Tuesday, November 20, 2012

HUMAN RIGHT WATCH: NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM CẦN THẢ NGAY CÁC LUẬT GIA BẢO VỆ NHÂN QUYỀN

NOVEMBER 10, 2010
Việc bắt giữ Cù Huy Hà Vũ là vụ mới nhất trong chiến dịch đàn áp các luật sư và các nhà hoạt động độc lập, những người bảo vệ nhân quyền và chỉ trích các hành vi sai trái của chính quyền.


Phó giám đốc phụ trách bộ phận Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Phil Robertson cho biết

(New York, ngay 10 thang 11, 2010) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam cần thả ngay lập tức vị luật gia trực ngôn, chấm dứt đàn áp các luật sư và các nhà hoạt động đã chỉ trích chính phủ về vấn đề nhân quyền. Ông Cù Huy Hà Vũ, người nổi tiếng với những vụ khởi kiện chính quyền gây xôn xao dư luận, vừa bị bắt vào ngày 5 tháng Mười Một năm 2010 với cáo buộc về hành vi tuyên truyền chống chính phủ.

Phó giám đốc phụ trách bộ phận Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Phil Robertson cho biết, "Việc bắt giữ Cù Huy Hà Vũ là vụ mới nhất trong chiến dịch đàn áp các luật sư và các nhà hoạt động độc lập, những người bảo vệ nhân quyền và chỉ trích các hành vi sai trái của chính quyền."


Nguyễn bắc Truyển
Cù Huy Hà Vũ gia nhập đội quân ngày càng đông những luật sư nhân quyền và các nhà bảo vệ luật pháp chống tham nhũng bao gồm Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần, Trần Quốc Hiền, Lê Quốc Quân và Nguyễn Bắc Truyển; những người này hoặc bị bắt giữ, câu lưu, bị xóa tên trong danh sách đoàn luật sư, và bị gây áp lực để họ không thể tham gia bào chữa cho các nhà hoạt động tôn giáo hoặc chính trị. Trong nhiều trường hợp, nhà cầm quyền gây áp lực với chủ sử dụng lao động đuổi việc họ hoặc chủ nhà lấy lại nhà cho thuê, và sách nhiễu họ bằng nhiều cách khác.

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ mở một công ty luật ở Hà Nội cùng vợ mình là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Ông tham gia vận động bảo vệ môi trường và các di sản văn hóa kể từ năm 2005, khi ông khởi kiện phản đối kế hoạch của Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên - Huế xây khách sạn du lịch trên đồi Vọng Cảnh ở Huế.

Ông trở nên nổi tiếng trên toàn quốc vào tháng Sáu năm 2009, khi ông đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quyết định gây nhiều tranh cãi cho phép khai thác bauxite trên Tây Nguyên. Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã bác đơn kiện này.


Cù Huy Hà Vũ

Vào tháng Chín năm 2010, Cù Huy Hà Vũ đệ đơn khiếu nại thủ tướng vì đã ký Nghị định số 136 cấm người dân khiếu kiện và khiếu nại tập thể. Vào ngày 16 tháng Mười, văn phòng luật Cù Huy Hà Vũ nhận lời bào chữa cho các giáo dân giáo xứ Cồn Dầu tại Đà Nẵng bị bắt từ hồi tháng Năm sau khi công an dùng vũ lực giải tán một đám tang tới nghĩa trang trong khu vực đất tranh chấp. Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ từ chối không cấp giấy phép cho công ty luật đại diện các gia đình này.

Nhà cầm quyền bắt giam Cù Huy Hà Vũ chỉ một thời gian ngắn sau khi ông đệ đơn tiếp tục khởi kiện thủ tướng về Nghị định 136.

Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt Cù Huy Hà Vũ vào sáng mùng 5 tháng Mười Một; họ tuyên bố bắt gặp ông trong phòng khách sạn với một phụ nữ không phải là vợ ông. Báo chí trên mạng của chính phủ ngay lập tức cho đăng những tấm hình mờ mờ một Cù Huy Hà Vũ cởi trần cùng một phụ nữ trong phòng khách sạn, nhưng vài giờ sau thì một số trang báo đã lấy những bức hình này xuống. Công an tạm giữ Cù Huy Hà Vũ, tịch thu máy tính xách tay của ông và cho một nhóm nhân viên an ninh khám xét nhà và văn phòng luật của ông ở Hà Nội.

Vào ngày mùng 6 tháng Mười Một, Bộ Công an tuyên bố bắt Cù Huy Hà Vũ vì lý do vi phạm điều 88 của bộ luật hình sự, tội "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." Cùng với các điều khoản mơ hồ khác trong bộ luật hình sự liên quan đến an ninh quốc gia, chẳng hạn như điều 79 về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, điều 88 thường được chính quyền sử dụng trong các vụ việc có động cơ chính trị.
Trần Quốc Hiền
Cù Huy Hà Vũ là trường hợp mới nhất trong một danh sách dài các luật sư và các nhà hoạt động Việt Nam bị bắt giữ vì đã chỉ trích chính quyền trong năm năm vừa qua. Một số luật sư bị sách nhiễu theo nhiều kiểu khác vì đã tiến hành những vụ kiện chống lại chính sách của nhà nước, đại diện cho khách hàng khởi kiện chính quyền, hoặc nhận bào chữa cho những người bị bắt vì đã thể hiện niềm tin tôn giáo hay chính trị của họ một cách ôn hòa.


"Việc bắt giữ Cù Huy Hà Vũ có mục đích ngăn chặn các luật sư để họ không nhận những vụ việc nhạy cảm về chính trị, chẳng hạn như bào chữa cho các nhà hoạt động dân chủ và dân oan mất đất, hoặc các vụ kiện nhằm bảo vệ môi trường," ông Robertson tuyên bố. "Thay vì ép các luật sư vào tội chống và lật đổ chính quyền và bỏ tù họ, chính phủ cần đảm bảo để các luật sư có thể thực hiện chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa và sách nhiễu."
Lê Trần Luật

Một trường hợp khác là văn phòng luật của Lê Trần Luật, bị đóng cửa vào ngày 25 tháng Ba năm 2009, chỉ hai ngày trước vụ xử các giáo dân bị bắt trong vụ tranh chấp đất đai tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, mà văn phòng đã nhận lời bào chữa. Trong khi Lê Trần Luật và phụ tá pháp luật của ông là Tạ Phong Tần đang chuẩn bị cho vụ này thì công an ập tới khám xét văn phòng, tịch thu máy vi tính, tài liệu và các hồ sơ pháp luật. Kể từ đó, chính quyền theo dõi gắt gao cả hai luật sư này và gây khó không cho họ tìm việc làm. Các công ty định thuê tuyển họ đều bị công an Thành phố Hồ Chí Minh chủ động ngăn cản; họ cũng gây áp lực với các chủ nhà không cho hai người thuê nhà tiếp.


Lê Công Định

Một số luật sư đã bị tùy tiện bắt giam vì họ tham gia bảo vệ các vụ án nhạy cảm hoặc vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Vào ngày 20 tháng Một năm nay, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã kết án Lê Công Định, một luật sư từng là phó chủ tịch Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, năm năm tù vì tội hoạt động lật đổ theo điều 79. Vụ bắt giam Lê Công Định được cho là do ông bị cáo buộc có liên hệ với Đảng Dân chủ Việt Nam bị cấm hoạt động, và vì ông đã đại diện cho các luật sư đấu tranh vì nhân quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, và blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Nhà hoạt động dân chủ và luật sư bênh vực cho quyền lợi của công nhân Lê Thị Công Nhân bị kết án ba năm tù vào năm 2007 theo điều 88. Các tội liệt kê trong cáo trạng của cô bao gồm việc "xuyên tạc chính sách của nhà nước về công đoàn và công nhân Việt Nam," tham gia phong trào dân chủ Khối 8406 và Đảng Thăng tiến, tiến hành các buổi họp bàn về nhân quyền, sở hữu và phát tán tài liệu cổ vũ cho nhân quyền và dân chủ.

