"Một quốc gia mà giàu có thì không gọi các nước khác cũng tới vây quanh. Còn nghèo đói thì chẳng ai tôn trọng cả."
"Để dạy cho chúng một bài học, thì không có cách nào khác là đánh. Phải đánh!"
Hồng Nga - BBCVietnamese.com, Bắc Kinh-
Thứ hai, 19 tháng 11, 2012 - Được dựng lên từ đời nhà Nguyên, thế kỷ thứ 13, cho hoàng gia vãn cảnh, nay công viên này trở thành nơi công cộng, người dân Bắc Kinh hàng ngày dạo chơi và sinh hoạt tập thể.
Thứ hai, 19 tháng 11, 2012 - Được dựng lên từ đời nhà Nguyên, thế kỷ thứ 13, cho hoàng gia vãn cảnh, nay công viên này trở thành nơi công cộng, người dân Bắc Kinh hàng ngày dạo chơi và sinh hoạt tập thể.
Cứ mỗi sáng thứ Ba và thứ Sáu, bà Vương Xuân, 58 tuổi, lại tới Công viên Cảnh Sơn để tham gia một dàn đồng ca tự phát. Vài chục người tầm độ tuổi của bà gặp nhau và hát vang các bài ca cách mạng mà họ yêu thích từ thuở thanh xuân.
Một trong các bài họ hay hát là bài 'Trung Quốc, Trung Quốc. Mặt trời hồng không bao giờ lặn'.
Gần đây, không chỉ có các ông bà về hưu, ngày càng nhiều người trẻ tham gia hát đồng ca.
Cả trăm người như một, hào hứng cất cao tiếng hát: "Trung Quốc, Trung Quốc, mặt trời hồng không bao giờ lặn, sơn hà cuộn dâng vượt lên bão sóng, tiến mãi bao la"
"Trung Quốc, Trung Quốc ... Sơn hà bất khuất, khí thế xung thiên."
"Lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm vũ khí, [chúng ta] sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lăng..."
Từ đám đông hát đồng ca của bà Vương Xuân, tới đám biểu tình hung hãn ném đá và chai lọ vào tòa đại sứ Nhật Bản, dường như khoảng cách không mấy xa.
Bài Nhật quyết liệt
"Tôi ghét người Nhật," Trương Khải, một hướng dẫn viên du lịch 25 tuổi, nói.
"Gia đình tôi ở Cáp Nhĩ Tân (thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, từng bị quân Nhật chiếm đóng). Bố mẹ tôi kể nhiều về tội ác của Nhật Bản đối với đất nước chúng tôi. Điều mà tôi ghét nhất, là người Nhật chưa bao giờ thừa nhận và tỏ ra hối lỗi về tội ác của mình."
Tháng Chín năm nay, sau khi chính phủ Nhật Bản ngỏ ý muốn mua lại sở hữu đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ tay tư nhân, hàng nghìn người ở nhiều thành phố Trung Quốc đã xuống đường biểu tình phản đối.
Tại Bắc Kinh, Thượng Hải, người ta tấn công các cơ sở ngoại giao của Nhật Bản và hò hét kích động bên ngoài các cửa hàng, tiệm ăn Nhật Bản. Tại Thâm Quyến, cảnh sát đã phải dùng hơi cay và vòi rồng giải tán người biểu tình vây quanh trụ sở chính quyền địa phương; còn tại Thanh Đảo, nhà máy sản xuất hàng Panasonic của Nhật bị đập phá.
Giới phân tích cho rằng nếu không có sự ngầm chuẩn thuận của chính quyền thì các cuộc biểu tình quy mô như vậy không thể xảy ra, vì Bắc Kinh luôn coi các hoạt động tụ tập đông người như mối đe dọa tiềm ẩn cho sự ổn định ở trong nước.
