như các vấn nạn nổi cộm trong xã hội, blogger này đã bị bắt vào tháng 9 năm ngoái.
Trong thời gian blogger Tạ Phong Tần bị giam giữ, mẹ của cô là bà Nguyễn Thị Liêng đã tự thiêu và qua đời ngày ngày 30/7 vừa qua. Chính quyền cho rằng nguyên nhân bà Liêng tự thiêu là có liên quan đến việc khiếu kiện tranh chấp đất đai với hàng xóm. Nhưng anh Tạ Hòa Phú cho biết:
Cũng vì chị mà mẹ em mới làm như vậy thôi chứ ở đây mà, dù cho có xích mích xóm giềng, có bức xúc đi nữa thì cũng đâu có đi tới con đường đó đâu.
Trở lại với phiên tòa xét xử ba bloggers, cho đến 10 giờ tối cùng ngày, gia đình của blogger Tạ Phong Tần vẫn chưa nhận được tin tức gì về những người thân đã bị công an bắt đi. Trong khi đó, chị Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cùng với con trai cũng đã bị công an bắt cùng một lượt và hiện đã thả hai mẹ con ra sau khi lột chiếc áo có biểu ngữ kêu gọi tự do mà con trai của Điếu Cày đang mặc trên người.
Dư luận trong nước và quốc tế đều lên án nhà nước Việt Nam về bản án dành cho các bloggers. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và nhiều tổ chức quốc tế cũng đã có văn bản chính thức lên tiếng can thiệp về trường hợp của ba blogger trên.

 CỘNG DỒNG QUỐC TẾ: BẢN ÁN CHO 3 BLOGGERS LÀ QUÁ "KINH KHỦNG KHIẾP"


Tải xuống âm thanh
Ngay sau khi phiên xử dành cho ba blogger Câu lạc Nhà báo Tự do kết thúc, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và các tổ chức quốc tế đồng loạt lên án về bản án mà họ cho là quá nặng nề.

AFP photo
Lực lượng an ninh trước Tòa án Nhân dân TPHCM sáng 24/9/2012, nơi đang diễn ra phiên xử 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon

Những bản án nặng nề

Phiên tòa diễn ra chóng vánh nhưng dư luận dành cho các bản án lại không tan đi nhanh chóng. Bản án phiên sơ thẩm mà Tòa án Nhân dân Tp.HCM đưa ra cho ba blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải, 60 tuổi); Tạ Phong Tần (34 tuổi), AnhbaSG (LS Phan Thanh Hải, 43 tuổi) lần lượt là 12 năm tù giam, 10 năm tù giam và 4 năm tù giam. Đây được đánh giá là một trong những bản án nặng cho các nhân vật đấu tranh dân chủ và cho giới blogger. Trao đổi với đài RFA sau khi phiên tòa kết thúc, ông Phil Robertson, phó GĐ khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW – New York) gọi đây là bản án “kinh khủng”:
"Rõ ràng đây là điều kinh khủng, nó đi ngược lại trách nhiệm của chính phủ về quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận. Nó chỉ rõ là Việt Nam không thực hiện những cam kết về quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Tại phiên tòa hôm 24 tháng 9, blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần không nhận những việc làm của mình là vi phạm pháp luật. Ông Phil Robertson đồng ý với tuyên bố này; nhấn mạnh rằng các blogger trên bị đối xử quá khắt khe và lẽ ra chính phủ không nên bắt những người này vì họ không có tội:
“Nếu mà những blogger này làm những điều tương tự như vậy ở Hoa Kỳ thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Sẽ có người đọc blog của họ hoặc không đọc blog của họ hoặc là phê bình… sẽ chẳng có gì lớn lao cả. Chính phủ Việt Nam cho rằng những gì họ viết trên blog là đe dọa an ninh quốc gia thì cách suy nghĩ đó rất hoang tưởng”.
Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có thông cáo báo chí lên án phiên tòa ngay sau khi bản án được tuyên. Còn các tổ chức bênh vực nhân quyền và báo chí như tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF - Paris), Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ - New York), Ân xá Quốc tế (AI - New York) cũng nhanh chóng đồng loạt chỉ trích bản án cho thấy phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.
Thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nhấn mạnh rằng những gì mà Điếu Cày làm chỉ đơn giản là thể hiện quan điểm công dân một cách ôn hòa. Theo đó, thông cáo này không quên kêu gọi Việt Nam thực hiện những nguyên tắc trong Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị cũng như Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã thông qua.
Rõ ràng đây là điều kinh khủng, nó đi ngược lại trách nhiệm của chính phủ về quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận. 

