Wednesday, November 28, 2012

Không dám tin đây là một cây cầu!


Xã hội văn minh hiện đại
(Dân trí) - Đã hơn 2 năm nay, cầu chính bị nước lũ cuốn trôi, thay vào đó là cầu tạm được làm bằng tre nứa. Nguy cơ mất an toàn là rất lớn, hiểm nguy rình rập từng ngày, nhất là khi mùa mưa bão đến.
Đó là thực trạng đã và đang diễn ra hàng ngày trên chiếc cầu Cốc Mẳm, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An được bắc qua sông Dinh. Chiếc cầu là đường đi chính của hàng trăm hộ dân thuộc 2 xóm Sơn Tiến và Cốc Mẳm. Đã hơn 2 năm nay, cầu chính bị nước lũ cuốn trôi sau trận lũ lụt, thay vào đó là cầu tạm được làm bằng tre nứa.
 Bên cạnh mố cầu xi măng và hơn ¼ nhịp cầu gãy đổ còn sót lại là chiếc cầu tạm làm bằng tre nứa do dân bản dựng lên. Trên những chiếc cọc chống sơ sài là những tấm nền mặt cầu đan ghép bằng tre, mét, mỗi khi có xe máy đi qua, cầu rung lên bần bật. Vẫn biết là mất an toàn, nguy hiểm… nhưng vì là đường đi lại chính nên hàng trăm hộ dân nơi đây đã quen dần và "kiên gan" với chiếc cầu tạm.
Một phần cầu bằng tre được nối từ bờ qua khu vực bãi đất cát lớn.
Một phần cầu bằng tre được nối từ bờ qua khu vực bãi đất cát lớn.
Được biết ở 2 xóm Sơn Tiến và Cốc Mẳm có gần 150 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thổ, gần 100 em nhỏ đang theo học phổ thông các cấp, người dân ở đây sống chủ yếu bằng trồng ngô, sắn mía, vì không có ruộng nước, cuộc sống thường ngày gặp rất nhiều khó khăn nên đến nay vẫn còn còn 30 hộ nghèo.
Cái ăn không đủ nên việc góp tiền làm cầu là không thể. Chỉ tính trong vòng một năm, đã 5 lần cầu tạm bị nước cuốn trôi, người dân lại chỉ biết cùng nhau góp tre, mét và cọc gỗ có sẵn trong gia đình cùng vài ngày công để tạo nên những chiếc cầu tạm mới.
Khi mùa mưa lũ về, người dân lại lo gom góp gạo và thức ăn dự trữ trong những ngày bị cô lập, trẻ em nghỉ học hoặc đến trường bằng bè. Chị Trương Thị Phước - người dân Bản Cốc Mẳm -cho biết: “Mùa mưa ở đây khó khăn lắm, nhà nào không đủ điều kiện tích trữ gạo thì phải đi vay ăn. Mong muốn thì không nhiều, chỉ mong được hỗ trợ làm cái cầu để đi lại và con em đi học cho an tâm”.
Trước đây, trên dòng sông này, huyện Quỳ Hợp và nhân dân xã Thọ Thành đã 2 lần lên kế hoạch tiết kiệm các nguồn thu, cùng sự hỗ trợ của nhà nước, vận động nhân dân đóng góp để xây cầu trụ bê tông kiên cố. Năm 2005 xã trích ngân sách 250 triệu, vận động nhân dân trong xã đóng góp vật liệu và ngày công, cầu bê tông thành hình, nhưng chỉ đưa vào sử dụng được hơn 6 tháng thì đã bị lũ cuốn trôi. Đầu năm 2008, huyện Quỳ Hợp tiến hành khảo sát, triển khai làm cầu mới kiên cố hơn với thiết kế dầm thép, trụ bê tông với tổng trị giá trên 600 triệu đồng. Nhưng niềm vui có cầu mới cũng chỉ tồn tại đến trận lũ quét tháng 9/2009.
Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Hợp - cho biết: “Xã Thọ Hợp là xã nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp. Mong muốn của xã là lồng ghép trong chương trình nông thôn mới để làm cầu mới này”.
Ông Trương Hải Nam - Phó phòng Công thương huyện Quỳ Hợp cho biết thêm: “Lũ năm 2009 vượt đỉnh cầu gây hư hỏng, từ đó đến nay thì chưa được tu sửa gây khó khăn cho nhân dân. Nguồn kinh phí bão lũ thì được cấp cho việc xây dưng công trình rất ít. Thời điểm này việc triển khai công trình mới lại khó khăn…”.
Một số hình ảnh cây cầu tạm Cốc Mẳm do PV Dân trí ghi lại:
Cầu Cốc Mẳm sau những con lũ giờ còn lại trơ xương, cành... và không thể đi lại.
Cầu Cốc Mẳm kiên cố dầm cốt thép, trụ bê tông nhưng cũng không chịu được lũ dữ
Chiếc cầu gập ghềnh khó đi...
Để có cầu đi lại, cho trẻ tới trường, người dân gom góp làm những chiếc cầu tre.