"Chính phủ và Đảng Cộng sản đang đánh tráo hai khái niệm: chủ nghĩa yêu nước và dân tộc chủ nghĩa hạn hẹp," - nhà hoạt động xã hội Bành Định Đỉnh bình luận.
Suy nghĩ của giới lao động về cán cân quyền lực trên thế giới thì lại rất đơn giản.
Dương Chu Hiểu, 39 tuổi, làm nghề bán hàng rong, nói về nước Mỹ: "Mỹ là khắc tinh của Trung Quốc, họ luôn mong muốn điều xấu cho chúng tôi".
"Một quốc gia mà giàu có thì không gọi các nước khác cũng tới vây quanh. Còn nghèo đói thì chẳng ai tôn trọng cả."
Một trong các minh chứng cho tương quan này, theo ông Dương, là những gì đang diễn ra tại Nam Hải (Biển Đông), giữa Trung Quốc và các nước cùng tranh chấp chủ quyền.
"Các nước yếu như Việt Nam và Philippines không đời nào dám đối đầu Trung Quốc nếu không có giúp đỡ của Mỹ và những nước giàu như Nhật chẳng hạn."
"Để dạy cho chúng một bài học, thì không có cách nào khác là đánh. Phải đánh!"
Không sợ chiến tranh
Dương Chu Hiểu ví von: "Mấy nước nhỏ đó mà không đánh thì sẽ tiếp tục sủa bậy, đánh thì chúng sẽ chạy thôi".
Lớp thanh niên có học tỏ ra chừng mực hơn.
Tôn Hải Lâm nói: "Cái gì của Trung Quốc thì Trung Quốc phải lấy lại. Điếu Ngư Đài là của chúng tôi, chúng tôi phải giành lại nó. Các đảo ở Nam Hải mà Philippines và Việt Nam chiếm đóng cũng vậy".
Trương Khải, 25 tuổi, hướng dẫn viên du lịch
"Đặng Tiểu Bình đã có cuộc chiến dạy cho Việt Nam một bài học, chúng ta cần một cuộc chiến nữa."
Người bạn là Trương Khải lại không đồng ý: "Không, chúng ta chỉ cần tập trận trước mặt các nước đó cho họ sợ thôi, không cần gây chiến trước."
"Chúng ta hãy làm như chính phủ dạy, chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng không sợ phải chiến đấu."
Tuy nhiên, một số người như Lưu Tô Lý, một trong các trí thức có tiếng ở Bắc Kinh, lại cho rằng những ngôn từ đao to búa lớn về ái quốc, dân tộc chủ nghĩa "hoàn toàn sáo rỗng".
Ông Lưu nhận định: "Người Trung Quốc có câu 'Chó sủa to thì ít cắn' - Trung Quốc làm gì có sức đâu mà đối chọi thiên hạ".
"Đối nội với bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng đã đủ làm cho đảng cầm quyền kiệt sức."
"Cái gọi là làn sóng dân tộc chủ nghĩa hiện nay toàn là giả dối," - ông Lưu Tô Lý đánh giá.
"Mấy thanh niên đó, họ dùng điện thoại của Nhật, đi xe của Nhật, xài máy tính Nhật, mà nói chống Nhật thì chỉ là chuyện hoang đường."
Một trong các bài họ hay hát là bài 'Trung Quốc, Trung Quốc. Mặt trời hồng không bao giờ lặn'.
Gần đây, không chỉ có các ông bà về hưu, ngày càng nhiều người trẻ tham gia hát đồng ca.
Cả trăm người như một, hào hứng cất cao tiếng hát: "Trung Quốc, Trung Quốc, mặt trời hồng không bao giờ lặn, sơn hà cuộn dâng vượt lên bão sóng, tiến mãi bao la"
"Trung Quốc, Trung Quốc ... Sơn hà bất khuất, khí thế xung thiên."
"Lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm vũ khí, [chúng ta] sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lăng..."