Kể từ khi được trả tự do vào tháng Ba năm nay, công an đã tạm giữ cô ba lần; lần gần đây nhất là vào mùng 4 tháng Mười Một, khi công an thẩm vấn cô trong tám tiếng đồng hồ về một số bài thơ và các trả lời phỏng vấn của cô trên mạng.
Nguyễn Văn Đài, Lê thị công Nhân
Đồng nghiệp của Lê Thị Công Nhân là Nguyễn Văn Đài hiện vẫn đang ngồi tù. Ông bị kết án bốn năm tù giam theo điều 88. Ông bị bắt giữ vì đã giảng dạy về luật và nhân quyền cho học viên tại công ty luật của mình. Cùng Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài thành lập Ủy ban Nhân quyền Việt Nam vào năm 2006; ông cũng nhận bào chữa cho các nhà thờ Tin Lành đang gặp khó khăn, bao gồm cả mục sư Mennonite và cựu tù nhân chính trị Nguyễn Hồng Quang.

Một luật sư khác đang ngồi tù theo điều 88 là Trần Quốc Hiền, giám đốc một công ty luật ở Thành phố Hồ Chí Minh, bênh vực cho nông dân bị chính quyền tịch thu đất. Ông bị bắt vào tháng Một năm 2007 sau khi công khai xuất hiện với tư cách phát ngôn viên cho một tổ chức độc lập, Hiệp hội Đoàn kết Công Nông.

Nguyễn Bắc Truyển, một luật sư và là thành viên của đảng Dân chủ Nhân dân, bị kết án ba năm rưỡi tù vào năm 2007 theo điều 88. Kể từ khi ra tù vào tháng Năm năm nay, ông trở thành một thành viên trực ngôn của nhóm cựu tù nhân chính trị và tôn giáo; ông đã trả lời phỏng vấn rất chi tiết trên Đài Tự do Á Châu và BBC về những kinh nghiệm tù đày của mình. Vào tháng Tám, công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm giữ và thẩm vấn ông sau khi ông công khai kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù chính trị.
Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân, người điều hành một công ty luật tư nhân và nhận bênh vực cho công nhân đòi lương bổng cao hơn với các điều kiện làm việc tốt hơn, đã bị tạm giam ba tháng vào năm 2007, ngay khi ông từ Mỹ trở về nước sau khi hoàn thành nghiên cứu với học bổng của National Endowment for Democracy. Ông bị cáo buộc có hoạt động chống chính phủ theo điều 79. Bất chấp việc bị đánh và bị công an tạm giữ vào năm 2007 nhằm ngăn ông không dự phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, ông tiếp tục công khai phát biểu bênh vực những người đấu tranh cho nhân quyền, các blogger độc lập và các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo.

Theo Quyền Cơ bản của Liên hợp quốc về Vai trò của Luật sư, luật sư được hưởng các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và lập hội như bất kỳ công dân nào, bao gồm cả quyền được tham gia vào các cuộc thảo luận công về pháp luật, về quản trị tư pháp và về bảo vệ nhân quyền.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhắc lại lời kêu gọi chính phủ Việt Nam bãi bỏ những điều luật về an ninh quốc gia đã hình sự hóa việc bày tỏ ý kiến và lập hội một cách ôn hòa.

"Ai sẽ bảo vệ cho cộng đồng và các nhà hoạt động vì nhân quyền nếu như các luật sư can đảm và tận tâm đều bị ném vào tù hoặc bị cản trở thực hiện công việc của mình," ông Robertson tuyên bố. "Các nhà tài trợ cho Việt Nam, đặc biệt những người ủng hộ cải cách pháp luật và tư pháp cần nhấn mạnh rằng chính phủ phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chấm dứt việc sách nhiễu và tống giam các luật sư độc lập và những người bảo vệ quyền."





