Vinh danh cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo
Nhạc và lời: Cố nhạc sỹ Trần Thiện Thanh
Tiểu sử: Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo
Xin thắp nén hương tưởng nhớ các anh đã nằm lại Charlie và ở đâu đó trên khắp miền Nam thân yêu.
Di ảnh cố đại tá Nguyễn Đình Bảo |
Cố Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã nằm yên lại Charlie ngày 12 tháng 4 năm 1972 khi vừa đúng 35 tuổi.
Ông và gia đình rời Hà Nội vào Nam năm ông 18 tuổi thì ba năm sau, ông thi đậu Tú tài và tình nguyện gia nhập binh chủng Nhãy Dù sau khi tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Trong 14 năm ở lính, ông đã từng tham gia rất nhiều trận đánh lớn nhỏ từ khắp “4 vùng chiến thuật” từ trận Ấp Bắc, giải vây đồn Bổ Túc ở những năm 1960 mở đầu cho thời kỳ chiến tranh “giải phóng”, ông đã “trưởng thành trong khói lửa” và thoát chết nhiều lần. Từ trung đội trưởng Tiểu đoàn 8, ông qua tiểu đoàn 3, rồi làm Đại đội trưởng Tiểu đoàn 1, rồi tiểu đoàn 9.
Tên tuổi ông đã gắn liền với nhiều trận đánh khốc liệt như: Năm 1965 giải vây Đức Cơ, năm 1966 ở Cheo reo, Bồng Sơn. Năm 1967 hành quân khắp vùng Thừa Thiên, Quảng Trị, từ sông Hương ra tới Phá Tam Giang, đèo Ba Giốc. Sau Tết mậu Thân 1968 thì về vùng đồng Ông Cộ, Hóc Môn, Bà Điểm. Sau đó là Tống Lê Chân, Kà Tum, sông Vàm Cỏ, Khe Sanh, Hạ Lào.
Từ tháng 5 năm 1971 ông về nắm chức Tiểu Đoàn trưởng 11 của binh chủng Dù cho đến lúc cuối ở Charlie. Nếu còn sống, có lẽ ông đã lên cấp Tướng, nhưng sau khi tử trận ông được thăng một cấp lên là Đại Tá.Trong thời chinh chiến, người ta thường nói “Một là xanh cỏ , hai là đỏ ngực” có nghĩa là hoặc chết thì được chôn cất đàng hoàng hoặc chiến thắng với huân huy chương đầy ngực . Nhưng trường hợp cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo ở đây, thì ông đã nát thân nơi Charlie mà không có được cả một nấm mồ xanh cỏ cho ông.
II - Cuộc chiến Charlie:
Ngay ngày đầu tiên của trận đánh “biển người” này, cái hầm chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã lãnh trọn 1 trái đạn pháo 130 ly và ông đã chết ngay tại chổ, khi mảnh đạn ghim trúng ngay tim. Viên phó chỉ huy là Thiết Tá Lê Văn Mễ phải phân tán quân lính ra và tử thủ ở những giao thông hào chung quanh. Các máy bay của Không Quân được kêu gọi, cầu cứu đến để chở xác Trung Tá và các thương binh về căn cứ. Nhưng khi 3 chiếc máy bay đáp xuống thì bị bắn cháy , vì không ngờ là địch quân quá mạnh và quá đông ở khắp vùng chung quanh. Bốn ngày trôi qua, với 96 giờ căng thẳng, những binh sĩ bị bao vây trên ngọn đồi Charlie này đã thức trắng đêm, cùng ngồi với cái xác chết của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo và các thương binh, tử sĩ nơi giao thông hào. Họ không ăn uống gì cả, chỉ nếm những giọt nước khô cạn từ bi-đông. Họ phơi lưng trần trụi dưới các cơn bão lửa đủ loại của cộng quân. Các toán quân bạn từ những ngọn đồi phía xa đã nhiều lần tiếp cứu, nhưng bị đánh bật ra, máy bay cũng không thể đến gần mà chỉ bay xa xa ném bom chung quanh. Chỉ còn một cách duy nhứt là mở đường máu thoát chạy chớ không thể ngồi đây chờ chết, trong khi đạn dược (vũ khí, thuốc men) sắp hết.