Từ đám đông hát đồng ca của bà Vương Xuân, tới đám biểu tình hung hãn ném đá và chai lọ vào tòa đại sứ Nhật Bản, dường như khoảng cách không mấy xa.
Mỗi tuần hai lần, nhiều người Bắc Kinh tới đây hát những bài ca cách mạng |
"Tôi ghét người Nhật," Trương Khải, một hướng dẫn viên du lịch 25 tuổi, nói.
"Gia đình tôi ở Cáp Nhĩ Tân (thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, từng bị quân Nhật chiếm đóng). Bố mẹ tôi kể nhiều về tội ác của Nhật Bản đối với đất nước chúng tôi. Điều mà tôi ghét nhất, là người Nhật chưa bao giờ thừa nhận và tỏ ra hối lỗi về tội ác của mình."
Tháng Chín năm nay, sau khi chính phủ Nhật Bản ngỏ ý muốn mua lại sở hữu đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ tay tư nhân, hàng nghìn người ở nhiều thành phố Trung Quốc đã xuống đường biểu tình phản đối.
Tại Bắc Kinh, Thượng Hải, người ta tấn công các cơ sở ngoại giao của Nhật Bản và hò hét kích động bên ngoài các cửa hàng, tiệm ăn Nhật Bản. Tại Thâm Quyến, cảnh sát đã phải dùng hơi cay và vòi rồng giải tán người biểu tình vây quanh trụ sở chính quyền địa phương; còn tại Thanh Đảo, nhà máy sản xuất hàng Panasonic của Nhật bị đập phá.
Giới phân tích cho rằng nếu không có sự ngầm chuẩn thuận của chính quyền thì các cuộc biểu tình quy mô như vậy không thể xảy ra, vì Bắc Kinh luôn coi các hoạt động tụ tập đông người như mối đe dọa tiềm ẩn cho sự ổn định ở trong nước.
"Chính phủ và Đảng Cộng sản đang đánh tráo hai khái niệm: chủ nghĩa yêu nước và dân tộc chủ nghĩa hạn hẹp," - nhà hoạt động xã hội Bành Định Đỉnh bình luận.
"Chủ nghĩa dân tộc nay đã trở thành một trong các điểm tựa quan trọng nhất cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc."
Willy Lam, chuyên gia chính trị học
"Những người tham gia biểu tình chống Nhật một cách hung hăng đó, họ nghĩ họ đang bày tỏ lòng yêu nước."
Gần đây, hai chữ "ai-guo" (ái quốc), được nhắc đến nhiều ở Trung Quốc, nhất là khi đảng cầm quyền của nước này vừa tổ chức Đại hội để bầu ra ban lãnh đạo mới.
Chuyên gia chính trị học Willy Lam từ Hong Kong nhận xét: "Chủ nghĩa dân tộc nay đã trở thành một trong các điểm tựa quan trọng nhất cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Với việc ông Tập Cận Bình được lựa chọn nắm giữ ngay cả hai vị trí tổng bí thư và chủ tịch quân ủy trung ương, trong khi thành phần quân ủy cũng có thay đổi mạnh, đang có lo ngại rằng Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc sẽ có các biện pháp mạnh tay và cứng rắn đối với bên ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực chủ quyền.
Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, Trung Quốc nay không còn nhắc tới nhiều chủ nghĩa Mao hay vô sản quốc tế, mà tập trung vào những đường lối kích thích kinh tế phát triển nội lực như Học thuyết Ba đại diện của cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình.
Ông Dy nói: "Học thuyết Ba đại diện của Đặng Tiểu Bình thời kỳ này khi áp dụng sẽ chú trọng vào yếu tố dân tộc chủ nghĩa, tất cả là vì dân tộc của họ, chứ không có quốc tế vô sản gì nữa."
Trung Quốc 'không vui'
Theo ông Willy Lam, "Đảng muốn thuyết phục người dân tin rằng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, Trung Quốc là cường quốc đầy tiềm năng, các nước khác phải kính nể, nhất là trong khu vực".
