Friday, September 14, 2012

CẤM VÀ NHỮNG HIỆU ỨNG NGƯỢC

Trương Duy Nhất Thuật cai quản vì thế nhiều khi dụng phép cấm không phải, thành ra như cái tát ngược lại mình. Ví như các góc phố, hễ nơi nào gắn biển “cấm đái” là y như rằng nơi đó bị đái nhiều nhất, đái đến mục tường. Phép cấm, vì thế thường thể hiện sự bất lực hơn là thế mạnh. Sự bất lực nhiều khi thành dại dốt như cái lão Bá Kiến làng Vũ Đại, hoặc như cái kiểu tư duy... “cam dai bay” (cấm đái bậy) vậy...

Thời phim rạp ế ẩm, muốn câu khách toàn phải treo bảng “cấm trẻ em dưới 18 tuổi”. Đến như cái chương trình ca nhạc “vũ điệu đường cong” vừa rồi cũng trương biển to tổ bố “không dành cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi và phụ nữ đoan trang". 

Phim nhạc cấm dạng này vé không còn để bán. 

Sách xuất bản cũng vậy. Cuốn nào in ra bị cấm, có lệnh thu hồi là bán nhoắng cái hết, đắt như tôm tươi. Nhớ hồi tiểu thuyết “Thời của thánh thần” của Hoàng Minh Tường in ra bán vèo phát không còn một cuốn. Bởi thiên hạ nháo nhào vì tin đồn sách bị thu hồi. Thực ra, mới là ý kiến của vài cụ và lệnh cấm có chăng mới chỉ là lệnh miệng chứ đã có văn bản ký tá gì đâu. 

http://images.vietnamsaigon.multiply.com/image/1/photos/32/500x500/19/CDB2.jpg?et=ZupP5dCOZFztuYholwKfrQ&nmid=271655903
Cấm đái vào đầu lãnh đạo đảng và nhà nước
Đắc lợi thế nên dạo này nhiều ông nhà văn in sách xong cứ mong chờ... lệnh cấm! Có vị chờ mãi không thấy ai nói năng gì đâm nổi nóng ý kiến ý cò thắc mắc búa xua: Tại sao sách tôi viết như thế, như thế mà không cấm không thu hồi, trong khi cuốn của ông Hoàng Minh Tường có gì nghiêm trọng đâu mà lại “được” cấm? 

Cũng như cái thời “cấm nghe đài địch” cực kỳ ấu trĩ. Nó chẳng những không thể cấm được mà ngược lại càng tạo sự tò mò, kích thích người ta tìm nghe xem nó nói cái gì trong đó đến mức phải cấm? Và kỳ thật dân chúng thì chẳng mấy quan tâm đến “địch ta”, người nghe “đài địch” nhiều nhất chủ yếu lại là các vị đảng viên chức quyền. 

http://images.rongxanh76.multiply.com/image/gWeROKeD-DDcJgyPoMSSog/photos/1M/300x300/23/hinh-7.jpg?et=HLcxfPoEUDuBBHvyr0kCtg&nmid=0
Cấm đái!
Rồi như chuyện Chí Phèo chửi. Cả làng Vũ Đại ai lại không biết. Nhưng riết thành quen, miệng hắn chửi thì tai hắn nghe, chẳng ai hơi đâu mà để ý. Bỗng một hôm lão Bá nổi xung đùng đùng ban lệnh cấm. Lão cấm cả cái làng Vũ Đại từ nay không đứa nào được nghe thằng Chí chửi nữa. Thế là từ chỗ kệ mặc nó, cả làng Vũ Đại già trẻ lớn bé nháo nhào bỏ hết đồng áng suốt ngày len lén vểnh tai xem thằng Chí bữa nay hắn chửi cái gì khiến cụ Bá phải nổi giận. Chí Phèo thấy vậy được nước càng chửi hung tợn. Hết chửi cụ Bá, hắn lăn ra giữa làng, ngửa mặt lên trời chửi cả thiên lôi, chửi cả cha đứa nào sinh ra trời, sinh ra thiên lôi, sinh ra cụ Bá và sinh ra cả hắn nữa. Thật chẳng dại nào giống dại nào. Cụ càng cấm hắn càng chửi cụ hung tợn hơn. Càng cấm, thiên hạ càng tò mò nghe hắn chửi nhiều hơn. Càng cấm, hắn càng phấn khích chửi rát hơn, lôi ra chửi hết cả những điều cấm kỵ xưa nay chưa bao giờ chửi. 

Thuật cai quản vì thế nhiều khi dụng phép cấm không phải, thành ra như cái tát ngược lại mình. Ví như các góc phố, hễ nơi nào gắn biển “cấm đái” là y như rằng nơi đó bị đái nhiều nhất, đái đến mục tường. 

Phép cấm, vì thế thường thể hiện sự bất lực hơn là thế mạnh. Sự bất lực nhiều khi thành dại dốt như cái lão Bá Kiến làng Vũ Đại, hoặc như cái kiểu tư duy... “cam dai bay” (cấm đái bậy) vậy.




No comments:

Post a Comment