Trong vòng 4 ngày qua, ngọn đồi Charlie nhỏ xíu này đã hứng hơn 2000 quả đạn pháo 130 ly (của Liên Xô viện trợ cho Bắc quân), hàng trăm binh sĩ VNCH đã chết. Phía bộ đội miền Bắc cũng đã nướng cả ngàn quân mà họ vẫn không hề nao núng. Cuối cùng thì Charlie đã bị mất và xác thân của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo quấn trong 3 lớp poncho (áo dù che mưa) đã bị bỏ lại Charlie, nằm trong giao thông hào, cùng chung với xác chết các đồng đội đã gục ngã chung quanh. Vài chục người lính “mở đường máu” chạy thoát được, sau khi đã vượt qua 20 cây số đường núi, đường rừng về kể lại câu chuyện này.
III - Cái chết của Cố đậi tá nguyễn Đình Bảo :
1/ Sau khi Tiểu đoàn Dù rút đi hết rồi, máy bay của Không Quân Việt-Mỹ, kể cả pháo đài bay B-52, mới bay tới Charlie trút bom đạn xuống tiêu diệt hết đám bộ đội CS đang vừa chiếm đóng ở đó. Thành ra, cái bi thảm khốc liệt và đau xót ở đây là xác chết của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tuy đã gói trong 3 lớp vải dù poncho nằm lại ở giao thông hào mà cũng bị bom đạn của quân ta trút xuống cày nát xác thân ông. Charlie đã tan tành, chung quanh chỉ là khói tro quyện với thây người chết của cả hai bên. Thật là tàn khốc quá. Đúng là “Người đã ở lại Charlie”.
2/ Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù yêu cầu cho TĐ11Dù được hành quân lưu động nhưng không được Bộ tư lịnh quân đoàn II của Tướng Ngô Dzu chấp thuận, do đó đã đưa đến cái chết oan uổng của Trung tá Tiểu đoàn trưởng khi việt cộng đổ mưa pháo xuống ngày 11/2/72 và tấn công biển người vào căn cứ.
Cố Đ/T Nguyễn Đình Bão tử trận vì đạn pháo tại căn cứ Charlie. Cái hầm chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã lãnh trọn 1 trái đạn pháo 130 ly Đạn nổ sập hầm và ông đã chết ngay tại chổ, khi mảnh đạn ghim trúng ngay tim.
Tiểu đoàn 11 Dù dưới quyền của Thiếu tá Lê Văn Mễ Tiểu đoàn phó phải moi hầm mang xác Đ/T Nguyễn Đình Bảo ra và gói trong 3 lớp poncho đặt lại giao thông hào . Vì địch tiếp tục tấn công mạnh vô căn cứ, nên TĐ11ND phải bỏ xác Đ/T Bảo và các quân nhân tử trận lại và mở đường máu để rút khỏi căn cứ (một việc mà Nhảy Dù không bao giờ làm)
Chú thích :
Do bài viết lấy tư liệu ở nhiều nguồn và lược chọn , sắp xếp lại . Có thể có những thông tin không chính xác hoặc chưa chính xác thời gian , về diễn tiến cuộc chiến . Nếu quý anh nào là người đã trực tiếp tham dự thì xin bổ sung để điều chỉnh lại cho đúng
Bài nhạc : Người Ở Lại Charlie
do cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc ( Ông là bạn học với cố đại tá ) . Nếu không có ông phổ bài nhạc này thì cố đại tá Nguyễn Đình Bảo chắc cũng sẽ không có ai biết đến . Miền Nam ViệtNam còn bao nhiều sĩ quan , chiến sĩ VNCH đã nằm xuống như thế ?
Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
Vâng! Chính anh là ngôi sao mới
Một lần này chợt sáng trưng
Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng
Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Vâng! chính anh là loài chim quý
Ôi! Cánh chim trùng khơi vạn lý
Một lần gãy cánh bay
Người để cho người ngước mắt trên tay
Ngày anh đi, anh đi, anh đi từ tổ ấm
Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh?