Có thể nói các chủ đề như sức mạnh, sự vĩ đại, vị trí hàng đầu trên toàn thế giới ... của Trung Quốc đang chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông. Đối chọi lại sự vươn dậy của Trung Quốc, là sức mạnh 'đen tối' của Hoa Kỳ và phương Tây.
Cách đây vài năm, một cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất ở Trung Hoa lục địa có tựa đề 'Trung Quốc bất cao hứng' (Trung Quốc không vui) lên tiếng kêu gọi khơi nguồn cho chủ nghĩa dân tộc chống lại ảnh hưởng của nước ngoài.
Sau một thời gian, tinh thần ấy dường như đang ngấm dần vào tư duy giới trẻ.
"Trung Quốc là số một thế giới," Trương Khải khẳng định.
Bạn của Trương, Tôn Hải Lâm, 22 tuổi, cũng hoàn toàn nhất trí: "Nước tôi còn nhiều vấn đề, tất nhiên rồi, nhưng Trung Quốc vẫn là nhất".
Hứa Đan Bân, 19 tuổi, sinh viên Đại học Công nghệ Hóa Bắc Kinh, thì nói một cách đầy triết lý: "Trung Quốc hiện giờ còn đang yếu, nhưng áp lực từ Mỹ sẽ làm chúng tôi lớn mạnh hơn. Chúng tôi học từ họ, chúng tôi vươn lên ngang tầm với họ và rồi vượt họ".
Willy Lam, chuyên gia chính trị học
"Những người tham gia biểu tình chống Nhật một cách hung hăng đó, họ nghĩ họ đang bày tỏ lòng yêu nước."
Gần đây, hai chữ "ai-guo" (ái quốc), được nhắc đến nhiều ở Trung Quốc, nhất là khi đảng cầm quyền của nước này vừa tổ chức Đại hội để bầu ra ban lãnh đạo mới.
Chuyên gia chính trị học Willy Lam từ Hong Kong nhận xét: "Chủ nghĩa dân tộc nay đã trở thành một trong các điểm tựa quan trọng nhất cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Với việc ông Tập Cận Bình được lựa chọn nắm giữ ngay cả hai vị trí tổng bí thư và chủ tịch quân ủy trung ương, trong khi thành phần quân ủy cũng có thay đổi mạnh, đang có lo ngại rằng Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc sẽ có các biện pháp mạnh tay và cứng rắn đối với bên ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực chủ quyền.
Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, Trung Quốc nay không còn nhắc tới nhiều chủ nghĩa Mao hay vô sản quốc tế, mà tập trung vào những đường lối kích thích kinh tế phát triển nội lực như Học thuyết Ba đại diện của cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình.
Ông Dy nói: "Học thuyết Ba đại diện của Đặng Tiểu Bình thời kỳ này khi áp dụng sẽ chú trọng vào yếu tố dân tộc chủ nghĩa, tất cả là vì dân tộc của họ, chứ không có quốc tế vô sản gì nữa."
Các cuộc biểu tình bài Nhật diễn ra ở nhiều thành phố Trung Quốc |
Theo ông Willy Lam, "Đảng muốn thuyết phục người dân tin rằng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, Trung Quốc là cường quốc đầy tiềm năng, các nước khác phải kính nể, nhất là trong khu vực".
Có thể nói các chủ đề như sức mạnh, sự vĩ đại, vị trí hàng đầu trên toàn thế giới ... của Trung Quốc đang chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông. Đối chọi lại sự vươn dậy của Trung Quốc, là sức mạnh 'đen tối' của Hoa Kỳ và phương Tây.
Cách đây vài năm, một cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất ở Trung Hoa lục địa có tựa đề 'Trung Quốc bất cao hứng' (Trung Quốc không vui) lên tiếng kêu gọi khơi nguồn cho chủ nghĩa dân tộc chống lại ảnh hưởng của nước ngoài.