Release Legal Activist Cu Huy Ha Vu
NOVEMBER 10, 2010

trial lawyers to protecting human rights
Among the human rights lawyers who the Vietnamese government has targeted for harassment and arrest are Nguyen Van Dai (standing L) and Le Thi Cong Nhan (standing R), shown during their 2007 trial on charges of spreading anti-government propaganda. Nhan, who was released from prison in March 2010, has been subjected to detention and interrogation by police on three occasions since her release, most recently on November 4. Dai is currently serving a four-year sentence.

RELATED MATERIALS: 

MORE COVERAGE: 
Cu Huy Ha Vu’s arrest is the Vietnamese government’s latest salvo in its campaign of repression against independent lawyers and activists who defend human rights and challenge official misconduct.
Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch


(New York) - Vietnam should immediately release an outspoken legal scholar and end its crackdown on lawyers and activists challenging the government on human rights, Human Rights Watch said today. Cu Huy Ha Vu, who has brought controversial legal complaints against the authorities, was arrested on November 5, 2010, and charged with conducting anti-government propaganda.

"Cu Huy Ha Vu's arrest is the Vietnamese government's latest salvo in its campaign of repression against independent lawyers and activists who defend human rights and challenge official misconduct," said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch.

Cu Huy Ha Vu joins a growing group of corruption-busting human rights lawyers and legal defenders including Le Cong Dinh, Nguyen Van Dai, Le Thi Cong Nhan, Le Tran Luat, Ta Phong Tan, Tran Quoc Hien, Le Quoc Quan, and Nguyen Bac Truyen who have been arbitrarily arrested, detained, disbarred, and pressured not to represent political or religious activists. In many cases, the government has pressed employers to dismiss them or landlords to evict them, and persecuted them in other ways.

Cu Huy Ha Vu, who has a doctorate in law, runs a law firm in Hanoi with his wife, Nguyen Thi Duong Ha, a lawyer. He has fought to protect environmental and cultural heritage sites since 2005, when he filed a lawsuit opposing the plan of the People's Committee of Thua Thien-Hue to build a tourist resort on Vong Canh hill in Hue.

He became nationally known in June 2009, when he filed a legal complaint against Prime Minister Nguyen Tan Dung for authorizing controversial bauxite mining in Vietnam's Central Highlands. The People's Court of Hanoi subsequently dismissed the suit.

In September 2010, Cu Huy Ha Vu filed a legal complaint against the prime minister for signing Decision No. 136, which forbids citizens from filing class action petitions and complaints with the government. On October 16, Cu Huy Ha Vu's law firm took on the defense of Catholics from Con Dau parish in Danang who were arrested in May after police forcibly dispersed a funeral procession to a cemetery located on disputed land. The People's Court of Cam Le district refused to grant permission for the law firm to represent the families.

The authorities arrested Cu Huy Ha Vu soon after he filed a follow-up lawsuit against the prime minister over Decision No. 136, on October 21.

Ho Chi Minh City police arrested Cu Huy Ha Vu on the morning of November 5, claiming to have found him in a hotel room with a woman who is not his wife. Online government newspapers immediately posted blurry images of a shirtless Cu Huy Ha Vu with a woman in a hotel room, but the photos were removed from some sites hours later. Police took him into custody, confiscated his laptop, and sent a team of officers with warrants to search his home and law office in Hanoi.

On November 6, the Public Security Ministry announced that it had charged Cu Huy Ha Vu with disseminating "propaganda against the Socialist Republic of Vietnam" in violation of article 88 of the penal code. Along with other vaguely worded national security provisions in the penal code, such as article 79 on conducting activities to overthrow the government, article 88 is commonly used by the government in politically motivated cases.

Cu Huy Ha Vu is the latest in a long line of Vietnamese lawyers and activists arrested for challenging the government during the past five years. Several lawyers have been persecuted in other ways for bringing legal claims against official policies, representing clients in claims against the government, or defending people who have been arrested for nonviolent expression of their political and religious beliefs.