...nhưng các em hằng ngày cũng phải đi...
Biết là nguy hiểm nhưng không thể không qua cầu...

... chiếc cầu tre đơn sơ do người dân lập nên...
Người viết không dám tin người dân nơi đây có thể đi xe máy trên những cây cầu tạm mong manh này

Huống hồ học sinh được cha mẹ chở qua cầu...
Những gia đình cha mẹ có thời gian thường tranh thủ đưa con qua cầu chứ không dám để trẻ đi một mình. Những đứa trẻ lớn và bạo dạn hơn đi xe đạp qua cầu như... làm xiếc

Bùi Thọ - Duy Định
Còn đây là nơi nghĩ mát của con gái đồng chí X...
Nhà nghỉ mát của con gái Nguyễn Tấn Dũng

Nhà nghỉ mát của con gái Nguyễn Tấn Dũng với chồng ở Nha Trang không khác gì nhà của tài tử ở các nước ngoại quốc.








NHÀ THỜ HỌ CỦA THỦ TƯỚNG VÀ TRƯỞNG PHÒNG CSGT KIÊN GIANG


Ảnh: hình chụp từ bên ngoài của khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng. 

Vừa đến làm việc tại Phú Quốc hồi giữa tuần, nhớ một người bạn cũ làm cho Công an tỉnh Kiên Giang nên điện thoại nói chuyện. Câu chuyện của anh ấy làm tôi quyết định phải gác công việc ở Phú Quốc lại, bắt một chuyến tàu đi hơn 2 giờ trên biển để đến thị xã Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang. Những gì tôi nghe thấy không phí công sức của mình. 

Người bạn này dẫn tôi đến một khuôn viên rất lớn, đến cả ngàn m2, nằm trên con đường lớn nhất thị xã - đường Nguyễn Trung Trực. Dù đã cố gắng tưởng tượng sự hoành tráng của nó qua những lời kể trên điện thoại, nhưng khi tận mắt chứng kiến thì nó vượt quá trí tưởng tượng của mình nhiều lần. Đó chính là nhà thờ họ của đương kim Thủ Tướng Ba Dũng vừa mới khánh thành cách đây một tháng. Dù rất kín cổng cao tường nhưng có lẽ cũng muốn cho người ngoài nhìn thấy sự hoành tráng của nó nên qua những khe hở hàng rào vẫn có thể thấy được “chiều sâu” bên trong khuôn viên. Cả khuôn viên bao gồm 1 căn biệt thự theo kiến trúc tây và 3 gian nhà thờ theo kiến trúc Việt cổ. Giới thầu xây dựng tham gia làm công trình này nói nó trị giá gần 40 tỷ đồng và đã khởi công từ 2 năm trước đó. Tôi không vào được bên trong nhưng theo người bạn thì nguy nga vô cùng, toàn những cột gỗ to một người ôm không hết được chạm trổ công phu, những vật trang trí trong các gian thờ thì toàn là những loại đặc biệt và thượng thặng, được chọn từ những nơi sản xuất nổi tiếng nhất và tâm linh nhất Việt Nam về các món hàng ấy mang về đây. 

