Cộng Sản Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước
Không có Tự do trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ
chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5.
Freedom
House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người
sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất,
tính từ một thập niên nay.
Ông
David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước
vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :
“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự
do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự
do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có
thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá
nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo,
Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng
Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về
Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng
giềng Campuchia:
“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền
thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”
Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam
cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối
đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn
quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ
–VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông
Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam,
đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:
“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam
đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền
Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài
đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối
hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp
các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà
nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một
dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo
hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam.
Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh
chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu
xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”
Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay
không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182
trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.
FIDH kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam
Liên đoàn quốc tế vì
nhân quyền kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam
Báo Bangkok Post, số ra hôm nay, tường thuật rằng Liên đoàn Quốc tế vì Nhân Quyền đưa ra lời kêu gọi vừa kể, nói rằng Liên hiệp Châu Âu (EU) nên ngưng thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam để đánh giá tác động đối với giới lao động trong nước, và đối với nguy cơ về các vụ vi phạm nhân quyền.
Liên hiệp Châu Âu đã tìm cách thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với ASEAN hồi năm 2007, nhưng các cuộc thương thuyết đã bị khưng lại vào năm 2009, đưa đến quyết định của EU bắt đầu thương thuyết với Việt Nam hồi năm ngoái.
Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”
Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”
Liên đoàn này nói những vụ vi phạm ấy chỉ có thể gia tăng trừ phi Liên hiệp Châu Âu đề ra những bước để đánh giá toàn diện tác động của các thỏa thuận mậu dịch đối với người dân không những chỉ ở Việt Nam mà trong toàn khối ASEAN.
Trong tháng Tư, Liên đoàn Lao Động Việt Tự do, một liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước, đề cập tới các trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Mã Lai, đưa vào động mãi dâm, đã được tổ chức này giải cứu.
Bản tin của liên minh này trích báo chí trong nước, tường trình về nhiều vụ đình công của công nhân Việt Nam, như vụ đình công của hơn 2000 công nhân nhà máy Giầy Liên Dinh, ở Hải Phòng hôm 16 tháng Tư.
Theo Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, EU phải hối thúc Việt Nam cải cách luật nội địa để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, gồm những người lao động nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa thuận thương mại nào.
Báo Bangkok Post, số ra hôm nay, tường thuật rằng Liên đoàn Quốc tế vì Nhân Quyền đưa ra lời kêu gọi vừa kể, nói rằng Liên hiệp Châu Âu (EU) nên ngưng thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam để đánh giá tác động đối với giới lao động trong nước, và đối với nguy cơ về các vụ vi phạm nhân quyền.
Liên hiệp Châu Âu đã tìm cách thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với ASEAN hồi năm 2007, nhưng các cuộc thương thuyết đã bị khưng lại vào năm 2009, đưa đến quyết định của EU bắt đầu thương thuyết với Việt Nam hồi năm ngoái.
Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”
Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”
Liên đoàn này nói những vụ vi phạm ấy chỉ có thể gia tăng trừ phi Liên hiệp Châu Âu đề ra những bước để đánh giá toàn diện tác động của các thỏa thuận mậu dịch đối với người dân không những chỉ ở Việt Nam mà trong toàn khối ASEAN.
Trong tháng Tư, Liên đoàn Lao Động Việt Tự do, một liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước, đề cập tới các trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Mã Lai, đưa vào động mãi dâm, đã được tổ chức này giải cứu.
Bản tin của liên minh này trích báo chí trong nước, tường trình về nhiều vụ đình công của công nhân Việt Nam, như vụ đình công của hơn 2000 công nhân nhà máy Giầy Liên Dinh, ở Hải Phòng hôm 16 tháng Tư.
Theo Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, EU phải hối thúc Việt Nam cải cách luật nội địa để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, gồm những người lao động nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa thuận thương mại nào.
No comments:
Post a Comment