Cầu Nhật Tân - Động cơ của UBND tỉnh Cao Bằng đã rõ, nó được guồng lái bởi lợi ích “sân sau” hay gọi là lợi ích nhóm. Bộ máy chính quyền, công an được dân đóng thuế để nuôi lại trở thành công cụ đàn áp nhân dân, phục vụ lợi ích của một số bố già. Tập đoàn sâu mọt này đang hàng ngày chọc vòi vào hút máu mủ nhân dân bằng mọi cách ti tiện nhất. Những con sâu, tưởng chỉ có ở Trung ương, ở Bộ Chính trị thì nay đã sinh sôi này nở thành bầy lan ra khắp vùng biên viễn này.
Cao Bằng thường được chính quyền tuyên truyền là cái nôi của cách mạng với Việt Bắc, với Nông Văn Dền của những năm 40 thế kỷ trước. Với dân nghèo, Cao Bằng có Chợ Xanh là nơi buôn bán chính của bà con tiểu thương nghèo các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng, là miếng cơm manh áo của hàng nghìn hộ gia đình, là nơi nuôi sống hàng vạn nhân khẩu ăn theo.
Chợ Xanh có tổng diện tích 8.700m2, với 3 đình chợ và 72 kiốt, cùng khu nhà khung sắt để bán các loại rau, củ, quả. Tổng số hộ kinh doanh ở chợ hiện nay có hơn 1000 hộ.
Nhiều năm qua, bà con tiểu thương đã làm ăn buôn bán hợp pháp nơi đây.
Nay, bằng công văn số 1306/UBND–XD ngày 06/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về “thực hiện cải tạo nâng cấp chợ Xanh đảm bảo khang trang, sạch đẹp chào mừng thành lập Thành phố Cao Bằng”, ngày 23/11/2012, UBND tỉnh đang tâm đưa Công an vào chợ, cưỡng chiếm chỗ kinh doanh, cướp miếng cơm của bà con nghèo.
Khu chợ Xanh được xây dựng cách đây hơn chục năm, trong quá trình sử dụng đã được cải tạo nâng cấp thêm, hiện nay vẫn đang phục vụ tốt nhu cầu làm ăn buôn bán của bà con. Hơn nữa, phần mặt bằng còn chưa sử dụng hết, có chỗ vẫn để trống.
Ông Nguyễn Đình Chiêm (một tiểu thương nhà ở 49 phố Cũ) bức xúc: “chợ mới sử dụng hơn chục năm, bao nhiêu gian hàng vừa được làm mới, chỗ trống vẫn để thừa ra, nhiều người còn thuê về làm kho chứa. Thế nhưng, không hiểu tại sao UBND tỉnh lại cho xây mới, không chỉ lãng phí tiền của mà còn làm cho cuộc sống làm ăn của bà con chúng tôi bị xáo trộn”.
Ông Hà Trọng Quyết (trú tại tổ 17, phường Hợp Giang) cho biết: “nhiều hộ dân chúng tôi ra đây làm ăn buôn bán rất chật vật, phải dồn hết vốn liếng tài sản vào gian kiốt, vừa bắt đầu ổn định nay lại phải di chuyển chợ. Chẳng biết đến chỗ tạm, việc làm ăn sẽ sao đây?”. Có không ít người bỏ tiền ra mua lại chỗ ngồi trong chợ, chưa kịp thu hồi lại vốn, nay bất ngờ hay tin chợ được xây mới lại mà dở mếu dở khóc.
Lý do nữa khiến bà con bức xúc: chợ Xanh là nơi kinh doanh các mặt hàng thiết yếu dân sinh như hàng tạp hóa, tạp phẩm, thịt, cá, rau, củ, hoa quả… chưa cần thiết phải làm quy mô lớn. Nếu chợ được xây dựng lại hiện đại theo kế hoạch do tỉnh vẽ ra thì nhiều hộ kinh doanh sẽ không đủ tiền để kiếm một gian hàng mới.
Cùng với đó, mọi khoản lệ phí hàng năm sẽ cao hơn trước, tiền lãi sẽ chẳng đủ để đóng. Bà Lê Thị Phượng (tổ 2, phường Hợp Giang) cho biết: “chợ này chủ yếu là dân buôn bán nhỏ, nhiều hộ ra đây làm ăn còn phải thế chấp cả nhà cửa, vay tiền ngân hàng mới có vốn. Họ tiền đâu mà ngồi chợ mới, chắc chắn rơi vào cảnh bế tắc, thất nghiệp”.
Theo thông tin bà con tố cáo thêm kinh phí xây chợ được giao cho một công ty sân sau của Chủ tịch UBND tỉnh. Chợ Xanh đã có quyết định của tỉnh giao cho chính công ty này quản lý và thu tiền sau này khi xây xong và đưa chợ vào hoạt động.
Như vậy, động cơ chính của UBND tỉnh Cao Bằng đã rõ, nó được guồng lái bởi lợi ích “sân sau” hay gọi là lợi ích nhóm. Bộ máy chính quyền, công an được dân đóng thuế để nuôi lại trở thành công cụ phục vụ lợi ích của một số bố già. Tập đoàn sâu mọt này đang hàng ngày chọc vòi vào hút máu mủ nhân dân bằng những cách ti tiện nhất. Những con sâu, tưởng chỉ có ở Trung ương, ở Bộ Chính trị thì nay đã sinh sôi nảy nở thành bầy lan ra khắp nơi biên viễn này.
Chỉ mấy bữa nữa thôi, những con cháu của Kim Đồng Nông Văn Dền của bà Nông Thị Xuân lại thất thểu xuống Hà Nội gia nhập đàn lũ dân oan kiếm tìm công lý trong tuyệt vọng.
Bài sau: Chính quyền cấu kết với Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn về kinh tế, xã hội gây sức ép dân thiểu số vùng biên di cư vào Tây Nguyên, bỏ ngỏ biên giới phía Bắc.
No comments:
Post a Comment