Ông Phil Robertson 
Thông cáo báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, và Ân xá Quốc tế đánh đi từ New York đều gọi phiên tòa hôm thứ Hai là “đáng xấu hổ”, nhấn mạnh rằng bản án của ba thành viên CLB Nhà báo Tự do là “kinh khủng” và “phi công lý”. Ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp Châu Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả - CPJ cho rằng bản án này một lần nữa gởi thông điệp mạnh mẽ đến các blogger tư do:
“Bản án hôm nay dĩ nhiên là nhằm gởi ra một thông điệp mạnh mẽ cho các blogger khác. Nhưng mà chính phủ từ lâu cũng đã gởi ra thông điệp này. Theo ghi nhận của chúng tôi có 14 nhà báo Việt Nam bị cầm tù trong đó có 13 người là dân viết blog”.
Phiên tòa xử blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSG diễn ra sau nhiều lần bị trì hoãn. Cả ba blogger trên bị xử theo điều 88 BLHS Việt Nam – “truyên truyền chống Nhà nước”. Bản cáo trạng cho biết từ tháng 9 năm 2007, trang web CLB Nhà báo Tự do đã đăng tổng cộng 412 bài viết. Bản cáo trạng cũng nêu rằng tất cả những bài viết của bà Tạ Phong Tần (khoảng 90 bài) và LS Phan Thanh Hải (khoảng 20 bài) “đều có nội dung chống Nhà nước”.

Quốc tế lên án

Nguyen-Van-Hai-250.jpg
Blogger Điếu Cày tại phiên tòa sơ thẩm sáng 24/9/2012. Photo by Nguyễn Lân Thắng
Tại phiên tòa, cả blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần đều bác bỏ cáo buộc vi phạm pháp luật Việt Nam, nhấn mạnh rằng họ chỉ thực hiện quyền con người. Bản án trên 10 năm tù giam dành cho những cây bút tự do mặc dù không phải là hình phạt nặng nhất trong khung hình phạt có thể lên đến 20 năm tù giam của điều 88 BLHSVN nhưng nó đủ gây bất mãn cho các cơ quan bênh vực cho nhân quyền và các chính phủ dân chủ. Ông Shawn Crispin nhấn mạnh:
“Họ ra một bản án nặng nề cho thấy sự đàn áp trên diện rộng về vấn đề tự do internet. Chúng tôi mạnh mẽ lên án bản án và quan ngại về đàn áp tự do báo chí đang diễn ra tại Việt Nam.
Trường hợp ba blogger này thu hút sự quan tâm của thế giới quá nhiều. Tổng thống Hoa Kỳ từng lên tiếng về Điếu Cày. Việc này cho thấy chế độ đang cầm quyền rất sợ hãi và cho thấy hành động đàn áp này đi ngược lại chính sách của nhiều quốc gia”.
CLB Nhà báo Tự do là một trong những trang web tiên phong tại Việt Nam trong việc đăng tải những bài viết không chịu sự quản lý của Nhà nước và ĐCSVN. Trong suốt 4 năm qua, cộng đồng quốc tế nhiều lần lên tiếng quan ngại về trường hợp blogger Điếu Cày nói riêng và tình trạng tự do báo chí nói chung tại Việt Nam. Các tổ chức quốc tế cũng đã nhiều lần yêu cầu trả tự do các blogger của CLB Nhà báo Tự do.
Họ ra một bản án nặng nề cho thấy sự đàn áp trên diện rộng về vấn đề tự do internet. Chúng tôi mạnh mẽ lên án bản án và quan ngại về đàn áp tự do báo chí đang diễn ra tại Việt Nam.

