Liêu Thái/Người Việt (thực hiện)
LTS: Là một nhà văn tự do, từng có những “va chạm” về chính kiến trên tác phẩm cũng như ngoài đời thật với chính quyền, và, đặc biệt, trong cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7 năm 2012 này, ông là một trong những người được an ninh “chăm sóc” kỹ lưỡng. Cuộc phỏng vấn của Liêu Thái với nhà văn Nguyễn Viện ngõ hầu tỏ rõ hơn quan điểm của một người biểu tình chống Trung Quốc, một người yêu nước và, hơn hết là nỗi thao thức của một cư dân ở một quốc gia vẫn còn mang nhiều vết dấu nhược tiểu trong cách hành xử đối ngoại cấp vĩ mô...
-Liêu Thái: Ông vui lòng cho biết lý do vì sao sáng hôm nay ông không tham gia cuộc biểu tình được?
-Nguyễn Viện: Sáng Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012, tôi uống cà phê với anh Lê Hiếu Ðằng và vài người bạn khác. Chúng tôi cùng hẹn nhau sáng Chủ Nhật sẽ ra Nguyễn Du (góc nhà thờ Ðức Bà) uống cà phê. Từ điểm tập trung đó, chúng tôi sẽ cùng với các bạn trẻ biểu tình.
Trong thâm tâm, tôi hy vọng chính quyền sẽ “bật đèn xanh” cho cuộc biểu tình này khi những diễn tiến tiếp sau Luật Biển được Quốc Hội Việt Nam biểu quyết. Tôi vẫn tin không có người Việt Nam nào không yêu nước và không chống Tàu. Hôm uống cà phê với anh Ðằng, chúng tôi cùng nói với nhau, nếu chính quyền đàn áp và không cho phép cuộc biểu tình xảy ra thì... Thật không còn gì để nói.
Tối Thứ Bảy, tôi nhận được điện thoại của bên an ninh “mời” sáng Chủ Nhật cà phê. Thế là phần tôi đã xong. Rồi tôi được biết nhà thơ Trần Tiến Dũng, nhà nghiên cứu Biển Ðông Ðinh Kim Phúc cũng được mời cà phê như tôi, Blogger Uyên Vũ, nhà thơ Bùi Chát, họa sĩ Lê Hào, Phan Thị Lan Phương (Mẹ Ðốp),... cũng đã bị công an canh cửa.
Tôi báo tin cho anh Lê Hiếu Ðằng. Anh cười haha rồi cho biết bản thân anh cũng có người đến làm việc. Nhưng anh nói: “Ðường ta, ta cứ đi...”
Sáng Chủ Nhật, Huỳnh Ngọc Chênh báo tin bị công an xét giấy giữa đường, nhưng rồi anh cũng đến được khu vực nhà thờ Ðức Bà. Anh Hạ Ðình Nguyên báo tin sẽ có mặt. Nguyễn Hòa báo tin mọi người đã tụ họp đông đủ trong quán cà phê...
-Liêu Thái: Ông vui lòng cho biết lý do vì sao sáng hôm nay ông không tham gia cuộc biểu tình được?
-Nguyễn Viện: Sáng Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012, tôi uống cà phê với anh Lê Hiếu Ðằng và vài người bạn khác. Chúng tôi cùng hẹn nhau sáng Chủ Nhật sẽ ra Nguyễn Du (góc nhà thờ Ðức Bà) uống cà phê. Từ điểm tập trung đó, chúng tôi sẽ cùng với các bạn trẻ biểu tình.
Trong thâm tâm, tôi hy vọng chính quyền sẽ “bật đèn xanh” cho cuộc biểu tình này khi những diễn tiến tiếp sau Luật Biển được Quốc Hội Việt Nam biểu quyết. Tôi vẫn tin không có người Việt Nam nào không yêu nước và không chống Tàu. Hôm uống cà phê với anh Ðằng, chúng tôi cùng nói với nhau, nếu chính quyền đàn áp và không cho phép cuộc biểu tình xảy ra thì... Thật không còn gì để nói.
Tối Thứ Bảy, tôi nhận được điện thoại của bên an ninh “mời” sáng Chủ Nhật cà phê. Thế là phần tôi đã xong. Rồi tôi được biết nhà thơ Trần Tiến Dũng, nhà nghiên cứu Biển Ðông Ðinh Kim Phúc cũng được mời cà phê như tôi, Blogger Uyên Vũ, nhà thơ Bùi Chát, họa sĩ Lê Hào, Phan Thị Lan Phương (Mẹ Ðốp),... cũng đã bị công an canh cửa.
Tôi báo tin cho anh Lê Hiếu Ðằng. Anh cười haha rồi cho biết bản thân anh cũng có người đến làm việc. Nhưng anh nói: “Ðường ta, ta cứ đi...”
