Tuesday, November 20, 2012

HUMAN RIGHT WATCH:Tám người Việt Nam được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett

Tám nhà đấu tranh nhân quyền được trao giải Hellman/Hammett



SEPTEMBER 14, 2011.



Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.

Phil Robertson, Pho Giam đốc phụ trach Chau A của Tổ chức Theo doi Nhan quyền, tổ chức quản ly giải thưởng thường nien Hellman/Hammett

(Bangkok, ngày 14 tháng Chín năm 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố có tám cây bút người Việt trong số 48 tác giả với một nhóm nhà văn đa dạng từ 24 quốc gia vừa được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị.
“Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói. “Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.”




Tất cả những người được giải năm nay ở Việt Nam đều là những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp với chủ ý hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát báo chí độc lập, giới hạn khả năng truy cập và sử dụng internet.




Tất cả những người được giải trong quá khứ đã từng, hoặc hiện tại vẫn đang bị giam giữ. Vài người đã bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hay bị đấu tố và hạ nhục trong các buổi họp quần chúng được dàn dựng trước. Tất cả những người được trao giải đều từng bị chính quyền áp dụng các biện pháp đối phó, gây cản trở tới đời sống và công việc, từ cắt đường điện thoại và hạn chế đi lại, đến gây sức ép với gia đình để buộc họ chấm dứt các việc làm của mình.




Những người được trao giải năm nay gồm có Cù Huy Hà Vũ, một nhà vận động pháp lý; Hồ Thị Bích Khương, một nhà vận động nhân quyền; Lê Trần Luật, nguyên luật sư; Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị; Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà vận động tự do ngôn luận; Phan Thanh Hải, nhà vận động pháp lý;Tạ Phong Tần, người viết blog; và Vi Đức Hồi, nguyên cán bộ Đảng.




Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vi Đức Hồi hiện đang ở tù. Hồ Thị Bích Khương bị bắt ngày 15 tháng Giêng năm 2011 không rõ tội danh và vẫn đang bị tạm giữ. Phan Thanh Hải đã bị giam giữ từ ngày 18 tháng Mười năm 2010 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Tạ Phong Tần mới bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín năm 2011 không rõ tội danh. Nguyễn Bắc Truyển, sau khi thụ án 42 tháng tù, đang bị quản chế và không được tự do đi lại. Chỉ có mỗi Lê Trần Luật là không bị giam giữ, nhưng hàng ngày bị công an theo dõi rất sát sao. (Xem chi tiết tiểu sử trong phần dưới đây.)




“Tôi tha thiết mong rằng tự do dân chủ sẽ sớm đến với nhân dân tôi, mọi người trên đất nước mình phải được hưởng quyền con người như các nước tiến bộ khác trên thế giới,” Hồ Thị Bích Khương viết. “Tôi thấy trong cuộc đấu tranh này, một lời nói lên tiếng của quý vị không chỉ là nguồn động viên khích lệ mà chính các quý vị đang góp phần đấu tranh cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam.”




Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Một ban tuyển chọn uy tín trao giải tiền mặt nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị đàn áp do chính sách hà khắc của chính quyền.




Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống cộng ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian.




Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành di chúc của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các nhà văn bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm ngược với chính phủ của họ, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.




Trong 22 năm qua, hơn 700 nhà văn từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett. Trong suốt những năm đó, hơn 3 triệu đô la đã được trao cho các cây bút bị ngược đãi. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những nhà văn đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn.




“Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã chịu thiệt thòi vì bày tỏ những ý kiến hoặc thông tin chỉ trích các chính sách hay phê phán nhà cầm quyền,” Lawrence Moss, điều phối viên của giải thưởng, phát biểu. “Nhiều nhà văn được vinh danh qua giải thưởng này cùng chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công luận để thúc đẩy những thay đổi tích cực.”




