Lê Anh - Quang Chung (TBKTSG Online) - Bộ Giao thông vận tải vẫn muốn triển khai đề án với kinh phí thực hiện sau khi đã điều chỉnh vẫn còn lên đến 191.790 tỉ đồng. Trước đó, vào đầu tháng 4, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký phê duyệt đề án công nghiệp hóa hiện đại hóa của bộ này với tổng kinh phí lên đến 223.790 tỉ đồng cho giai đoạn từ 2012 -2020.
Đề án công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt hồi đầu tháng 4-2012 sẽ điều chỉnh lại việc đầu tư mua sắm đội tàu biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) từ 100.000 tỉ đồng xuống còn 68.000 tỉ đồng trong giai đoạn từ 2012 -2020. Và, ngày 16-11 vừa qua, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký quyết định thành lập ban chỉ đạo để triển khai thực hiện đề án này.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều 20-11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, trong tổng số 12 hạng mục cần đầu tư được nêu trong đề án, bộ chỉ điều chỉnh duy nhất hạng mục đầu tư đội tàu biển từ 100.000 tỉ đồng xuống còn 68.000 tỉ đồng. Việc điều chỉnh này là do khủng hoảng kinh tế sản lượng vận tải biển trên thế giới giảm nên ngành vận tải biển của Việt Nam cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ông Trường cũng cho biết, mặc dù số vốn 68.000 tỉ đồng mà Vinalines đưa ra về cơ bản bộ đã thống nhất, tuy nhiên số vốn này vẫn đang được điều chỉnh cho phù hợp với các giai đoạn đầu tư.
Để sớm triển khai đề án, hôm 13-11, Bộ GTVT đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai đề án công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Ban chỉ đạo gồm 23 thành viên do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường làm trưởng ban.
Ban có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ GTVT trong việc xây dựng, định hướng nhiệm vụ và tổ chức triển khai thực hiện đề án nói trên. Như vậy là Bộ Giao thông vận tải vẫn muốn triển khai đề án với kinh phí thực hiện sau khi đã điều chỉnh vẫn còn lên đến 191.790 tỉ đồng.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký phê duyệt đề án công nghiệp hóa hiện đại hóa của bộ này với tổng kinh phí lên đến 223.790 tỉ đồng cho giai đoạn từ 2012 -2020.
Trong danh mục đầu tư của đề án gồm 12 hạng mục, từ xây dựng trụ sở làm việc, đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển đội tàu biển, máy bay...
Trong số 12 danh mục đầu tư, 4 danh mục có số vốn đầu tư lớn nhất gồm đầu tư đội tàu biển từ năm 2012 -2020 là 100.000 tỉ đồng; phát triển đội tàu bay 80.083 tỉ đồng; dự án đầu tư hoạt động các doanh nghiệp công ích là 15.379 tỉ đồng; nhu cầu nhà làm việc của các cơ quan đơn vị thuộc bộ là 10.988 tỉ đồng.
Sau khi đề án này được công bố, dư luận đã có nhiều ý kiến khác nhau về đề án này. Giải thích về đề án, Bộ GTVT cho biết đề án này là quá trình thực hiện lâu dài đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Số vốn thực hiện đề án chủ yếu là vốn ngoài ngân sách chiếm 91,1 %, số vốn này do doanh nghiệp chủ động bố trí cùng với nguồn vốn tự có, vốn vay và vốn thu lại từ việc thoái vốn liên danh, liên kết trong việc đầu tư.
Còn số vốn ngân sách để thực hiện đề án chỉ chiếm 8,9 % và được cấp theo kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Các hạng mục đầu tư của đề án khi chưa điều chỉnh
No comments:
Post a Comment