Việc thi công và vận chuyển cho công trình này hoàn toàn thuận lợi không gặp trở ngại gì, chỉ trừ một chuyện nhỏ duy nhất. Đó là cặp hạc to, cao tới hơn 3 mét được chở suốt từ Bắc vào Nam, tới Cần Thơ cũng chẳng gặp trở ngại gì dù nó vi phạm luật giao thông. Đi đến đâu mà gặp cảnh sát giao thông thì chỉ cần nói là hàng chở cho anh Nghị, ai mà không biết nữa thì chỉ cần gọi 1 cú điện thoại thì tiếp tục lên đường mà cảnh sát còn phải cảm ơn và xin lỗi trối chết. Ấy vậy mà về tới ngay địa phận tỉnh Kiên Giang, cảnh sát giao thông thấy xe chở hàng cồng kềnh không đảm bảo an toàn giao thông nên bắt dừng lại để xử phạt. Lái xe thay vì xuống năn nỉ và hối lộ như bao nhiêu người khác thì lên giọng: “đây là việc của anh Nghị, các anh mà làm trễ nải thì phải chịu trách nhiệm đó”. Các CSGT thấy lạ điện thoại về hỏi ý kiến cấp trên xem có chỉ thị gì đặc biệt không, báo cáo lên mấy cấp, cuối cùng lên đến Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Kiên Giang. Ông này bảo “Nghị gì cũng giam xe lại xử đúng theo qui định”. Thế là cặp hạc phải vào khám mà ngày khánh thành nhà thờ họ của Thủ Tướng chỉ còn vài bữa. 

Mọi việc diễn ra bên trong thế nào thì không biết, chỉ biết rằng đúng 48 giờ sau khi ra lệnh giam xe của anh Nghị, ông Trịnh Xuân Hồng, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Kiên Giang phải đi nhận ngay nhiệm vụ mới là Trưởng Công an huyện Gia Thành, một huyện vùng xâu vùng xa trên núi hẻo lánh gần biên giới Cam Pu Chia. Cặp hạc thì được điệu nhanh chóng đến để kịp sáng hôm sau Thủ tướng về khánh thành nhà thờ họ. Dân trong ngành Công an tỉnh Kiên Giang nói rằng chưa bao giờ có một quyết định về nhân sự cấp cao của tỉnh mà diễn ra chớp nhoáng đến như vậy. Cái giá cho ông Hồng phải trả vì cái tội không biết “anh” Nghị là hoàng tử, cậu ấm và là người nối dõi của Thủ Tướng như thế là còn nhẹ, còn giữ được cấp bậc tương đương là may mắn lắm rồi. Tôi muốn nhờ người bạn bố trí ghé thăm ông ấy nhưng tiếc là ông ấy đang đi công tác. Nhưng theo người bạn này, một bộ phận lớn các Đảng viên quan chức đang rất bất mãn chế độ này rồi. Đề tài này hẹn các bạn một bài viết lần sau. Giờ tôi kể tiếp chuyện tâm linh của Thủ tướng. 

Cái nhà thờ họ này cũng xuất phát từ lời phán của các ông thầy cúng. Chắc mọi người còn nhớ vào tháng 8 năm 2006, lúc mới vừa lên chức Thủ tướng được hơn 2 tháng thì một điềm xấu xuất hiện, đó là hòn Phụ Tử tại Kiên Giang, đất phát tích của anh 3 Dũng, bị gãy mất hòn cha rơi sâu xuống biển. Nhiều giải pháp khoa học được đưa ra nhưng không có cách nào phục hồi lại được. Cả gia đình Thủ tướng lo sợ, mời các thầy về xem khắc chế điềm này thế nào. Cuối cùng thì kết luận là phải xây một nhà thờ tự thật lớn tại Rạch Giá, nơi anh 3 đã đi lên từ y tá, huyện đội trưởng mà thành Thủ Tướng như hôm nay. Cái nhà thờ này phải làm thật to, to nhất ở đây để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thánh thần ở vùng đất này để được gia hộ cho sự nghiệp của Thủ tướng bền vững. Và đúng là nó to thật, to hơn nhiều lần cái đền ông Nguyễn – nơi thờ vị Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực và những người đã hy sinh cùng với ông tại đất Rạch Giá này - nơi đã diễn ra trận đánh lớn nhất của nghĩa quân với giặc Pháp. 

Web Một Thời Phan Châu Trinh Ðà Nẵng

http://phanchautrinhda
nang.com/

No comments:

Post a Comment