Saturday, November 10, 2012

HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC


Trình bày: Cố nhạc sỹ Duy Khánh
Nhạc và lời: Phạm Duy
Tiểu sử: Cố Đại tá Phạm Phú Quốc



Phạm Phú Quốc (1935-1965) là một trong hai phi công Quân lực Việt Nam Cộng hòa (cùng với Nguyễn Văn Cử) đánh bom dinh tổng thống Việt Nam Cộng hòa vào năm 1962 nhằm ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu.



Cuộc đời:
Phạm Phú Quốc sinh năm 1935, gốc làng Đông Bàn, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là cháu gọi ông Phạm Phú Thứ là cố nội, một đại thần triều nhà Nguyễn và là con của ông Phạm Phú Phò (một doanh nhân rất thành công và nổi tiếng trên thương trường tại đất Đà Nẵng trong thập niên 1930-1940).

Thưở nhỏ, Quốc học tại trường Chasseloup-Laubat (bây giờ là trường Lê Quý Đôn). Thời gian còn là học sinh, Quốc rất đam mê về máy bay, bao nhiêu tiền mẹ ông cho để ăn quà, Quốc đều dành để gởi mua tận bên Pháp các sách kỹ thuật dạy cách chế tạo các loại máy bay nhỏ (tạp chí Mécanique populaire) lắp ráp đem ra thực dụng trên bầu trời thuộc Tân Sơn Nhất bây giờ.
Sau khi thi tốt nghiệp trung học, gia đình định cho Quốc sang Pháp để tiếp tục con đường học vấn, nhưng Quốc cũng vì quá ham thích máy bay nên xin gia đình được đầu quân vào binh chủng không quân.

Sau đó Quốc được gởi sang học lái máy bay chiến đấu tại một trường huấn luyện của Pháp tại Marrakech thuộc Maroc, và đã tốt nghiệp với bằng cấp chuẩn úy phi công.


Dưới chế độ Ngô Đình Diệm, vì bất đồng chánh kiến, trung úy phi công Phạm Phú Quốc cùng với bạn đồng đội là thiếu úy Nguyễn Văn Cử, nhân một chuyến hành quân nhưng không thi hành nhiệm vụ mà quay về Sài Gòn để oanh tạc dinh Độc Lập (bây giờ là dinh Thống Nhất) đánh sập một góc dinh nhưng vị tổng thống của chế độ đã may mắn thoát chết. Máy bay Quốc bị phòng không của hải quân ở bến Bạch Đằng bắn trúng, Quốc phải đáp xuống sông Sài Gòn, gần một đồn bảo an vùng kho xăng Nhà Bè và bị bắt giam cầm cho đến năm 1963 thì chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, quân đảo chánh giải thoát và phục hồi quân ngũ cho Quốc, thăng dần lên làm tới chức trung tá và được cử làm chỉ huy trưởng căn cứ không quân Biên Hòa.


Vào năm 1965, Quốc bị tử trận khi bay từ Đà Nẵng ra đánh phá đường giao thông vùng Hà Tĩnh.
Gia đình

Phạm Phú Quốc có vợ và một con trai, ngày tử trận vợ Quốc mang thai đứa con đàu lòng được 3 tháng và đã di tản sang Mỹ trước năm 1975. Con trai Quốc hiện là bác sĩ khoa thẩm mỹ ở bên Mỹ.

Năm 1997 hàì cốt của Phạm phú Quốc được người chị ruột là Phạm Thị Xuân Cơ (Đông Hải) cải táng đem về chôn tại khuôn viên chùa Phước Lâm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.




Hình tượng trong thơ ca - âm nhạc:

Nhà văn Triều Vũ từng viết một bài văn tế Phạm Phú Quốc. Cũng thời gian đấy, nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết một nhạc phẩm có tên "Huyền sử ca một người mang tên Quốc" để tưởng nhớ ông, ca nhạc sĩ Duy Khánh là người thể hiện thành công nhất nhạc phẩm này.

Ngày 19-4-1965 trung tá Phạm Phú Quốc gãy cánh trong một phi vụ Bắc phạt, cách thị xã Vinh về phía đông nam 10km. Lúc đó là 15 giờ 04 phút.


Trung tá Quốc trong phi vụ này với nhiệm vụ đánh trục giao thông cách 10 cây số phía nam thành phố Vinh. Sau khi hoàn tất phi vụ, trên đường trở về thì phi đội của trung tá Quốc đã đụng phải một lực lượng phòng không của Bắc Việt, súng cao xạ Bắc quân bắn lên dữ dội, một phi cơ trúng đạn phía đuôi thiệt hại nhẹ.

Trung tá Quốc quyết định tiêu diệt ổ cao xạ phòng không này, phi cơ trung tá Quốc lao vào lửa đạn, ổ phòng không bị tiêu diệt nhưng phi cơ của Phạm Phú Quốc đã bị trúng Sau khi cuộc chiến kết thúc việc tìm hài cốt của đại tá Phạm Phú Quốc đã được sự giúp đỡ của đại tá Phạm Quế Dương, một sĩ quan phòng không của quân đội Bắc Việt đồng thờI là một sử gia, theo chính quyền huyện Thanh Hà tỉnh Hà Tĩnh được biết xác phi công Phạm Phú Quốc đã được chôn cất bởi dân chúng với quan tài chu đáo và bia ghi “ mộ ông Phạm Phú Quốc” vì tiếng tăm của ông đã ra tới miền Bắc khi họ biết ông là một trong hai phi công (người thứ hai là phi công Nguyễn Văn Cử ) ném bom Dinh Độc Lập trong cuộc đảo chánh nền đệ Nhất Cộng Hòa bất thành vào năm 1962 và đã bị giam tù cho đến khi cuộc đảo chánh thành công một năm sau đó 1963 . 

Tuy được chôn cất cẩn thận nhưng vì một thời gian dài không người trông nom nên đã mất dấu tích . Đại tá Phạm Quế Dương đã giới thiệu cho gia đình PPQ một người chuyên tìm hài cốt thất lạc : Ông Đỗ Bá Hiệp nổi tiếng có khả năng ngoại cảm ( Telepathy ) đã cùng gia đình vể vùng Cồn Cỏ, Hà Tĩnh để tìm di hài phi công Phạm Phú Quốc.

Năm 1990 gia tộc anh Quốc từ miền Nam ra Hà Tĩnh tìm xin hài cốt anh ấy đưa về quê quán ở Đà Nẵng.
Và mãi đến ngày 28-11-1998 hài cốt phi công Phạm Phú Quốc mới được tìm thấy và đưa về quê quán , và chôn tại chùa Phước Lâm, thị trấn Hội An tỉnh Quảng Nam... mộ anh Phạm Phú Quốc đã được xây cất nghiêm trang với bia đá khắc hình và tên tuổi Anh cùng những hàng chữ đầy nghĩa tình với Người đã khuất .

Nguồn: Tổng Hợp

No comments:

Post a Comment