Sáng Chủ Nhật, Huỳnh Ngọc Chênh báo tin bị công an xét giấy giữa đường, nhưng rồi anh cũng đến được khu vực nhà thờ Ðức Bà. Anh Hạ Ðình Nguyên báo tin sẽ có mặt. Nguyễn Hòa báo tin mọi người đã tụ họp đông đủ trong quán cà phê...
Biểu tình chống Trung Quốc sáng Chủ Nhật, 1 Tháng Bảy tại Sài Gòn. |
Tôi nghĩ, không thể biện minh bằng bất cứ điều gì khi ngăn cản nhân dân biểu thị lòng yêu nước một cách hòa bình.
-Liêu Thái: Là một nhà văn, đồng thời là người năng nổ tham gia trực tiếp biểu tình chống Trung Quốc (trước đây), ông có cảm nghĩ gì về chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa hiện nay?
Nhà văn Nguyễn Viện. |
Trước những áp lực của Trung Quốc, Luật Biển ra đời được dù muộn, cũng là một điểm son cho chính quyền.
Tôi cũng dành những cảm thông cho chính quyền trong sự khắc nghiệt của cái địa lý chính trị của đất nước chúng ta.
Xét về tổng thể, tôi nghĩ Việt Nam đang có những bước đi đúng về mặt ngoại giao.
Nhưng tôi thất vọng về thái độ nhu nhược của chính quyền đối với Trung Quốc. Cũng như tôi lên án hành động ác độc của chính quyền đối với nhân dân.
-Liêu Thái: Ông có niềm tin nào về mặt hiệu ứng trong lần biểu tình này?
-Nguyễn
Viện: Ðối với tôi, bất cứ một hành động nào, dù nhỏ hay lớn, biểu thị được tính
dân chủ và tự do đều đáng quý và đều tạo ra những hiệu ứng tích cực trong đời sống,
đặc biệt trong điều kiện của một xã hội do đảng độc tài cầm quyền.
Vì thế,
cuộc biểu tình này, hay phong trào Con Ðường Việt Nam do anh Lê Thăng Long đại
diện cho nhóm Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh... khởi xướng vừa qua (dù thế
nào) đều có những ý nghĩa rất lớn. Trước hết, nó cho thấy có sự thoái bộ của độc
tài toàn trị. Thứ hai, ít nhiều nó cũng là những bước tiến của nhân dân trong
thái độ chính trị của mình.
Trong một
chế độ mà sự cai trị được dựa trên nỗi sợ hãi của nhân dân thì bất cứ hành động
nào vượt qua được nỗi sợ hãi cũng là một tiến bộ trong hành trình trở thành con
người và làm người.
-Liêu
Thái: Theo ông thấy, sắp tới, sẽ có những cuộc biểu tình khác hay không, khi mà
chính quyền càng lúc càng gắt gao hơn trong ngăn cản biểu tình?
-Nguyễn Viện:
Khi sự bất công và thối nát càng ngày càng tàn bạo, cũng như sự thương tổn tinh
thần dân tộc càng ngày càng lớn, thì không một sức mạnh bất nhân nào có thể
ngăn cản nhân dân đứng lên đòi quyền sống và danh dự của mình.
-Liêu
Thái: Dự đoán của ông về tình hình Biển Ðông?
-Nguyễn
Viện: Tình hình Biển Ðông thật đáng bi quan. Theo tôi, vấn đề cốt lõi của Trung
Quốc là trữ lượng dầu mỏ nằm trong vùng biển này. Mọi tuyên bố láo toét về chủ
quyền của Trung Quốc, vì thế, cũng chỉ nhằm mục đích “cùng khai thác, cùng có lợi”
(trên tài sản của người khác). Và Trung Quốc sẽ làm tất cả để đạt được mục đích
này.
-Liêu
Thái: Ông có nhắn gửi nào đến với thanh niên toàn cầu trong vấn đề Biển
Ðông?
-Nguyễn
Viện: Văn minh mà con người đạt được trong thế giới ngày nay chính là hòa bình và
công lý cho mọi con người, mọi dân tộc. Chính vì thế, tôi hy vọng tất cả mọi
con người, mọi dân tộc tiếp tục gìn giữ và đấu tranh cho công lý và hòa bình được
thực thi ở bất cứ đâu trên mặt đất.
Tôi cũng
mong nhân dân Trung Quốc cũng như các quốc gia, các tổ chức quốc tế, đặc biệt
trong giới trẻ, nhìn thấy bản chất thật và sự chính đáng trong vấn đề Biển Ðông
để dập tắt những tham vọng bất chính của nhà cầm quyền Trung Quốc, kiến tạo một
thế giới hòa bình, công bằng và tiến bộ.
-Liêu Thái: Xin cảm ơn ông!
No comments:
Post a Comment