Wednesday, September 5, 2012

NHÂN TRIỂN LÃM "RỒNG RẮN LÊN MÂY"

Đất quê ta mênh mông (Danlambao) - “Rồng” là biểu tượng của uy quyền, “rắn” là biểu tượng của độc ác. Hai cái đó mà kết hợp với nhau: vừa uy quyền và vừa độc ác là thảm họa cho nhân loại. “Rồng” là danh từ, “rắn” cũng là danh từ, nhưng “rồng rắn” lại được dùng như một tính từ để chỉ tình trạng tồi tệ, xuống cấp của sự vật hiện tượng, như tình trạng “con đường rồng rắn” chẳng hạn.


Dân gian có trò chơi “rồng rắn lên mây”, những người chơi trò này xếp hàng nắm đuôi nhau tạo thành một con vật dài, là con “lai” giữa rồng và rắn. Con vật lai rồng rắn này bị bệnh nên đi tìm thầy thuốc chữa trị. 

Thầy thuốc chữa trị bằng cách dí con rồng rắn chạy vòng quanh, chặt từng khúc bắt đầu từ khúc đuôi cho đến khúc đầu. Cuối cùng con rồng rắn bị chặt hết toàn thân, chết hẳn, thì lúc đó trò chơi mới kết thúc 

“Rồng rắn lên mây” một trò chơi dân gian nhưng không hẳn là trò chơi mà là một hiện thực xã hội. 

Đảng Cộng Sản hiện giờ nắm toàn bộ quyền lực, uy quyền như con rồng nhưng lại độc ác dã man như con rắn. Chính quyền của Đảng trở thành con lai “rồng rắn” đang bệnh hoạn và bức hại người dân. Toàn dân ta đang và sẽ là thầy thuốc chữa trị bệnh cho chính quyền con lai rồng rắn, cũng bằng cách chặt từng khúc từ khúc đuôi cho đến khúc đầu cho đến lúc nó chết hẳn thì mới thôi, cũng giống như trò chơi dân gian “rồng rắn lên mây” đã có từ lâu.

Trò chơi dân gian này một lần nữa được các nghệ sĩ Việt Nam tái hiện bằng nghệ thuật điêu khắc. 

Báo An ninh thủ đô ngày 31/08/2013 đưa bản tin: “Lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”, 3 nghệ sỹ: Lê Huy Hoàng, Vũ Hoàng Vũ, Lê Quang Thân đã kết nối với nhau trong một triển lãm sắp đặt khai mạc vào ngày 6-9 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, số 24 Tràng Tiền, Hà Nội. 

Nghệ sỹ Lê Huy Hoàng sẽ mang đến tác phẩm có hình thù con rắn mang đầu rồng mà anh vô cùng tâm đắc để thể hiện những suy nghĩ về sức mạnh uy quyền của con vật linh thiêng này”.

Con lai “rồng rắn” còn được biết đến dưới một hình thức khác là nhật ký. Đó là “Nhật ký rồng rắn” của tướng Trần Độ.

Mở đầu nhật ký này bác Độ viết: “Đây là nỗi niềm cay đắng của một cuộc cách mạng, và của một kiếp người...” 

Nhưng đâu chỉ có thế, “rồng rắn” còn là nỗi niềm đắng cay của cả dân tộc Việt Nam nữa đó, bác Độ ơi! 


No comments:

Post a Comment