Ông Shawn Crispin
Tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” và “âm mưu lật đổ chế độ” (theo điều 88 và 79) là hai tội danh bị quốc tế lên án nhiều nhất trong BLHS Việt Nam với lý do đây là những điều “mù mờ” và được dùng để đàn áp các tiếng nói đối lập.
Blogger Điếu Cày hiện nay 60 tuổi, được biết đến với vai trò sáng lập viên CLB Nhà báo Tự do. Trước đó, ông đã bị bắt với cáo buộc “trốn thuế” – một bản án cũng từng bị chỉ trích rất mạnh mẽ. Sau khi mãn hạn tù, cả ba blogger sẽ chịu từ 3-5 năm quản chế. Hồi tháng 5 năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc tên Điếu Cày trong ngày Tự do Báo chí Thế giới như một trường hợp mà quốc tế không nên bỏ quên.
Sau khi phiên tòa kết thúc, nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đều kêu gọi trả tự do cho các blogger trên, chú ý rằng Việt Nam nên thực hiện những cam kết của mình với quốc tế. Ủy ban Bảo vệ Ký Giả khẳng định bản án là một bằng chứng nữa nói lên “nhược điểm” của chính phủ. Ông Shawn Crispin khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ và kêu gọi quốc tế hành động đối với tình trạng thiếu tự do báo chí tại Việt Nam.

PHẢN ỨNG CỦA GIỚI BLOG VÈ BẢN ÁN DÀNH CHO 3 NGƯỜI YÊU NƯỚC


Tải xuống âm thanh
Sau nhiều lần trì hoãn, sáng 24/9/2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon.

Phiên xử công khai?

Phiên tòa sơ thẩm công khai, xét xử 3 blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon-Phan Thanh Hải về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Dù là phiên tòa công khai nhưng thân nhân của các bị cáo, các blogger và người dân đến tham dự phiên tòa đều bị công an ngăn cản và bắt giữ. Phiên tòa diễn ra nhanh chóng với 3 mức án dành cho 3 blogger gồm mức án 12 năm tù giam đối với ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, mức án 10 năm tù dành cho bà Tạ Phong Tần và mức án 4 năm tù dành cho ông Phan Thanh Hải, tức AnhbaSaigon.
Khoảng 7 giờ sáng, blogger Huỳnh Công Thuận, người từng cùng blooger Điếu Cày xuống đường phản đối Trung Quốc năm 2008, bị công an chặn lại trên đường đi ăn sáng và bị giữ tại đồn công an phường 2, Quận Tân Bình. Trong thời gian ở đồn công an, blogger Huỳnh Công Thuận tường thuật lại việc anh bị bắt giữ với Mặc Lâm của đài chúng tôi nhưng công an yêu cầu tắt điện thoại. Đến khoảng sau 2 giờ chiều, anh Thuận được cho về. Anh Huỳnh Công Thuận nói với đài RFA khi vừa về đến nhà sau hơn 5 giờ đồng hồ bị công an mời đến làm việc:
Nói làm việc thì mình nghe mắc cỡ quá hà. Mấy cuộc điện thoại đầu thì tôi vẫn sử dụng điện thoại được và có báo cho anh em biết tôi bị giữ rồi. Lúc đó họ không cho nghe và trả lời điện thoại nữa thì điện thoại của công an phường bị người ta gọi vô quá. Họ hỏi tôi làm sao mà người ta gọi vào, tôi trả lời rằng tôi có nói gì đâu, “các anh bắt tôi vào đây, họ hỏi sao tôi nói vậy”. Cái chính là không cho mình đi ra với ngoài kia (phiên tòa). Tôi biết có nhiều người bị bắt giữ lắm, chứ không phải một mình tôi đâu, mỗi người một nơi.
Anh Thuận lên tiếng cho rằng chính quyền công khai bắt dân còn xét xử là xử lén. Anh Thuận nói:
Đây là công khai bắt giữ chứ không phải công khai xử. Chắc là lần đầu công khai bắt chứ mọi lần còn bắt lén, còn mời mọc vào ban đêm. Trước đây mời không có ai đi. Tôi nghĩ lần này chắc không có mời bởi vì xử công khai, họ xử thì mình coi. Quyết định của tòa án là công khai rồi mà. Coi lại thì công khai nhưng công khai bắt dân, không phải công khai xử, còn xử thì xử lén.

