Lãnh Khách (Danlambao) - Kể từ ngày 04/02/2004 mạng xã hội facebook được thành lập, lướt qua vài dòng về buổi đầu thành lập của trang mạng facebook cho thấy gia chủ cũng đã “lên bờ xuống ruộng”.
Cho đến nay, mạng facebook đã trở thành mạng xã hội có số người đăng ký sử dụng đông nhất trên mạng internet (mạng máy tính toàn cầu). Ở các nước Phương Tây, mạng facebook dùng chia sẻ, mời gọi đủ thứ, như là: trò chơi, tán gẫu, chia sẻ hình ảnh, tin tức, thậm chí quảng cáo... Đặc biệt các chính trị gia dùng facebook để tranh cử các phiếu bầu chức tổng thống. Một số nhà hoạt động, ngay cả chính trị gia cũng đã sử dụng mạng facebook kêu gọi người dân biểu tình phản đối một số vấn để bức xúc trong xã hội.
Nhìn chung, mạng facebook ở phương Tây xem nhưng là minh chứng của quá trình phát triển văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia nói chung, nước Mỹ nói riêng. Nói một cách khác nghiên về chính trị một tí thì các nước Tư Bản cho phép sử dụng facebook rộng rãi từ người thường dân cũng như quan chức. Cố nhiên, quan chức Phương Tây sử dụng facebook đa phần vẫn là mục đích giải trí, ngoại trừ các điệp viên, cảnh sát theo dõi tội phạm.
Chao ôi, nhìn “người” lại nghĩ đến “ta”, loay hoay lại nghĩ đến mình. Thật sự khi truy cập facebook ở Việt Nam rất khó khăn. Không hiểu sao, các nhà cung cấp dịch vụ mạng internet ở VN, TQ không muốn cung cấp dịch vụ các trang mạng xã hội mà tìm cách ngăn chặn, hoặc không muốn cung cấp dịch vụ các trang này. Nhà quản lý mạng đáng ra phải cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn và tôn trọng khách hàng, xem khách hàng là trên tất cả. Bản thân các nhà quản lý phải chăng họ nhìn thấy vai trò phát triển của các mạng xã hội ở Phương Tây mà cho rằng không phù hợp với văn hóa Á Châu? Điều này cho thấy nhà quản lý của Phương Tây và VN, TQ có sự khác nhau về tư tưởng, về chính khách đường lối phát triển thể chế nguyên khí của một quốc gia.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra, nhà quản lý mạng chặn, không muốn cung cấp dịch vụ mạng xã hội nhưng bản thân các quan chức lãnh đạo nói chung có sử dụng facebook hay không? và sử dụng với mục đích gì? Vì sao?. Trả lời câu hỏi này rất khó nhưng phác họa viễn cảnh chung đang xảy ra ở xã hội thì xung quanh vài lý do như sau:
Lý do thứ nhất là tò mò, xoi mói: Xuất phát từ năng lực lãnh đạo thiếu cơ bản về tư duy, cộng với tập tính tò mò của người Việt (Á Châu). Đặc điểm của người Á Châu có tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó điều này thể hiện rõ đối với người Nhật Bản. Trong khi đó, người Việt Nam, Trung Quốc cũng không thua kém nhưng họ ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh trong công việc, chức vụ. Vì vậy, mà họ có tính cạnh tranh không “lành mạnh” bằng cách lợi dụng facebook để tìm hiểu “đối phương” mà xoi mói cái không tốt của người khác thông qua trang mạng facebook.
Lý do thứ hai là không tin tưởng nhân viên: Tất cả những người lãnh đạo điều nằm trong cơ cấu của một nhà nước cầm quyền theo kiểu nối truyền. Họ am hiểu về một nền giáo dục, đào tạo theo hướng ngược với các nước Phương Tây, biểu hiện của một nền giáo dục của VN và TQ là xuống cấp, chạy đua thành tích một cách thô thiển. Hầu hết các nhân viên, công chức điều có quen biết, anh em, bạn bè giúp đỡ lẫn nhau, từ đó họ không tin tưởng vào đội ngũ hiện có. Với những việc sử dụng lao động trong cơ quan công quyền như hiện nay, các lãnh đạo không tin tưởng các nhân viên, đã có nhiều tỉnh thành tuyên bố không sử dụng nhân viên tốt nghiệp các trường tư và đó là lý do họ dùng facebook để theo dõi, xem nhân viên có kết bạn bè như thế nào, thế nọ trong nhóm trên facebook hay không.
Lý do thứ ba là cái tôi của lãnh đạo: Các lãnh đạo VN, TQ thường yếu kém trong năng lực lẫn về tư duy chiến lược nhưng thể hiện cái tôi là rất lớn, họ dùng facebook kết nối với các nhân viên, thành viên đồng nghiệp như thể hiện mình có chức danh uy nguy chính hiệu. Vì vậy mà họ cũng cố gắng thể hiện cái chức danh lãnh đạo đó để kết nối với các thành viên trong mạng facebook, đồng thời phần nào dè chừng những người có bất đồng chính kiến.
Lý do thứ tư là sợ nói xấu: Những người lãnh đạo ở VN hay TQ thường yếu kém về chuyên môn lẫn năng lực “cầm quân”, phần lớn họ làm việc chạy theo việc, không hề có kế hoạch hay chương trình cụ thể, giao việc rất bất ngờ theo ngẫu hứng, làm cho nhân viên bị ức chế. Mặt khác, xem truyền hình dễ thấy, các cấp lãnh đạo dự hội nghị quốc tế, phát biểu tại hội nghị nhưng nói bằng tiếng việt, có người thì gật đầu, cười bắt tay xã giao là xong. Những trường hợp như vậy, các nhân viên không nể phục thường xì sùm trên facebook là rất dễ xảy ra. Vì vậy, nhà lãnh đạo dùng facebook dò tìm nhân viên có nói gì không, thật ra mà nói họ rất sợ nhân viên nói sau lưng.
Tóm lại, mạng xã hội facebook ngày nay xem như một bước tiến trong việc phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cụ thể rất rõ các nước Phương Tây đã và đang phát tiển mạnh mẽ. Trong khi đó, các nước Á Châu (VN, TQ) lại tìm cách ngăn chặn, làm xấu đi hình ảnh của một đất nước tự do, dân chủ do dân vì dân. Điều này, biểu hiện của một xã hội phát triển quay về nền văn minh lúa nước. Chắc chắn sẽ ảnh hướng tới tư duy, cách nhìn nhận của thế hệ trẻ trong kỳ giao tiếp với quốc tế. Rồi mai đây, những người lãnh đạo trẻ cứ theo con đường lãnh đạo rình mò đến khi nào mới thoát khỏi vòng tròn lẫn quẩn như hiện nay.
No comments:
Post a Comment