"Cu Huy Ha Vu's arrest seeks to deter lawyers from taking on politically sensitive cases, like defending democracy activists and victims of land confiscation, or bringing lawsuits to protect the environment," Robertson said. "Rather than jailing lawyers for subversion and anti-government activities, the government should ensure that lawyers can carry out their professional duties free of intimidation and interference."

In another case, the Ho Chi Minh law firm of Le Tran Luat was shut down on March 25, 2009, two days before the trial of Vietnamese Catholics arrested during a land dispute in Thai Ha parish in Hanoi, who he was to represent. As Le Tran Luat and Ta Phong Tan, a legal assistant, were preparing the case, police raided the law office and confiscated their computers, documents, and legal files. Since then the Vietnamese authorities have kept both lawyers under intrusive surveillance and prevented them from working. Companies attempting to hire them have been actively discouraged by the Ho Chi Minh City police, who have also pressured their landlords to evict them.

Several lawyers have been arbitrarily arrested for defending controversial cases or exercising their rights to freedom of expression and association. On January 20, the People's Court of Ho Chi Minh City sentenced Le Cong Dinh, a lawyer who is former vice president of the Ho Chi Minh City Bar Association, to five years in prison on subversion charges under article 79. His arrest has been attributed to his alleged links with the banned Democratic Party of Vietnam and to his legal representation of human rights lawyers Le Thi Cong Nhan and Nguyen Van Dai, and Nguyen Van Hai, the blogger known as Dieu Cay.

Le Thi Cong Nhan, a democracy activist as well as a lawyer who advocated for the rights of workers, was sentenced to three years in prison in 2007 under article 88. Crimes listed in her indictment include "misinterpreting the state's policies regarding labor unions and workers in Vietnam," joining the Block 8406 democracy movement and the Vietnam Progressive Party, conducting human rights seminars, and possessing and distributing documents promoting human rights and democracy.

Since her release in March, police have detained her three times, most recently on November 4, when they held her for eight hours, questioning her about her poems and interviews on the internet.

Her colleague Nguyen Van Dai remains in prison, serving a four-year sentence under article 88. He was arrested for teaching law and human rights to students at his law firm. He founded the Committee for Human Rights in Vietnam with Le Thi Cong Nhan in 2006, and took on the legal defense for embattled Protestant churches, including the Mennonite pastor and former political prisoner Nguyen Hong Quang.

Another lawyer in prison under article 88 is Tran Quoc Hien, director of a law firm in Ho Chi Minh City that defended farmers whose land had been confiscated by the government. He was arrested in January 2007 after publicly emerging as spokesman for the United Farmer and Workers Organization, an independent group.

Nguyen Bac Truyen, a lawyer who is a member of the People's Democratic party, was sentenced to three-and-a-half years in prison in 2007 under article 88. Since his release in May, he has been an outspoken member of an association of former political and religious prisoners, granting detailed interviews to Radio Free Asia and the BBC about his prison experiences. In August, Ho Chi Minh City police detained and questioned him after he publicly called on Vietnam to release political prisoners.

Le Quoc Quan, a lawyer whose firm defended workers' appeals for better wages and working conditions, was detained for three months in 2007 upon his return to Vietnam from the US, where he completed a research fellowship at the National Endowment for Democracy. He was charged with conducting anti-government activities under article 79. Despite being beaten and detained by police in 2007 to prevent him from attending the appeals court hearing for Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, he has continued to speak out publicly in defense of rights defenders, independent bloggers, and religious freedom advocates.

The United Nations Basic Principles on the Role of Lawyers says that lawyers are entitled to the same rights as any other citizen to freedom of speech, belief, and association, including the right to participate in public discussions regarding law, administration of justice, and protection of human rights.

Human Rights Watch reiterated its call on the Vietnamese government to repeal national security laws that criminalize peaceful expression and association.

"Who will defend the community and human rights advocates if dedicated and courageous lawyers are thrown in jail or otherwise prevented from doing their jobs," Robertson said. "Vietnam's donors, especially those supporting legal and judicial reform, should insist that the government uphold the rule of law and stop harassing and jailing independent lawyers and rights defenders."

No comments:

Post a Comment