Wednesday, June 19, 2013

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN NHẮC CHỦ TỊCH SANG TRONG CHUYẾN THĂM TRUNG CỘNG

Nguyễn Nghĩa 650 ) - Chuyến đi thăm Trung Quốc (TQ) của Chủ tịch (CT) Trương Tấn Sang từ 19-21/6/2013 là 1 chuyến đi thăm quan trọng. Trước hết nó thể hiện ở các bình luận của quốc tế cho rằng đây là chuyến gặp gỡ đầu tiên của CT Sang với Tập Cận Bình, sau khi 2 người được giữ các chức vụ quan trọng nhất tại 2 quốc gia có chung biên giới, chung hệ tư tương, nhưng cả quá khứ và hiện tại TQ luôn mưu toan thôn tính VN. Thứ 2, nội dung chính các thảo luận của CT Sang và lãnh đạo TQ là vấn đề Biển Đông.

Theo tục lệ văn minh của các nước dân chủ, trước khi có 1 ngoại giao quan trọng, người trí thức cần nêu các vấn đề quan trọng, cần góp ý thẳng thắn không quanh co... để các nhà chính trị, mặc dầu đã có những chỉ dẫn của đảng mình, vẫn phải chú ý ghi nhớ, tránh những sai phạm ảnh hưởng không lợi cho tương lai dân tộc mình.

Trên tinh thần này, tôi muốn qua bài viết này, nêu một số ý, hy vọng sẽ được CT Sang tham khảo.

1. Hòa bình trên Biển Đông.

ĐCS VN thông qua TBT Nguyễn Phú Trọng trong Thỏa thuận về Biển Đông giữa Việt Nam, 11/10/2011 đã nhấn mạnh về Hòa bình trên Biển Đông:

“Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong phát biểu tại QH VN ngày 25/11/2011:

“...chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.”

Gần đây nhất, trong Đối thoại chiến lược Việt-Trung, 6/6/2013, BBC đưa tin: tướng Nguyễn Chí Vịnh đã gợi ý phía TQ:

“Việt Nam đề xuất Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước.”

Tại đây, tôi xin nhắc CT Sang rằng: Có thể “kiên trì thông qua hiệp thượng... làm cho Biển Đông trở thành vùng biển Hòa Binh...” , có thể “chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.”

Xong quyết không thể ký Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước. như tướng Vịnh đề nghị.

Ký vào thỏa thuận này là tự trói buộc Việt Nam vào hai chữ Hòa Bình, tự tước đi quyền tự vệ chính đáng của dân tộc Việt Nam trước xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông của TQ.

Ký vào thỏa thuận nội dung này là chính thức công nhân chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa,. Trường Sa và đường Lưỡi bò TQ trên Biển Đông.

Hiện nay, các nước không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đều mong có Hòa Bình trên Biển Đông do lợi ích riêng của họ.

Đối với Việt Nam, vấn đề đặt ra không phải là hòa bình hay chiến tranh.

Đây là vấn đề: Lãnh hải Việt Nam gồm Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển lân cận 2 quần đảo này đã bị TQ xâm lược.

An ninh của Tổ quốc Việt Nam bị đe dọa, an ninh của 90 triệu người dân Việt Nam bị bị uy hiếp.

Thực trạng hiện nay là TQ đã xâm lược lãnh hải Việt Nam và đặt là quận Tam sa của TQ.

Giữa Việt Nam và TQ là tình trạng chiến tranh xâm lược.

Vậy Việt Nam có quyền đánh trả xâm lược và thu hồi lãnh thổ, lãnh hải của mình.

Xin hỏi khi an ninh Hoa Kỳ, nước Nga bị đe dọa, họ làm gì?

Hai cuộc chiến tranh Irăk và Àfganistan chính là 2 cuộc chiến tranh nhằm loại trừ hiểm họa an ninh đối với quốc nội Hoa Kỳ.., hay cuộc chiến tranh ở Gruzja 7-8/8/2008 cũng có lý do an ninh đối với Nga.

Hơn nữa, tại đây, xin nhắc CT Sang rằng Hòa Bình là 1 khâu của kế hoạch “Tằm ăn rỗi” để xâm lược Việt Nam của Bắc Kinh.

Kế hoạch này, tôi đã mô tả trong bài “Hôm nay, ai đang cần Hòa Bình trên Biển Đông? “đăng trên Danlambaovn.blogspot.com

Tóm tắt lại, kế hoạch xâm lược VN ”Tằm ăn rỗi” có trình tự sau:

1. Gây dựng lòng tin chiến lược VN-TQ bằng viện trợ quốc tế vô sản mà TQ đã làm 1949-1975.

2. Dùng chiến tranh tiêu hao tinh lực Việt Nam và xâm lược 1 phần đất, biển của Việt Nam, sao cho phần đất và lãnh hải này có giá trị kinh tế, nhất là chiến lược cao: chiến tranh biên giới 1979, 1984.