Việt Nam đang đứng ở đâu?

aoden-danlambao-250.jpg
Người dân mặc áo thun với lời kêu gọi trả tự do cho 3 blogger trên đường đến tham dự phiên tòa sáng 24/9/2012. Photo courtesy of danlambao
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Quảng Nam, người đã phải chịu thụ lý bản án 10 năm tù về việc ông lên tiếng bày tỏ chính kiến của mình. Ông Tuấn nói rằng bản án tù dành cho 3 blogger làm cho ông rất thất vọng nhưng ông không ngạc nhiên trước phán quyết của tòa. Ông Huỳnh Ngọc Tuấn chia sẻ ý kiến của mình:
Khi mà biết kết quả xử 3 blogger trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do thì tôi thấy thất vọng nhưng mà tôi không ngạc nhiên vì những người cầm quyền ở Việt Nam ngày hôm nay họ vẫn chưa chịu công nhận giá trị của quyền tự do ngôn luận, quyền dân chủ và quyền bày tỏ chính kiến của mình.
Họ vẫn tiếp tục hành xử như một nhà nước độc tài và không tôn trọng đối với những nhà bất đồng chính kiến. Đây là một điều đáng buồn cho đất nước trong khi nhân loại đã tiến rất xa trên con đường cổ súy và khẳng định cho quyền tự do của một con người, trong đó có quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình. Đảng Cộng Sản Việt Nam, họ vẫn tiếp tục đi ngược lại xu thế chung của nhân loại, họ đã tách mình ra khõi quỹ đạo chung của nhân loại. Quỹ đạo đó hướng về những giá trị của sự thật, tôn vinh quyền làm người, phẩm giá lương tri của nhân loại.
Tôi rất là bất bình về kết quả của phiên tòa. Và tôi nghĩ rằng những người Cộng Sản Việt Nam nên bình tĩnh, sáng suốt để nhìn lại mình đang đứng trong vị trí nào trong trật tự của thế giới ngày hôm nay vì một sự hướng thượng của Đảng Cộng Sản Việt Nam tốt đẹp cho nhân dân Việt Nam và cũng tốt đẹp cho chính Đảng Cộng Sản Việt Nam.”
Là một trong những người hiện gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại với chính quyền do có những bài viết của mình, blogger Uyên Vũ cho rằng bản án tù nặng nề dành cho 3 blogger với mục đích răn đe giới blogger hiện nay ở Việt Nam. Blogger Uyên Vũ nói lên ý kiến của mình:
Tôi cho đây là bản án nhằm răn đe tất cả những người viết báo, răn đe tất cả những tiếng nói đòi tự do ngôn luận. Tất nhiên trong đó gồm tất cả những blogger, những người viết báo mà không thuộc hệ thống, không thuộc sự kiểm soát của chính quyền.
Tuy nhiên, blogger Uyên Vũ khẳng định rằng với các biện pháp trấn áp của chính quyền đối với những tiếng nói bất đồng quan điểm vẫn không ngăn cản được trào lưu người dân cất lên tiếng nói chính kiến và bày tỏ quyền tự do ngôn luận của mình. Blogger Uyên Vũ nói:
Rõ ràng so với tiến trình vài năm gần đây thì càng ngày càng có nhiều những tiếng nói công khai và can đảm đứng ra để mà nói, để tường thuật, để đòi hỏi những quyền tự do vốn được hiến định. Cho nên vài năm gần đây những bản án rất là khắt khe dành cho những người đòi đấu tranh, đòi tự do, đòi dân chủ thì không làm ai chùn bước cả mà càng ngày lại càng có nhiều người. Một Điếu Cày bị tù thì sẽ còn có hàng ngàn “Điếu Cày” khác sẽ từ từ và sẽ mạnh dạn đứng ra. Tôi cho là như thế.
Trước ngày phiên tòa sơ thẩm diễn ra, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền, Tổ Chức Thế Giới Chống Tra tấn, Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam đều lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ các cáo trạng đối với 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon và phải trả tự do cho họ vì chính quyền Việt Nam vi phạm điều 120 trong luật tố tụng hình sự của Việt Nam và vi phạm luật quốc tế về các quyền dân sự chính trị và các quyền dân sự của Liên Hiệp Quốc.