Đợi anh về, chỉ còn trơ vầng trán đứa bé thơ, tấm khăn sô bơ vơ
Người góa phụ cầu được sống trong mơ
Toumorong, Dakto, Krek, Snoul/ (2) Ôi Dambe, Đức Cơ, Bình Giã, Ktum
Trưa Khe Sanh gió mù, đêm Hạ Lào thức sâu
Anh! cũng anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.
Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão
Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo
Ôi! Vết đau nào đưa anh đến
Ngàn đời của nhớ thương / (2) Ngàn đời của tiếc thương
Hỡi bức chân dung trên công viên buồn
Xin một lần thôi, một lần thôi
Vẫy tay tạ từ Charlie
Xin một lần nữa, một lần nữa
Vẫy tay chào buồn anh đi
Tên tuổi ông đã gắn liền với nhiều trận đánh khốc liệt như: Năm 1965 giải vây Đức Cơ, năm 1966 ở Cheo reo, Bồng Sơn. Năm 1967 hành quân khắp vùng Thừa Thiên, Quảng Trị, từ sông Hương ra tới Phá Tam Giang, đèo Ba Giốc. Sau Tết mậu Thân 1968 thì về vùng đồng Ông Cộ, Hóc Môn, Bà Điểm. Sau đó là Tống Lê Chân, Kà Tum, sông Vàm Cỏ, Khe Sanh, Hạ Lào.
Từ tháng 5 năm 1971 ông về nắm chức Tiểu Đoàn trưởng 11 của binh chủng Dù cho đến lúc cuối ở Charlie. Nếu còn sống, có lẽ ông đã lên cấp Tướng, nhưng sau khi tử trận ông được thăng một cấp lên là Đại Tá.Trong thời chinh chiến, người ta thường nói “Một là xanh cỏ , hai là đỏ ngực” có nghĩa là hoặc chết thì được chôn cất đàng hoàng hoặc chiến thắng với huân huy chương đầy ngực . Nhưng trường hợp cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo ở đây, thì ông đã nát thân nơi Charlie mà không có được cả một nấm mồ xanh cỏ cho ông.
II - Cuộc chiến Charlie:
Ngay ngày đầu tiên của trận đánh “biển người” này, cái hầm chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã lãnh trọn 1 trái đạn pháo 130 ly và ông đã chết ngay tại chổ, khi mảnh đạn ghim trúng ngay tim. Viên phó chỉ huy là Thiết Tá Lê Văn Mễ phải phân tán quân lính ra và tử thủ ở những giao thông hào chung quanh. Các máy bay của Không Quân được kêu gọi, cầu cứu đến để chở xác Trung Tá và các thương binh về căn cứ. Nhưng khi 3 chiếc máy bay đáp xuống thì bị bắn cháy , vì không ngờ là địch quân quá mạnh và quá đông ở khắp vùng chung quanh. Bốn ngày trôi qua, với 96 giờ căng thẳng, những binh sĩ bị bao vây trên ngọn đồi Charlie này đã thức trắng đêm, cùng ngồi với cái xác chết của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo và các thương binh, tử sĩ nơi giao thông hào. Họ không ăn uống gì cả, chỉ nếm những giọt nước khô cạn từ bi-đông. Họ phơi lưng trần trụi dưới các cơn bão lửa đủ loại của cộng quân. Các toán quân bạn từ những ngọn đồi phía xa đã nhiều lần tiếp cứu, nhưng bị đánh bật ra, máy bay cũng không thể đến gần mà chỉ bay xa xa ném bom chung quanh. Chỉ còn một cách duy nhứt là mở đường máu thoát chạy chớ không thể ngồi đây chờ chết, trong khi đạn dược (vũ khí, thuốc men) sắp hết.
Trong vòng 4 ngày qua, ngọn đồi Charlie nhỏ xíu này đã hứng hơn 2000 quả đạn pháo 130 ly (của Liên Xô viện trợ cho Bắc quân), hàng trăm binh sĩ VNCH đã chết. Phía bộ đội miền Bắc cũng đã nướng cả ngàn quân mà họ vẫn không hề nao núng. Cuối cùng thì Charlie đã bị mất và xác thân của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo quấn trong 3 lớp poncho (áo dù che mưa) đã bị bỏ lại Charlie, nằm trong giao thông hào, cùng chung với xác chết các đồng đội đã gục ngã chung quanh. Vài chục người lính “mở đường máu” chạy thoát được, sau khi đã vượt qua 20 cây số đường núi, đường rừng về kể lại câu chuyện này.