Lý lịch vắn tắt của những người được trao giải Hellman/Hammett năm nay ở Việt Nam:


Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, 54 tuổi, là một họa sĩ có bằng tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne. Ông xuất thân trong một gia đình ưu tú với nhiều đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và lão thành cách mạng. Tiến sĩ Vũ nổi tiếng nhất với hai lá đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đơn kiện thứ nhất về việc đã ký Quyết định 167 tháng Mười một năm 2007, phê duyệt dự án khai thác bô-xít đang gây nhiều tranh cãi trên khu vực Tây Nguyên. Lá đơn thứ hai của Ts. Vũ kiện thủ tướng đã ký Nghị định 136 năm 2006, có hiệu lực cấm khiếu kiện tập thể. Ngoài ra, Ts. Vũ còn được biết đến với các hành động công khai chỉ trích các quan chức cao cấp của chính quyền, trong đó có Trung tướng Vũ Hải Triều của Bộ Công an vì bị cho là đã chỉ đạo tấn công vi tính nhằm vào các trang mạng nhạy cảm về chính trị không được lòng chính quyền, và Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vì bị cho là đã tịch thu đất đai của các gia đình liệt sĩ. Ts. Vũ bị bắt vào tháng Mười một năm 2010. Ông bị đưa ra xử ngày mồng 4 tháng Tư năm 2011 với mức án 7 năm tù và 3 năm quản chế vì đã vi phạm điều 88 bộ luật hình sự có quy định cấm tuyên truyền chống nhà nước.

Hồ Thị Bích Khương, 44 tuổi, là thành viên của một nhóm đang hình thành và phát triển nhanh chóng gồm các nông dân sử dụng mạng Internet để bảo vệ quyền lợi của những người dân nghèo không có ruộng đất, và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội. Không những ghi chép rất cụ thể về các hình thức đàn áp và sách nhiễu mà bản thân và gia đình phải chịu, Hồ Thị Bích Khương còn viết về những khổ đau mà những người nông dân nghèo khó và các nhà hoạt động vì nhân quyền khác đã phải chịu đựng. Tháng Tư năm 2007, bà bị bắt tại một quán cà phê Internet ở Nghệ An và bị xử hai năm tù vì tội “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của bộ luật hình sự. Hồi ký về thời gian ở tù của bà được tờ Người Việt Online, một trong những tờ báo của người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng lớn nhất ở Quận Cam, bang California, xuất bản thành nhiều kỳ vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2009. Ngày 15 tháng Giêng năm 2011, Hồ Thị Bích Khương bị bắt lại ở Nghệ An và bị tạm giữ từ đó đến nay.


Lê Trần Luật, 41 tuổi, nguyên là luật sư đã bào chữa cho nhiều vụ án nhạy cảm về chính trị ở Việt Nam. Ông cũng là một blogger viết rất năng nổ về cải cách pháp lý và các vấn đề nhân quyền. Văn phòng Luật sư Pháp quyền của ông bị chính quyền buộc đóng cửa vào năm 2009. Kể từ năm 2008, Lê Trần Luật bị công an sách nhiễu hàng ngày vì đã nhận các vụ án nhạy cảm,chẳng hạn như bào chữa cho các nhà vận động dân chủ Trương Minh Đức, Phạm Bá Hải và Phạm Văn Trội. Sau khi văn phòng luật của mình bị đóng cửa, Lê Trần Luật không tìm được việc làm vì công an gây sức ép với những nhà tuyển dụng tiềm năng để họ không nhận ông. Những bài viết của Lê Trần Luật mổ xẻ những nhược điểm của hệ thống pháp luật ở Việt Nam và lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ những nhà vận động dân chủ. Blog của ông bị tấn công và phá hủy bởi những kẻ tin tặc không rõ danh tính vào tháng Mười một năm 2010.


Nguyễn Bắc Truyển, 43 tuổi, cựu tù nhân chính trị. Những bài viết của ông đóng góp cho các trang tin tức hải ngoại những thông tin về các hành động đàn áp bất công và vi phạm nhân quyền của chính phủ đã dẫn tới hậu quả ông bị bắt giữ vào tháng Mười một năm 2006 theo điều 88 của bộ luật hình sự về tuyên truyền chống nhà nước. Chính quyền xử ông ba năm sáu tháng tù giam. Kể từ khi được ra tù vào tháng Năm năm 2010, ông bị quản chế tại gia và luôn bị sách nhiễu. Những bài viết của Nguyễn Bắc Truyển sau khi ra tù tập trung vào các bạn tù chính trị của mình, và những nỗi khó khăn và sự kỳ thị mà cựu tù nhân chính trị phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Ông là một thành viên tích cực của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, có tôn chỉ hỗ trợ các tù nhân và gia đình họ.