BÀY TỔ LÒNG YÊU NƯỚC LÀ CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

Tải xuống âm thanh
Sau 3 lần đình hoãn, hôm nay (24 tháng 9, 2012), qua phiên toà không có đối chất giữa luật sư và công tố, vợ con, thân nhân ruột thịt của ba blogger đều bị giam giữ hay không cho đến dự, để rồi toà án đã phán quyết một bản án quá nặng cho các “nhà báo tự do”.
Toà án TP HCM đã kết án blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải 12 năm tù giam và 5 năm quản chế, blogger Công lý-Sự Thật Tạ Phong Tần 10 năm tù giam, 5 năm quan chế, và blogger AnhbaSaigon Phan Thanh Hải 4 năm tù giam và 3 năm quản chế theo tội danh áp đặt “tuyên truyền chống phá nhà nước”, dù các bloggers ấy chỉ đấu tranh ôn hoà cho quê hương dân tộc, nhất là chống lại hành động xâm lăng ngày càng đáng ngại của phương Bắc.
Nghiêm xử các blogger là một thông điệp cảnh báo
Qua bài “CLB Nhà Báo Tự Do có tội hay không ?”, LS Nguyễn Văn Đài lưu ý:
Trong nhiều năm qua, đảng Cộng sản và chính phủ đã lãnh đạo và quản trị đất nước hết sức yếu kém. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm... Suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, tài nguyên rừng bị tàn phá…. Quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến các tập đoàn như Vinashin, Vinalines,… gây thất thoát hàng tỷ Đô la. Chính quyền bất lực trong việc kiểm soát những hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm có chứa các chất độc hại cho sức khỏe của nhân dân được nhập khẩu và sản xuất trong nước. Không bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia… Bất kể một công dân Việt Nam nào khi quan tâm đến vận mệnh của đất nước đều không khỏi bất bình trước sự lãnh đạo và quản trị đất nước yếu kém của đảng Cộng sản. Như vậy, các thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do đã dũng cảm khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình... Họ không phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước”.
Được biết, qua buổi thăm nuôi của gia đình hôm mùng 3 tháng 7 vừa qua, blogger Điếu Cày gởi ra lời nhắn rằng "Dù bị