3. Dùng Hòa Bình nhử lợi, để lập lại quan hệ với Việt Nam: năm 1990 tại Thành Đô TQ.

4. Ký hiệp ước, hiệp định chính thức hóa lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam vừa bị TQ cướp đoạt vào TQ: Hiệp đinh biên giới phía bắc và Vịnh Bắc Bộ năm 2000 chính thức gộp thác Bản Giốc, Ải Mục Nam quan... vào TQ.

Đối với xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, ta thấy:

TQ đã và đang viện trợ, lừa phỉnh ĐCS VN, ca tụng hữu nghị với Việt Nam, thế nhưng 1974, 1990, 1992 đã chiếm Hoàng Sa, 9 đảo tại Trường Sa của Việt Nam. Năm 2009 TQ vẽ đường Lưỡi bò tại Biển Đông và công bố đây là lãnh hải “cốt lõi” của TQ.

Đối chiếu với 4 bước của kế hoạch xâm lược lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam “Tằm ăn rỗi” thì TQ xâm lược Biển Đông của Việt Nam đang ở bước 2.

Hôm nay TQ đang cần Hòa Bình trên Biển Đông để bán chính thức chiếm lấy công nhận của thế giới về sự thực thi của họ đối với quyền chủ quyền tại Biển Đông.

Bước tiếp theo sẽ là ép Việt Nam ký các hiệp ước, hiệp định bất lợi về lãnh thổ, lãnh hải cho Việt Nam.

Ông Trương Tấn Sang cần nhớ rằng: Hoàng Sa, Trường Sa, đường Lưỡi bò trên Biển Đông là mục tiêu chính của TQ, là lợi ích cốt lõi của TQ.

Đồng thời đây là những chuẩn bị cân bằng thế địa chiến lược trước chiến lược “quay trở lại Đông Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ.

TQ có thể gây hấn với Nhật Bản tại Senkaku, với Philippines tại bãi cạn Scarborough, với Ấn Độ tại biên giới... do họ có nhiều ý đồ bành trướng, mưu toan cường quốc.

Nhưng chính thức xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa, chính thức thực thi chủ quyền tại Đường Lưỡi bò trên Biển Đông là mục tiêu cốt yếu nhất, mục tiêu cốt lõi nhất của TQ trong thế kỷ 21 này.

Xin ông Sang chớ quên điều này.

II. Ông Trương Tấn Sang không cần sợ TQ.

Phương pháp gây áp lực của TQ lên đường lối chính trị của Việt Nam có thể xét qua thí dụ sau.

Ta không xét xa xôi từ Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất, hiệp định Ge ne Vơ v.v.v, mà chỉ cần xét từ hội nghị Thành Đô 1990 với yêu cầu của TQ: Thành phần phái đoàn Việt Nam không được có Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.

Sức ép này có hiệu quả.

Việc sau này BCT ĐCS VN cách chức Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đã tạo nên 1 sợi dây lãnh đạo vô hình được điều khiển từ Bắc Kinh tới tận BCH TW ĐCS VN.

Hôm nay có Bộ trưởng nào, có ủy viên TW nào, có thứ trưởng nào... dám làm trái ý TQ, dám phản đối TQ mà không sợ bị mất chức.

Những bổng lộc do chức quyền đem lại đã khiến họ trở thành những tên Việt gian có ý thức hoặc vô thức vì bảo vệ lợi ích cá nhân.

Gần đây nhất, khi Thủ tướng Dũng bị BCT kiểm điểm, trước giây phút quyết định, Thủ tướng Việt Nam đã phải bay qua Quảng Đông gặp Tập Cận Bình để tranh thủ các là phiếu của các ủy viên TW.

Ông Trương Tấn Sang trong cuộc đi thăm TQ ngày mai, không có áp lực sống còn, giữ nguyên chức hay mất chức như Thủ tướng Dũng 10/2012. Hơn nữa ông Trương Tấn Sang vừa có cuộc bỏ phiếu tại QH VN củng cố uy tín.

Vậy CT Trương Tấn Sang không cần phải sợ TQ và ký những văn bản không có lợi cho Việt Nam.

CT Sang có thể chỉ thăm xã giao mà không cần ký kết điều gì về Biển Đông.

Hơn nữa, điều TQ sợ nhất là Việt Nam dân chủ.

Bộ trưởng Quang đã tạo thế yếu cho CT Sang khi thăm TQ bằng việc bắt các Bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy...

Đấu tranh ngoại giao với TQ là khó, nhưng không thể dành thắng lợi bằng sự sợ sệt, hèn hạ...

Lịch sử Việt Nam đã chứng minh: TQ chỉ tạm tỉnh ngộ trong quan hệ với Việt Nam khi họ bị thua đau trên chiến trường.

Ông CT Trương Tấn Sang sẽ đứng về phía dân tộc Việt Nam bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, hay giúp ĐCS VN bán, một cách tinh vi, biển đảo của Việt Nam ?

Chúng ta sẽ theo dõi diễn biến chuyến đi thăm TQ này của ông ta.


No comments:

Post a Comment