Nguyễn Xuân Nghĩa, 62 tuổi, là một nhà báo, tiểu thuyết gia, nhà thơ và thành viên ban biên tập tờ “Tổ Quốc,” một tập san dân chủ phát hành bí mật. Trong vai trò nhà báo, ông đã viết cho nhiều tờ báo lớn của nhà nước đến tận năm 2003, khi bị cấm đăng vì tham gia các hoạt động dân chủ. Là một thành viên lãnh đạo của Khối 8406, một tổ chức dân chủ bị cấm hoạt động, ông bị bắt vào tháng Chín năm 2008 và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Sau khi bị tạm giam hơn một năm, Nguyễn Xuân Nghĩa bị tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng xử sáu năm tù cộng thêm bốn năm quản chế trong phiên xử ngày mồng 8 tháng Mười năm 2009.


Phan Thanh Hải, 42 tuổi, là một người viết blog bất đồng chính kiến có bút danh “Anhbasg.” Là một thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, các bài viết của Phan Thanh Hải nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong chính phủ, tự do ngôn luận và tự do lập hội. Sau khi ông tham gia một cuộc biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối Olympics Bắc Kinh vào tháng Mười hai năm 2007, công an theo dõi Phan Thanh Hải rất ngặt nghèo, và nhiều lần câu lưu, thẩm vấn ông. Dù Phan Thanh Hải đã tốt nghiệp khóa luật và hoàn tất mọi thủ tục, đơn xin hành nghề luật sư của ông vẫn bị Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh từ chối vì ông đã tham gia biểu tình và các hoạt động trên blog của mình. Ông không kiếm được việc làm nào ổn định vì bị công an sách nhiễu. Vào ngày 18 tháng Mười năm 2010, công an bắt giữ Phan Thanh Hải ở Thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Ông vẫn đang bị tạm giam.



Tạ Phong Tần, 43 tuổi, là cựu sĩ quan công an, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản. Bà bắt đầu viết với tư cách nhà báo tự do vào năm 2004. Các bài báo của bà được đăng trên nhiều tờ báo chính thống, trong đó có Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Vietnam Net, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Cần Thơ và Bình Dương. Kể từ tháng Ba năm 2006, nhiều bài báo của bà đã được đăng tải trên trang mạng của Ban Việt ngữ Đài BBC. Điều đó cuối cùng đã khiến bà bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản. Kể từ khi khai trương blog riêng “Công lý & Sự thật” qua Yahoo 360 vào tháng Mười một năm 2006, bà đã trở thành một trong những người viết blog tích cực nhất ở Việt Nam. Bà đã chấp bút cho ra hơn 700 bài viết về các vấn đề xã hội, bao gồm ngược đãi trẻ em, tham nhũng, chính sách thuế bất công nhằm vào người nghèo, và những nỗi oan ức của nông dân do bị quan chức địa phương cưỡng chiếm đất đai. Bên cạnh đó, với kiến thức và kinh nghiệm trong công tác cũ trong ngành công an, bà đưa ra cái nhìn sắc sảo của người trong cuộc về tình trạng lạm dụng quyền lực tràn lan của công an Việt Nam. Hậu quả của những bài viết đó là bà bị công an liên tục sách nhiễu. Kể từ năm 2008, bà đã nhiều lần bị câu lưu, thẩm vấn về các việc bà làm, các mối quan hệ và nội dung các bài viết trên blog. Tạ Phong Tần bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín năm 2011 và hiện vẫn chưa rõ đang bị giam ở đâu.
Vi Đức Hồi, 55 tuổi, một nhà văn, người viết blog từ Lạng Sơn, một tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Ông là người dân tộc Tày, dân tộc thiểu số lớn nhất ở Việt Nam. Vi Đức Hồi đã thầm lặng ủng hộ lời kêu gọi tôn trọng nhân quyền và mở rộng dân chủ từ năm 2006, khi vẫn đang giữ các vị trí quan trọng trong Đảng Cộng sản Việt Nam và cơ quan chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Ông là Trưởng Ban Tuyên giáo và là ủy viên thường vụ Huyện ủy Hữu Lũng. Sau khi quan điểm trái chiều của ông bị phát hiện, ông bị khai trừ khỏi đảng, bị đưa ra kiểm điểm trong các cuộc họp quần chúng được dàn xếp trước, bị câu lưu và thẩm vấn. Các bài xã luận của ông về dân chủ, đa nguyên và nhân quyền, và hồi ký Đối mặt: Đường đi đến với phong trào dân chủ được lưu hành rộng rãi trên mạng Internet. Vi Đức Hồi bị bắt vào tháng Mười năm 2010 và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Ông bị kết án 8 năm tù vào tháng Giêng năm 2011, sau đó giảm xuống 5 năm trong phiên phúc thẩm vào tháng Tư năm 2011, cộng thêm 3 năm quản chế.




