Vì sao Phạm Viết Đào bị bắt ?
Tin ông Phạm Viết Đào bị bắt làm nhiều người không khỏi bàng hoàng, thắc mắc. Hôm nay chúng tôi xin gởi đến mọi người nguyên nhân mà ông Phạm Viết Đào đã bị Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt giữ.
Hôm nay Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành bắt giữ ông Phạm Viết Đào (sinh ngày 10/4/1952, bắt tại Hà Nội) về hành vị cố ý làm lộ bí mật nhà nước, vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự.
Sau đây là bằng chứng vi phạm cụ thể của ông Phạm Viết Đào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước
- Ông Phạm Viết Đào còn tiết lộ thông tin mật của nhà nước khi tiết lộ các thông tin liên quan đến nhân sự các cuộc họp từ Hội nghị Trung ương 4 đến Hội nghị Trung ương 7 nhằm gây bất ổn chính trị, hoang mang, làm mất niềm tin của nhân dân vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước.
Ngoài ra, ông Phạm Viết Đào đã có hành vi vi phạm pháp luật vì xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của người khác được quy định rõ ràng tại Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Trích dẫn Điều 258 Bộ Luật Hình sự. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Sau đây là một vài bằng chứng vi phạm cụ thể của ông Phạm Viết Đào đã lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc tình hình kinh tế, chính trị, xã hội… trong nước.
- Ông Phạm Viết Đào đã dùng những từ ngữ thô tục khi nói về việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Nhiều lần thóa mạ người khác và đã bị cộng đồng lên án, chỉ trích nặng nề (vụ nhà thơ Bùi Hoàng Tám). Nhà thơ Trường Giang từng có lời nhật xét về ông Phạm Viết Đào như sau: “Ông Đào là người bạo biện, ôm đồm việc của người khác, trong khi những người trong cuộc chưa ai nói gì!” và “Nguy hiểm hơn, ông “bơm phồng” vấn đề lên”.
- Truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan gây mất trật tự an ninh xã hội (vụ “thần xà” nhập người ở Vạn Phúc, Hà Đông).
- Không dừng lại ở đây, ông Phạm Viết Đào còn xuyên tạc lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam khi nói về trận đánh Điện Biên Phủ 1954 (sự kiện đánh đồi A1). Ông tự nhận mình là 1 nhà quân sự “xuất chúng” và phê phán, đưa ra những nhận định lố bịch về chiến lược của cha ông ta và cụ Võ Nguyên Giáp. Ông Phạm Viết Đào còn vỗ ngực tự xưng mình là người “vệ binh cuối cùng” của chế độ.
- Ông Phạm Viết Đào nói sai sự thật nhằm gây bất ổn chính trị, hoang mang, làm mất niềm tin của nhân dân vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước (chửi bới Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nay là Trưởng ban Nội chính Trung Ương), chửi bới chế độ, đòi đa nguyên đa đảng dưới bút danh Phúc Lộc Thọ.
Xin nói thêm ông Phạm Viết Đào từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên là Cán bộ thanh tra của Bộ Văn hóa – Thông tin, nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng của Bộ Văn Hóa, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Là một người có học thức, có nhận thức chính trị cao thì cớ gì ông Phạm Viết Đào lại hành xử như thế?
Trên đây là một số tư liệu dẫn chứng để biết được lý do mà ông Phạm Viết Đào đã bị Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt giữ.
Đại Lâm
Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, chủ trang blog 'Phạm Viết Đào -Thế Sự-Văn Chương' vừa bị 'bắt khẩn cấp' hôm 13 tháng Sáu tại Hà Nội.
Tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), cho hay, ông Phạm Viết Đào bị 'Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp.'
Bản tin của TTXVN cho biết, 'ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Hiện nay, người ta không thể truy cập được vào trang Blog của ông tại địa chỉ 'phamvietdao4.blogspot.com'
Nhà văn Phạm Viết Đào, 61 tuổi. hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Đào từng tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, từng du học về văn chương tại Romania. Ông là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học Romania, từng viết văn, làm phim, từng là Trưởng phòng Thanh tra, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội.