Từ trái: Blogger Tạ Phong Tần, blogger Điếu Cày, và blogger Anh basaigon. RFA file
Từ trái: Blogger Tạ Phong Tần, blogger Điếu Cày, và blogger Anh basaigon. RFA file
giam giữ trong ngục tối, phải chịu biết bao đọa đày, Điếu Cày vẫn giữ vững ý chí kiên cường sắt thép, quyết không đầu hàng bạo quyền. Anh em, bạn bè hãy tiếp tục nỗ lực và vững tin vào con đường đã chọn...”
Ngục tù không làm chị nản lòng, khổ đau không làm các em chậm chân bước. Sức mạnh của chúng ta là sự thật, là tình thương, là công lý. Chưa bao giờ chị hoảng sợ khi đối diện với sự gian tà và giả dối...
Tạ Phong Tần
Còn blogger Công lý-Sự thật Tạ Phong Tần cũng đã gởi thư cho các bloggers Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi và Trịnh Kim Tiến, tâm sự rằng:
Ngục tù không làm chị nản lòng, khổ đau không làm các em chậm chân bước. Sức mạnh của chúng ta là sự thật, là tình thương, là công lý. Chưa bao giờ chị hoảng sợ khi đối diện với sự gian tà và giả dối, chị luôn nhìn thấy Chúa mỉm cười gọi chị bước đi..."
Blogger Mẹ Nấm khẳng định rằng lòng ái quốc của 3 bloggers ấy đã “thể hiện bằng hành động ngay từ những ngày đầu dân Việt xuống đường lên tiếng bảo vệ biển đảo và lãnh thổ VN” hồi năm 2007, và “tâm tư khắc khoải lo âu cho vận nước, dân tộc” của họ đã được “trang trải trên nhiều trang viết”. Nhưng, theo blogger Mẹ nấm, thì lòng yêu nước ấy đã và đang bị giam cầm và rồi đem ra xét xử…; và việc bỏ tù các bloggers ấy cũng chính là “bỏ tù, bắt giam và kết tội lòng yêu nước của chính chúng ta” – những người thiết tha yêu quê hương này đang “ấp ủ trong tim lòng yêu nước ấy, nung nấu dần theo năm tháng, mong mỏi tình yêu ấy được thoát khỏi lồng ngực, được tự do bày tỏ, được ôm lấy mảnh đất nghìn đời này mà yêu thương”.
Từ Nha Trang, blogger Mẹ Nấm lên tiếng:
Trường hợp của 3 bloggers này đã được nhiều cơ quan thông tấn nước ngoài, thậm chí anh chị em bloggers trong nước cũng đã lên tiếng. Mọi nhận xét và các bài viết cùng những gì cần làm thì chúng tôi đã làm hết rồi. Chỉ có một điều là với trường hợp của Điếu Cày, nếu các bloggers trong nước không lên tiếng thì số phận của các bloggers khác cũng sẽ như vậy. Để làm gì cho blogger Điếu Cày thì những bloggers trong nước sẽ cố gắng làm hết phần của mình.
Anh Nguyễn Trí Dũng bị công an xông vào lột áo thun có in giòng chữ  Tự Do cho Người Yêu Nước ngay trong trụ sở. Courtesy danlambao
Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai Blogger Điều Cày bị công an xông vào lột áo thun có in giòng chữ Tự Do cho Người Yêu Nước tại trụ sở công an. Courtesy danlambao
Từ Hà Nội, blogger JB Nguyễn hữu Vinh nêu lên câu hỏi rằng giữa lúc phương Bắc đã thể hiện lộ liễu hành động bành trướng xâm lược đến “tận cửa nhà, tận từng khu vực của nước ta”, thì việc nhà cầm quyền VN tiến hành phiên xử dành cho 3 bloggers chống kẻ xâm lược ấy là muốn nói lên điều gì, muốn đưa ra thông điệp gì với nhân dân VN ?
Các bloggers Anhbasaigon Phan Thanh Hải, Điếu Cày với Tạ Phong Tần ra toà cùng một lúc. Họ là những người có điểm chung là viết những bài rất kiên quyết và mạnh mẽ chống lại “đường lưỡi bò” của TQ, chống lại sự xâm lăng, bành trướng của bọn bá quyền Bắc Kinh. Và cũng vào thời điểm này thì TQ đang xua tàu cá ra biển Đông, đồng thời với những sự kiện dồn dập liên tục. Và sự xâm lược rõ ràng bọn bành trướng Bắc Kinh đã thể hiện đến tận cửa nhà, đến tận từng khu vực của đất nước. Vậy thì việc giới cầm quyền VN đưa các bloggers chống TQ – những người đã nói lên tiếng nói yêu nước thiết tha để chống TQ – ra xét xử vào thời điểm này là việc làm mà tôi cho là hết sức nhạy cảm. Tức là những người đưa các bloggers này ra xét xử muốn nói lên điều gì ? Họ muốn nói điều gì, đưa ra thông điệp gì cho nhân dân VN hiện nay ?
Theo blogger Mẹ Nấm, “khi quyền tự do thiêng liêng nhất là quyền bày tỏ lòng yêu nước, quyền bảo vệ giang sơn, quyền góp phần quyết định vận mạng chung của đất nước bị tước đoạt, đe doạ, bỏ tù thì độc lập quốc gia sẽ không còn, tự do con người là nô lệ của sự xin cho và hạnh phúcnhân dân chỉ là bánh vẽ” mà thôi.
Những người đã nói lên tiếng nói yêu nước thiết tha để chống TQ ra xét xử vào thời điểm này là việc làm mà tôi cho là hết sức nhạy cảm. Tức là những người đưa các bloggers này ra xét xử muốn nói lên điều gì? Họ muốn nói điều gì, đưa ra thông điệp gì cho nhân dân VN hiện nay?
JB Nguyễn hữu Vinh
Lại thêm những phát súng bắn vào nhân dân
Sáng thứ Năm tuần rồi ( 20 tháng 9,2012), “Lại thêm những phát súng bắn vào nhân dân” – nói theo lời blogger Trương Duy Nhất, qua đó, 3 phụ nữ xã Mỹ Hoà thuộc huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long bị bắn trọng thương trong cuộc xô xát khi họ ra sức ngăn cản phía cầm quyền cướp đất của họ để làm đường. Blogger Trương Duy Nhất giải thích lý do người dân phản ứng:
Dự án “nhà nước và nhân dân cùng làm”, mở đường lấy đất của dân nhưng không đền bù mà vận động dân “hiến đất”. 3 phụ nữ bị công an nổ súng bắn bị thương là Võ Thị Sang, Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Nhanh nằm trong số hộ dân không chịu “hiến đất” cho chính quyền.Từ tiếng súng Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng đến nhát dao Nguyễn Văn