Trích lời những người được giải Hellman/Hammett năm 2011 ở Việt Nam


“Tôi đã sống để không hổ thẹn với tất cả những ai đã dành trọn niềm tin nơi tôi trong cuộc đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam.”
Nhà vận động pháp lý Cù Huy Hà Vũ


“Tôi chẳng có động cơ nào khác ngoài động cơ thấy mình cần phải bênh vực lẽ phải, bênh vực những người dân của tôi, vì thế tôi quyết định những năm tháng còn lại của cuộc đời tôi, tôi phải làm điều gì đó dù là ít ỏi để rồi khi từ giã cõi đời này sẽ giảm bớt đi những ân hận.”

Nhà hoạt động dân chủ Vi Đức Hồi



“Việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cần phải được làm vì điều đó rất cần thiết cho công cuộc phát triển đất nước Việt Nam.”

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển



“Nhưng ở đâu đó, dưới những tán cây xanh kia cũng đang có các nhân vật hoạt động đối kháng bất bạo động, một lớp sinh viên và công dân ưu tú của đất nước đang đứng lên đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương, mặc dù bị đàn áp khốc liệt.”

Nhà văn và nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Xuân Nghĩa


“Tôi chỉ là một nhà báo tự do, tôi viết những điều tôi mắt thấy tai nghe, tôi bình luận các vấn đề xã hội theo cách nhìn của tôi…, tôi viết về những bất công do nhà nước Việt Nam gây ra mà chính tôi hay bạn bè tôi là nạn nhân, tôi bênh vực những người dân Việt Nam thấp cổ bé miệng bị oan khuất.”

Cựu sĩ quan công an và blogger Tạ Phong Tần



“Điều nguy hiểm nhất đó là chúng ta bị tước đoạt về tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận chẳng những là một quyền căn bản mà nó còn là công cụ, phương tiện để chúng ta bảo vệ các quyền tự do khác.”

Luật sư và blogger Lê Trần Luật



“Blog là lối thoát của những cá nhân bị kềm kẹp trong ý tưởng và hành động, là nơi bộc lộ ý thức phản kháng đối với những bất công và bạo quyền. Blog là nơi cá nhân thể hiện khát vọng tự do của mình một cách mạnh mẽ.”

Blogger Phan Thanh Hải (a.k.a. Anhbasg)



“Tôi tha thiết mong rằng tự do dân chủ sẽ sớm đến với nhân dân tôi, mọi người trên đất nước mình phải được hưởng quyền con người như các nước tiến bộ khác trên thế giới. Tôi thấy trong cuộc đấu tranh này, một lời nói lên tiếng của quý vị không chỉ là nguồn động viên khích lệ mà chính các quý vị đang góp phần đấu tranh cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam.”
Nhà hoạt động vì nhân quyền Hồ Thị Bích Khương



SEPTEMBER 14, 2011

Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 48 writers from 24 countries who received the prestigious Hellman/Hammett award on September 14, 2011.
Clockwise from upper left: legal activist Cu Huy Ha Vu (© Cu Huy Ha Vu and family), human rights activist Ho Thi Bich Khuong (© Ho Thi Bich Khuong), former lawyer Le Tran Luat (© Private), former political prisoner Nguyen Bac Truyen (© Private), writer Nguyen Xuan Nghia (© Private), free speech advocate Phan Thanh Hai (© Phan Thanh Hai), former police officer Ta Phong Tan (© Ta Phong Tan) and democracy activist Vi Duc Hoi (© Private).
RELATED MATERIALS:

Vietnamese writers are frequently threatened, assaulted, or even jailed for peacefully expressing their views. By honoring these brave writers, who have suffered so much, are persecuted, fired, and even imprisoned, we’re giving an international platform to those the Vietnamese government wants to silence.
Phil Robertson, deputy Asia director

(Bangkok) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 48 writers from 24 countries who have received the prestigious Hellman/Hammett award recognizing writers who demonstrate courage and conviction in the face of political persecution, Human Rights Watch said today.



“Vietnamese writers are frequently threatened, assaulted, or even jailed for peacefully expressing their views,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch, which administers the annual Hellman/Hammett awards. “By honoring these brave writers, who have suffered so much, are persecuted, fired, and even imprisoned, we’re giving an international platform to those the Vietnamese government wants to silence.”




This year’s Vietnamese award-winners have all seen their writing and activism suppressed by the government in an attempt to restrict free speech, control independent media, and limit open access and use of the internet.




The grant winners have all been arrested and detained, now or in the past. Some have been attacked and injured by officially sanctioned mobs, or denounced and humiliated in orchestrated public meetings. Every single one has been targeted by government actions that disrupted their personal and professional lives, ranging from cutting their telephone lines and restricting their movements to pressuring family members to urge them to cease their activities.




The award winners include Cu Huy Ha Vu, a legal advocate; Ho Thi Bich Khuong, a human rights activist; Le Tran Luat, a former lawyer; Nguyen Bac Truyen, a former political prisoner; Nguyen Xuan Nghia, a free speech activist; Phan Thanh Hai, a legal activist; Ta Phong Tan, a blogger; and Vi Duc Hoi, a former party official.




Cu Huy Ha Vu, Nguyen Xuan Nghia, and Vi Duc Hoi are currently in prison. Ho Thi Bich Khuong was arrested on January 15, 2011, on an unknown charge and remains in detention. Phan Thanh Hai has been detained since October 18 for allegedly conducting propaganda against the state. Ta Phong Tan was arrested on September 5 on an unknown charge. Nguyen Bac Truyen, after serving 42 months in prison, is living under a post-release order that severely restricts his freedom of movement. Only Le Tran Luat is not in detention, but he faces intrusive police surveillance every day. (Detailed biographies follow below.)

“I passionately hope that freedom and democracy will come to my people so that everybody can enjoy human rights like in other progressive countries,” Ho Thi Bich Khuong said. “In this struggle, your support is not only a source of encouragement, but also a contribution to the nation and the people of Vietnam.”



The Hellman-Hammett grants are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. A distinguished selection committee awards the cash grants to honor and assist writers whose work and activities have been suppressed by repressive government policies.




The grants are named for the American playwright Lillian Hellman and her longtime companion, the novelist Dashiell Hammett. Both were questioned by US congressional committees about their political beliefs and affiliations during the aggressive anti-communist investigations inspired by Senator Joseph McCarthy in the 1950s. Hellman suffered professionally and had trouble finding work. Hammett spent time in prison.




In 1989, the trustees appointed in Hellman’s will asked Human Rights Watch to devise a program to help writers who were targeted for expressing views that their governments oppose, for criticizing government officials or actions, or for writing about subjects that their governments did not want reported.

Over the past 22 years, more than 700 writers from 92 countries have received Hellman/Hammett grants. Over the years, more than $3 million has been granted to writers facing persecution. The program also gives small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.



“The Hellman/Hammett grants aim to help writers who have suffered because they published information or expressed ideas that criticize policy or offend people in power,” said Lawrence Moss, coordinator of the Hellman/Hammett grant program. “Many of the writers honored by these grants share a common purpose with Human Rights Watch: to protect the rights of vulnerable people by shining a light on abuses and building pressure for change.”