Sau một thời gian, tinh thần ấy dường như đang ngấm dần vào tư duy giới trẻ.
"Trung Quốc là số một thế giới," Trương Khải khẳng định.
Bạn của Trương, Tôn Hải Lâm, 22 tuổi, cũng hoàn toàn nhất trí: "Nước tôi còn nhiều vấn đề, tất nhiên rồi, nhưng Trung Quốc vẫn là nhất".
Hứa Đan Bân, 19 tuổi, sinh viên Đại học Công nghệ Hóa Bắc Kinh, thì nói một cách đầy triết lý: "Trung Quốc hiện giờ còn đang yếu, nhưng áp lực từ Mỹ sẽ làm chúng tôi lớn mạnh hơn. Chúng tôi học từ họ, chúng tôi vươn lên ngang tầm với họ và rồi vượt họ".
Dương Chu Hiểu cho rằng cần đánh Việt Nam và Philippines |
Dương Chu Hiểu, 39 tuổi, làm nghề bán hàng rong, nói về nước Mỹ: "Mỹ là khắc tinh của Trung Quốc, họ luôn mong muốn điều xấu cho chúng tôi".
"Một quốc gia mà giàu có thì không gọi các nước khác cũng tới vây quanh. Còn nghèo đói thì chẳng ai tôn trọng cả."
Một trong các minh chứng cho tương quan này, theo ông Dương, là những gì đang diễn ra tại Nam Hải (Biển Đông), giữa Trung Quốc và các nước cùng tranh chấp chủ quyền.
"Các nước yếu như Việt Nam và Philippines không đời nào dám đối đầu Trung Quốc nếu không có giúp đỡ của Mỹ và những nước giàu như Nhật chẳng hạn."
"Để dạy cho chúng một bài học, thì không có cách nào khác là đánh. Phải đánh!"
Không sợ chiến tranh
Dương Chu Hiểu ví von: "Mấy nước nhỏ đó mà không đánh thì sẽ tiếp tục sủa bậy, đánh thì chúng sẽ chạy thôi".
Lớp thanh niên có học tỏ ra chừng mực hơn.
Tôn Hải Lâm nói: "Cái gì của Trung Quốc thì Trung Quốc phải lấy lại. Điếu Ngư Đài là của chúng tôi, chúng tôi phải giành lại nó. Các đảo ở Nam Hải mà Philippines và Việt Nam chiếm đóng cũng vậy".
Trương Khải, 25 tuổi, hướng dẫn viên du lịch
"Đặng Tiểu Bình đã có cuộc chiến dạy cho Việt Nam một bài học, chúng ta cần một cuộc chiến nữa."
Người bạn là Trương Khải lại không đồng ý: "Không, chúng ta chỉ cần tập trận trước mặt các nước đó cho họ sợ thôi, không cần gây chiến trước."
"Chúng ta hãy làm như chính phủ dạy, chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng không sợ phải chiến đấu."
Tuy nhiên, một số người như Lưu Tô Lý, một trong các trí thức có tiếng ở Bắc Kinh, lại cho rằng những ngôn từ đao to búa lớn về ái quốc, dân tộc chủ nghĩa "hoàn toàn sáo rỗng".
Ông Lưu nhận định: "Người Trung Quốc có câu 'Chó sủa to thì ít cắn' - Trung Quốc làm gì có sức đâu mà đối chọi thiên hạ".
"Đối nội với bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng đã đủ làm cho đảng cầm quyền kiệt sức."
"Cái gọi là làn sóng dân tộc chủ nghĩa hiện nay toàn là giả dối," - ông Lưu Tô Lý đánh giá.
"Mấy thanh niên đó, họ dùng điện thoại của Nhật, đi xe của Nhật, xài máy tính Nhật, mà nói chống Nhật thì chỉ là chuyện hoang đường."
No comments:
Post a Comment