Nạn nhân bị thương nằm tại hiện trường vụ cưỡng chế tại xã Mỹ Hoà thuộc huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Photo: T.H/danlambao
Nạn nhân bị thương nằm tại hiện trường vụ cưỡng chế tại xã Mỹ Hoà thuộc huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Photo: T.H/danlambao
Tưởng, Quảng Nam. Từ ngọn lửa Văn Giang đến những vành khăn tang Vụ Bản. Từ mẹ con người phụ nữ nghèo lột quần khỏa thân giữ đất ở Cần Thơ đến những phát súng nhắm vào 3 phụ nữ Mỹ Hòa…Không biết rồi sẽ còn thêm những hình ảnh nào nữa về những người dân quẫn cùng vùng lên giữ đất như vậy? Những cuộc chiến giữ đất ngày một nhiều, căng thẳng, ngột ngạt. Những hình ảnh nhức nhối tâm can.
Blogger Quê Choa cảm thấy câu hỏi ấy của blogger Trương Duy Nhất “ thật xót xa”, và chua chát rằng “ Có lẽ khi xuống đường tham gia Tổng khởi nghĩa dành độc lập nước nhà năm 1945, ông bà cha mẹ chúng ta ít ai có thể ngờ được cái xã hội mà ông bà cha mẹ chúng ta hi sinh xương máu để tạo ra lại có ngày “người dân quẫn cùng vùng lên giữ đất”. Càng không thể ngờ được có ngày công an ” rút súng ra”, “chĩa súng vào dân” và nã đạn. Đau quá là đau”.
Nhắc đến “những hình ảnh nhức nhối tâm can” của người dân “quẫn cùng vùng lên giữ đất”, blogger Thuỳ Linh nêu lên câu hỏi là “Có nên ‘điềm tĩnh’ (không)?” khi bây giờ các quan kêu gọi sự “điềm tĩnh” dù cảnh nhiễu nhương diễn ra ngày càng trầm trọng. Nhà văn Thuỳ Linh cảnh báo về sự “điềm tĩnh” này:
Vụ án Tiên Lãng xảy ra đã vài tháng. Người ta hứa sẽ giải quyết xong trong tháng 6, giờ là tháng 9. Người dân, đặc biệt người thân của anh Đoàn Văn Vươn, vẫn đang phải “điềm tĩnh” chờ đợi nhát búa công quyền giáng xuống phân xử. Sự “điềm tĩnh” nuốt lấy nỗi đau oan trái…
Từ mẹ con người phụ nữ nghèo lột quần khỏa thân giữ đất ở Cần Thơ đến những phát súng nhắm vào 3 phụ nữ Mỹ Hòa…Không biết rồi sẽ còn thêm những hình ảnh nào nữa về những người dân quẫn cùng vùng lên giữ đất như vậy?
Blogger Trương Duy Nhất
Sự ‘điềm tĩnh’ nuốt lấy nỗi đau oan trái” ấy đã và đang đến với chị Nguyễn Thị Thương, vợ anh Đoàn Văn Vươn khi cho tới giờ đã hơn 8 tháng kể từ “biến cố Đoàn Văn Vươn”, gia đình chị vẫn chưa được gặp Đoàn Văn Vươn và em là Đoàn Văn Quý - nạn nhân của nạn cướp đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, như chị Thương mô tả:

Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.
Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.Source phapluat.vn
Đến bây giờ hai chị em vẫn chưa được thăm nuôi và cũng không biết tình hình sức khoẻ của họ như thế nào cả…Hai gia đình chúng tôi bây giờ vẫn cứ bám trụ tại khu đầm ấy, và cũng làm ăn gọi là cho qua ngày đoạn tháng thôi bởi vì không có mấy ảnh ở nhà thì chị em chúng tôi cũng không biết thế nào cả.
Vẫn theo blogger Thuỳ Linh thì “ Vụ Văn Giang, Vụ Bản và nhiều vụ cưỡng chế đất đai tàn khốc khác xảy ra, tiếng kêu oan thương tràn ngập ngày ngày…Người dân vẫn đang ‘điềm tĩnh’ khiếu kiện. Việc khiếu kiện của họ khó y như việc ‘bắc thang lên hỏi ông trời’. Thế nhưng luật đất đai vẫn chưa được Quốc hội đưa vào nghị trình làm việc vì Quốc hội còn đang ‘điềm tĩnh’ nghiên cứu …
Và nhà văn Thuỳ Linh thắc mắc rằng “ Chuyện đất đai ở nước nông nghiệp có gì là quá khó để nhìn ra những bất ổn, cấp thiết mà khiến Quốc hội, chính phủ ‘điềm tĩnh’ hết năm này qua năm khác như vậy?”.
Blogger Thuỳ Linh cũng không quên lưu ý về thành tích “gần như đội sổ” của VN hiện nay về chỉ số tham nhũng nghiêm trọng, theo kết qua cuộc khảo sát của Tổ chức Minh bạch Thế giới, nhưng giới cầm quyền vẫn tuyên bố “kiên quyết” chống tham nhũng, và “tất nhiên là phải điềm tĩnh chứ không thể nóng vội”, tạo điều kiện cho quốc nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng và đều khắp hơn, để nhân dân cứ “điềm tĩnh” chờ đợi kết quả chống tham nhũng tới … “vô cực của thất vọng”. Nhà văn Thuỳ Linh cho biết tiếp:
Bỗng nhiên thấy nước ta thượng tôn pháp luật ghê. Chả bù cho những vụ án xét xử bầy hầy không chứng cứ hoặc chứng cứ rất yếu vẫn kết án được như thường. Chả bù cho những vụ dân đen chết bất thường ở các cơ quan công quyền cũng chả ai làm sao. Chả bù cho những chỉ thị, nghị quyết đứng trên luật vẫn được ban hành nhiều như lá thu rơi…Chả bù cho những chả bù đắp nổi những oan khiên người dân phải gánh chịu…
Trong khi đó, khi TQ ngày càng xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải VN đáng ngại, xua tàu cướp biển, cướp tài sản, đe doạ tính mạng ngư dân VN thì người dân Việt được giới cầm quyền VN khuyến cáo hãy “điềm tĩnh”, “đừng để kẻ xấu, thế lực thù địch lợi dụng”, vì mọi chuyện “đã có nhà nước lo”…Blogger Thuỳ Linh cho biết tiếp:
Từ khi ra luật biển đến nay, người dân vẫn đang “điềm tĩnh” chờ đợi những hành động cụ thể để luật biển đi vào cuộc sống? Khi người dân biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc xâm lược thì chính quyền “điềm tĩnh” xử lý theo nhiều cách, từ bắt nhốt không cho đi biểu tình, đến nhà gặp gỡ thuyết phục, canh gác, theo dõi vào các ngày chủ nhật…Gần đây nhất thì trang “biendong” bị chỉ thị của Chính phủ đưa vào diện trang web đen, nghiêm cấm nhân dân xem vì coi đó là những thông tin phản động, nguy hiểm. Chỉ thị này liệu có là hành vi “điềm tĩnh” trước những hành vi mất bình tĩnh sắp diễn ra?
Tạp chí Điểm blog xin tạm dừng ở đây và xin hẹn quý vị vào chương trình kỳ tới.

No comments:

Post a Comment