Biographies of 2011 Hellman/Hammett awardees from Vietnam:




Dr. Cu Huy Ha Vu, 54, is an artist with a doctorate in law from the Sorbonne. He comes from an elite family that includes senior members of the Vietnamese Communist Party and former revolutionaries. Vu is most famous for his two lawsuits against Prime Minister Nguyen Tan Dung: the first for signing Decision 167 in November 2007, which allowed controversial bauxite mining operations in Vietnam's Central Highlands and the second for signing Decree 136 in 2006, which prohibits class-action petitions. In addition, Vu is known for his public criticism of high-ranking government officials, including Lt. Gen. Vu Hai Trieu of the Public Security Ministry, for allegedly authorizing cyber-attacks against politically sensitive websites disapproved of by the government, and the communist party general secretary of Ho Chi Minh City, Le Thanh Hai, for allegedly confiscating land from relatives of martyred soldiers. Vu was arrested in November. He was tried on April 4 for violating article 88 of the penal code, which prohibits conducting propaganda against the state, and sentenced to seven years in prison.




Ho Thi Bich Khuong, 44, is among an emerging and rapidly expanding group of farmers who use the Internet to defend the rights of landless poor people and to promote freedom of expression and freedom of association. She publishes detailed accounts of the repression and harassment she and her family have confronted, and writes about the sufferings of other poor peasants and of human rights activists. In April 2007 she was arrested in an Internet café in Nghe An province and sentenced to two years in prison for “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state,” under article 258 of the penal code. Her memoir of her time in prison was published in serialized form in July and August 2009 by Nguoi Viet Online, one of the most influential Vietnamese-American newspapers in Orange County, California. On January 15, Ho Thi Bich Khuong was arrested again in Nghe An and has since been held in detention.




Le Tran Luat, 41, is a former lawyer who has defended numerous politically sensitive cases in Vietnam. He is also a prolific blogger who writes about legal reform and human rights issues. Authorities forced his law practice, the Legal Right Firm, to close in 2009. Le Tran Luat has suffered daily harassment from the police since 2008 for agreeing to take on sensitive cases, such as defending democracy activists Truong Minh Duc, Pham Ba Hai, and Pham Van Troi. Since the closure of his law firm, Le Tran Luat has not been able to secure employment because police have pressured potential employers not to hire him. Le Tran Luat’s writing analyzes the weaknesses of the legal system in Vietnam and strongly defends democracy activists. His blog was hacked and destroyed by unknown cyber assailants in November.

Nguyen Bac Truyen, 43, is a former political prisoner. His contributions to overseas news websites describing repression, injustice, and human rights violations committed by the government led to his arrest in November 2006 under article 88 of the penal code for propaganda against the state. The authorities sentenced him to three-and-a-half years in prison. Since being released in May 2010, he has been under probation/house arrest and faced constant harassment. Nguyen Bac Truyen’s writings since his imprisonment are focused on his fellow political prisoners and the difficulties and discrimination that former political prisoners face. He has been an outspoken member of the Vietnamese Political and Religious Prisoners Fellowship Association, which provides support to prisoners and their families.



Nguyen Xuan Nghia, 62, is a journalist, novelist, poet, and editorial board member of the underground democracy bulletin, To Quoc (Fatherland). As a journalist, he wrote for the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. A leader of the banned pro-democracy group Bloc 8406, Nguyen Xuan Nghia was arrested in September 2008 and charged with conducting anti-government propaganda under penal code article 88. On October 8, 2009, after more than a year in pretrial detention, he was sentenced to six years in prison and then four years under house arrest by the People’s Court of Hai Phong.




Phan Thanh Hai, 42, is a dissident writer who blogsunder the pen name “Anhbasg.” A founding member of the Club for Free Journalists, Phan Thanh Hai’s writings aim to promote government transparency, freedom of expression, and freedom of association. After participating in a protest in Ho Chi Minh City against the Beijing Olympics in December 2007, police put Phan Thanh Hai under intrusive surveillance, and detained and interrogated him many times. Although Phan Thanh Hai finished his law study and has fulfilled all requirements, his application to become a practicing lawyer was turned down by the Ho Chi Minh City Bar Association because of his involvement in the protest and his Internet blogging activities. He has also not been able to secure any regular employment due to police harassment. On October 18, police arrested Phan Thanh Hai in Ho Chi Minh City for allegedly conducting propaganda against the state under article 88 of the penal code. He remains in detention.