Ông Phạm Viết Đào cũng đã từng đi bộ đội, từng tham dự các trận chiến ở Khu 4, Đường 9, Quảng Trị, Trung Lào và từng là một trong số rất ít người công khai tuyên bố từ bỏ Đảng CSVN.
Vài năm qua, ông Phạm Viết Đào được nhiều người chú ý khi làm blog “Phạm Viết Đào”.
Trên trang blog này, blogger Phạm Viết Đào công khai chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Gần đây, ông Đào là một trong những người công khai chỉ trích việc sửa đổi Hiến pháp và bản dự thảo hiến pháp.
Cuối tuần trước, trả lời BBC về hoạt động “lấy phiếu tín nhiệm”, ông Đào nhận định: “Quốc hội nào thì chính phủ ấy”. Ông Đào khẳng định, ông không hy vọng có “đột phá”.
Việc Công an Hà nội “bắt khẩn cấp” blogger Phạm Viết Đào chỉ được Thông tấn xã Việt Nam loan báo ngắn gọn. Hãng tin chính thức của chính quyền Việt Nam cho biết, Công an Việt Nam sẽ “tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của ông Phạm Viết Đào để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, trên nguyentandung.org – trang web vẫn được xem là tiếng nói không chính thức của Thủ tướng Việt Nam, có rất nhiều thông tin nhằm giải thích rõ hơn vì sao ông Phạm Viết Đào bị bắt.
Theo đó, ông Đào bị bắt vì “tiết lộ thông tin mật của nhà nước, liên quan đến nhân sự các cuộc họp từ Hội nghị Trung ương 4 đến Hội nghị Trung ương 7 nhằm gây bất ổn chính trị, hoang mang, làm mất niềm tin của nhân dân vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước”. Ngoài ra, ông Đào còn “xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Tuy trang nguyentandung.org không cho biết “người khác” là ai nhưng ở một bài viết khác cũng đề cập đến việc bắt blogger Phạm Viết Đào, trang web này viết, một trong những lý do khiến ông Đào bị bắt là vì ông đã “nói sai sự thật nhằm gây bất ổn chính trị, hoang mang, làm mất niềm tin của nhân dân vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước”.
Cách nay 18 ngày, Công an Việt Nam cũng đã “bắt khẩn cấp” blogger Trương Duy Nhất vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Blogger Trương Duy Nhất, 49 tuổi, từng là phóng viên của báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó chuyển qua làm phóng viên thường trú của báo Đại Đoàn kết tại miền Trung. Từng tuyên bố rời bỏ làng báo Việt Nam để dành thời gian cho blog “Một góc nhìn khác”.
Vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất đã bị cả dư luận trong nước lẫn chính quyền nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế chỉ trích kịch liệt. Một điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo nhận định: “Càng ngày chính quyền Việt Nam càng kháng cự mạnh hơn vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu cả Liên Hiệp quốc lẫn chính quyền các quốc gia khác trên thế giới, giải quyết tình trạng áp chế nghiêm trọng đối với giới truyền thông và quyền tự do ngôn luận, để tìm cách lật ngược xu hướng đó tại Việt Nam”.
Tuần trước, khi nghe đại diện chính phủ Hoa Kỳ điều trần về quan hệ với Việt Nam, Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, cho rằng, chính phủ Hoa Kỳ cần phải hành động và không thể không lên tiếng khi từ đầu năm đến nay, chính quyền Việt nam đã tống giam hơn 40 nhân vật bất đồng chính kiến.
Vị dân biểu này tin là, việc gây áp lực để chính quyền Việt Nam phóng thích những nhân vật bất đồng chính kiến không phải là một đòi hỏi quá đáng, bởi những nhân vật đó bị trừng phạt chỉ vì họ đã thực thi các quyền cơ bản của con người, bày tỏ quan điểm ôn hòa của công dân, vốn là những điều mà chính Việt Nam đã tự nguyện cam kết với cộng đồng quốc tế là sẽ tôn trọng.
Thông tấn xã Việt Nam nói công an Hà Nội bắt "khẩn" blogger Phạm Viết Đào và ông này có "thái độ chấp hành".
Hãng tin chính thức của Việt Nam nói: "Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, sinh ngày 10/4/1952 tại Nghệ An; hiện thường trú tại...Hà Nội."
"Ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Thông tấn xã Việt Nam nói ông Đào đã có "thái độ chấp hành" và công an đang "tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm" của blogger này.
Hôm 9/6 ông Đào đã bình luận với BBC về đợt lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội và nói đây là "thử thách cho nền chính trị của Việt Nam" và rằng "Quốc hội nào Chính phủ ấy".
Bình về các cố gắng thay đổi nền chính trị Việt Nam, ông Đào nói ông không hy vọng có "đột phá" nhưng "méo mó có hơn không".
Blogger cũng nhận xét và dự đoán về chiều hướng kết cục của cuộc sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được Chính quyền và Đảng cộng sản vận động từ đầu năm tới nay.
Trấn áp blogger
Ngay sau khi tin ông Đào bị bắt được đưa ra tối 13/6, trang có quan điểm bảo vệ chính quyền nguyentandung.org đã có ngay bài viết dài mang tên "Phạm Viết Đào là ai".
Trang này nói ông Đào từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và sau đó là Thanh tra của bộ này cho tới năm 2007.
Sau đó ông còn là Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Trang nguyentandung.org nói ông Đào là Hội viên Hội nhà văn và cũng từng dịch nhiều tác phẩm sang tiếng Romania, nước ông đã tới du học và tốt nghiệp đại học ngành văn chương.
Trang này đặt câu hỏi "điều gì đã khiến một con người từng được coi là mạnh tay trong việc xử lý những sai phạm trong báo chí lại sa lầy vào con đường mà bản thân dư sức hiểu là lầm lỗi….?" và dẫn lời một blogger khác gọi ông Đào là "Phạm Viết Bừa".
Ông Đào là blogger thứ hai bị bắt trong chưa đầy một tháng qua.
Một blogger có tiếng khác, cựu nhà báo Trương Duy Nhất, cũng đã bị bắt tại Đà Nẵng hôm 26/5 và bị đưa ra Hà Nội để tiếp tục điều tra ngay trong ngày.
Các tổ chức quốc tế cũng cáo buộc Việt Nam bỏ tù hàng chục cây viết khác trong thời gian gần đây trong khi Việt Nam luôn nói họ chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
Nhà văn Phạm Viết Đào, một blogger nổi tiếng vừa bị công an Hà Nội bắt giữ vài tiếng đồng hồ trước đây với tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Ông Đào bị bắt một thời gian ngắn sau nhà báo blogger Trương Duy Nhất cũng với tội danh này.
Nhà văn Phạm Viết Đào là chủ nhân trang blog Phạm Viết Đào Thế sự-Văn chương rất nổi tiếng.
Trang blog của ông không những đăng lại những bài viết phản biện mạnh mẽ mà chính bản thân ông cũng có nhiều bài phóng sự về các trận chiến biên giới năm 1979 tại Hà Giang.
Ông thực hiện những bài phỏng vấn nói lên hiện trạng che giấu sự thật về cuộc chiến mà thủ phạm là Trung Quốc, được bao che và ngăn cấm của những cán bộ Việt Nam.
Chính quyền Hà Nội hồi gần đây ngày càng thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến hay các blogger trung thực, can đảm dám nói lên tiếng nói phản kháng của họ đối với chính sách sai trái của nhà nuớc.
Việc bắt giữ blogger Phạm Viết Đào đi ngược lại với những gì mà Việt Nam hứa hẹn đối với dư luận thế giới về tôn trọng quyền phát biểu của người dân.
VÀI DÒNG TIỂU SỬ VỀ NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO
Sinh năm 1952 ở Nghệ An, ông Phạm Viết Đào tham gia quân ngũ, chiến đấu tại các mặt trận Quảng Trị, Trung Lào, trước khi trở thành nhà văn.
Ông thuộc trong số sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường viết văn Nguyễn Du, trước khi sang Romania du học về văn chương năm 1974.
Về nước sau một thời gian công tác tại Xưởng phim Quân đội, đến năm 1992 ông được bổ nhiệm làm Thanh tra Bộ Văn hóa.
Đến năm 2002, nhà văn Phạm Viết Đào được cử giữ chức Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hàng Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam.
No comments:
Post a Comment