III - Cái chết của Cố đậi tá nguyễn Đình Bảo :
1/ Sau khi Tiểu đoàn Dù rút đi hết rồi, máy bay của Không Quân Việt-Mỹ, kể cả pháo đài bay B-52, mới bay tới Charlie trút bom đạn xuống tiêu diệt hết đám bộ đội CS đang vừa chiếm đóng ở đó. Thành ra, cái bi thảm khốc liệt và đau xót ở đây là xác chết của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tuy đã gói trong 3 lớp vải dù poncho nằm lại ở giao thông hào mà cũng bị bom đạn của quân ta trút xuống cày nát xác thân ông. Charlie đã tan tành, chung quanh chỉ là khói tro quyện với thây người chết của cả hai bên. Thật là tàn khốc quá. Đúng là “Người đã ở lại Charlie”.
2/ Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù yêu cầu cho TĐ11Dù được hành quân lưu động nhưng không được Bộ tư lịnh quân đoàn II của Tướng Ngô Dzu chấp thuận, do đó đã đưa đến cái chết oan uổng của Trung tá Tiểu đoàn trưởng khi việt cộng đổ mưa pháo xuống ngày 11/2/72 và tấn công biển người vào căn cứ.
Cố Đ/T Nguyễn Đình Bão tử trận vì đạn pháo tại căn cứ Charlie. Cái hầm chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã lãnh trọn 1 trái đạn pháo 130 ly Đạn nổ sập hầm và ông đã chết ngay tại chổ, khi mảnh đạn ghim trúng ngay tim.
Tiểu đoàn 11 Dù dưới quyền của Thiếu tá Lê Văn Mễ Tiểu đoàn phó phải moi hầm mang xác Đ/T Nguyễn Đình Bảo ra và gói trong 3 lớp poncho đặt lại giao thông hào . Vì địch tiếp tục tấn công mạnh vô căn cứ, nên TĐ11ND phải bỏ xác Đ/T Bảo và các quân nhân tử trận lại và mở đường máu để rút khỏi căn cứ (một việc mà Nhảy Dù không bao giờ làm)
Chú thích :
Do bài viết lấy tư liệu ở nhiều nguồn và lược chọn , sắp xếp lại . Có thể có những thông tin không chính xác hoặc chưa chính xác thời gian , về diễn tiến cuộc chiến . Nếu quý anh nào là người đã trực tiếp tham dự thì xin bổ sung để điều chỉnh lại cho đúng
Bài nhạc : Người Ở Lại Charlie
do cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc ( Ông là bạn học với cố đại tá ) . Nếu không có ông phổ bài nhạc này thì cố đại tá Nguyễn Đình Bảo chắc cũng sẽ không có ai biết đến . Miền Nam ViệtNam còn bao nhiều sĩ quan , chiến sĩ VNCH đã nằm xuống như thế ?
Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
Vâng! Chính anh là ngôi sao mới
Một lần này chợt sáng trưng
Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng
Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Vâng! chính anh là loài chim quý
Ôi! Cánh chim trùng khơi vạn lý
Một lần gãy cánh bay
Người để cho người ngước mắt trên tay
Ngày anh đi, anh đi, anh đi từ tổ ấm
Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh?
Đợi anh về, chỉ còn trơ vầng trán đứa bé thơ, tấm khăn sô bơ vơ
Người góa phụ cầu được sống trong mơ
Toumorong, Dakto, Krek, Snoul/ (2) Ôi Dambe, Đức Cơ, Bình Giã, Ktum
Trưa Khe Sanh gió mù, đêm Hạ Lào thức sâu
Anh! cũng anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.
Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão
Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo
Ôi! Vết đau nào đưa anh đến
Ngàn đời của nhớ thương / (2) Ngàn đời của tiếc thương
Hỡi bức chân dung trên công viên buồn
Xin một lần thôi, một lần thôi
Vẫy tay tạ từ Charlie
Xin một lần nữa, một lần nữa
Vẫy tay chào buồn anh đi
No comments:
Post a Comment