Ta Phong Tan, 43, is a former police officer and a former communist party member. She began her writing career as a freelance journalist in 2004. Her articles appeared in many mainstream newspapers includingTuoi Tre (Youth), Nguoi Lao Dong (Laborer), Vietnam Net, Phap Luat TP Ho Chi Minh (Ho Chi Minh City Law), Thanh Tra (inspectorate), Can Tho, and Binh Duong. Since March 2006, dozens of her articles have been published on the website of BBC’s Vietnamese service. This eventually prompted the Communist Party of Vietnam to revoke her membership. Since launching her blog “Justice & Truth” (Cong ly & Su that) in November 2006, she has become one of the most prolific bloggers in Vietnam. She has authored more than 700 articles about social issues, including the mistreatment of children, official corruption, unfair taxation of poor people, and peasant grievances connected to illegal land confiscations by local officials. In addition, using her former knowledge and experience of police work, she provides insightful observations about widespread abuse of power by the police in Vietnam. As a result of her writing, police have continually harassed Ta Phong Tan. Since 2008, she has been detained and interrogated on numerous occasions about her activities, her associates, and the contents of her blog. Ta Phong Tan was arrested on September 5, and her whereabouts are unknown.




Vi Duc Hoi, 55, is a writer and blogger from the remote province of Lang Son in northern Vietnam, near the China border. He is an ethnic Tay, the largest minority group in Vietnam. Vi Duc Hoi quietly started supporting calls for respect of human rights and greater democracy in 2006, while still holding important positions in the Communist Party of Vietnam and government apparatus in Lang Son. He was the head of the Committee for Propaganda and a member of the Party’s Standing Committee of Huu Lung district. After his views became known, he was expelled from the party, subject to orchestrated public denunciation sessions, and detained and interrogated. His essays on democracy, pluralism, and human rights and his memoir,Facing Reality, My Path to Joining the Democratic Movement (Doi Mat: Duong di den voi phong trao dan chu), have been widely circulated on the Internet. Vi Duc Hoi was arrested in October 2010 and charged with conducting propaganda against the state under article 88 of the penal code. He was convicted to eight years of imprisonment in January, reduced on appeal in April to five years and then three years on probation.




Quotes from Vietnamese Hellman Hammett Awardees for 2011



“I have lived my life not to dishonor those who place their full belief in me in the struggle for justice, democracy and human rights in Vietnam.”

Legal Activist Cu Huy Ha Vu

“I do not have any motive other than the desire to defend what is right and defend my people. Thus I have decided to devote the remainder of my life to doing something, no matter how trivial, so that when I leave this life, I will have fewer regrets.”
Democracy Activist Vi Duc Hoi

“We need to fight for democracy and human rights in Vietnam because they are crucial for the development of our country.”
Former Political Prisoner Nguyen Bac Truyen

“Somewhere from the shadow of the green trees, non-violent activists, students and outstanding citizens of the country are fighting for freedom, democracy and human rights for their homeland, despite being brutally persecuted.”
Writer and Democracy Activist Nguyen Xuan Nghia

“I am a free journalist. I write about what I see and hear. I comment on social issues as I understand them. I expose the victimization of people like myself and my friends by the State of Vietnam. I defend people without power who suffer injustice.”
Former Police Officer and Blogger Ta Phong Tan




“The most dangerous thing is that we are deprived of freedom of expression. Freedom of expression is not only a basic right. It is also a tool and a means for us to defend other rights.”
Lawyer and Blogger Le Tran Luat




“Blogging is an escape route for those whose ideas and actions are imprisoned. It allows one to express resistance against injustice and violence. Blogging is where an individual can express his/her desire for freedom.”
Blogger Phan Thanh Hai (a.k.a. Anhbasg)




“I passionately hope that freedom and democracy will come to my people so that everybody can enjoy human rights like in other progressive countries. In this struggle, your support is not only a source of encouragement, but also a contribution to the nation and the people of Vietnam.”
Human Rights Activist Ho Thi Bich Khuong



No comments:

Post a Comment