Monday, January 28, 2013

NHÌN LẠI TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG THẤY GÌ VỀ HỒ CHÍ MINH?


  Nguyễn Việt Nữ - Xin trả lời ngay: thấy rõ nhiều gương đạo đức ác ôn của Hồ Chí Minh!

 Bài nầy giúp các cháu ngoan Bác Hồ có nhiều bài học đạo đức tha hồ mà dự thi viết “Đạo đức Hồ Chí  Minh”. Đây là một đạo đức lịch sử cho các thế hệ trẻ cần khắc cốt ghi tâm mỗi lần làm lễ kỷ niệm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

Ngày 17/1/2013, tại Ðại học Quốc gia Hà Nội có tổ chức cuộc hội thảo khoa học quốc tế chủ đề "Hiệp định Pa-ri, 40 năm nhìn lại". Dịp nầy trận “Điện Biên Phủ trên không” được nhắc đến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm nay được 102 tuổi thọ, đang nằm chờ đi gặp tổ Mác-Lê, nhưng cuộc hội thảo vẫn làm lễ kỷ niệm 40 năm 'Điện Biên Phủ trên không' dẫn tới  40 năm ngày ký kết hiệp định Paris (27-1-1973 - 27-1-2013) như hình dưới đây.

Cả hai quyển sách Tướng Giáp viết về hai trận chiến thắng Điện Biên Phủ đều chỉ nhằm phá vỡ  bế tắc tại bàn hội nghị quốc tế hầu “Chấm dứt chiến tranh, vãng hồi hòa bình”, (HĐ Geneve và HĐ Paris) nhưng không bao giờ đảng của ông tôn trọng chữ ký cả. Nhưng khai thác hai quyển sách nầy cũng đưa được nhiều chứng tích lịch sử chính nghĩa về phía Việt Nam Quốc Gia và đồng minh Hoa Kỳ, đảng Cộng Hòa lúc ấy.

Đầu tiên là trận “Điện Biên Phủ”, tên một làng nhỏ ở biên giới Việt--Lào, kết thúc chiến tranh chống Pháp. Tướng Giáp viết quyển “Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lịch sử” (ĐHLS)  mà chúng tôi thêm “Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lịch sử để chia đôi đất nước”  Vì trong quyển sách khoe khoan nầy, Võ Nguyên Giáp viết “Hội nghị Geneve đã khai mạc nhưng còn bàn về Triều Tiên. Đại diện của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa có mặt. Hy vọng cuối cùng của Pháp lúc nầy là đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Điện Biên Phủ” (tr. 357, 358) Rồi chừng hai mươi trang diễn tả những trận đánh biển người đầy xác người hôi thúi, có cố vấn Tàu Cộng kề bên, Giáp viết: “Sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt, chiến dịch lịch sử đã thu được toàn thắng…  Anh  Phạm Văn Đồng đã có mặt tại Geneve, sẽ có một tư thế mới để bước vào hội nghị. (ĐHLS tr.377, 358)

Như vậy là hội nghị Geneve không  phải để bàn về Đông Dương, mà chỉ để lo cho Triều Tiên. vì Việt Minh lúc ấy còn ở trong rừng, phải nhờ Liên Xô, Trung Cộng kéo vô bàn hội nghị. Tin chiến thắng –bằng biển máu dân Việt--chỉ có một ngày trước để áp đảo tinh thần chính phủ Pháp không Cộng Sản chịu ngồi lại bàn chuyện đình chiến ngày hôm sau. Như vậy để thế hệ trẻ phân biệt rằng quân đội VNCH trước đây đi lính Tây, tuy được huấn luyện bởi Tây, nhưng là Tây “Quốc Gia”, đánh với Tây “Cộng Sản” .

Hãy nghe Võ Nguyên Giáp diển tả đúng tâm trạng lịch sử đó: “Tin Điện Biên Phủ thất thủ đến thủ đô Pháp vào trưa ngày 7 tháng 5 năm 1954, thủ tướng Lanien (Joseph Laniel) xuất hiện trước Quốc Hội Pháp với bộ đồ đen, giọng nói nghẹn ngào… Trừ các nghị viên Cộng Sản và một số nghị sĩ cấp tiến, toàn bộ cử tọa đều đứng dậy. Hội trường lặng phắc bật lên tiếng nức nở của một nữ nghị sĩ. …Vô tuyến truyền hình thay thế toàn bộ các tiết mục buổi tối bằng những dĩa nhạc cổ điển, những khúc tưởng niệm. Một không khí tang tóc bao trùm thủ đô nước Pháp. ..Ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Giơnevơ chuyển sang bàn về chiến tranh Đông Dương.” (ĐHLS tr. 387, 388)

Tóm lại, chiến thắng  Điện Biên Phủ quả thật chỉ để chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17 bằng hiệp định Geneve ký ngày 21 tháng 7 năm 1954, vì thủ tướng Joseph Laniel từ chức. Nghị viên Pierre Mendès-France  có lập trường chủ hòa, muốn đặt ưu tiên vào sự phát triển kinh tế hơn là quân sự như chiến tranh ở Đông Dương. Ông yêu cầu Quốc hội chọn lựa giữa hai giải pháp: rút quân ra khỏi Đông Dương hay gửi quân đi đánh nữa? Kết quả Mendès-France được tới 471 phiếu thuận trên 14 phiếu chống việc chấm dứt chiến tranh. Nên Tổng Thống Pháp là René Coty chỉ định Mendès thành lập chính phủ mới. Mendès tuyên bố sẽ đạt được một hiệp định ngưng chiến ở Đông Dương trong vòng một tháng, tức ngày 20 tháng 7 mà chưa thực hiện được, ông sẽ xin từ chức.

Võ Nguyên Giáp cũng viết như vậy, nhưng thay vì thủ tướng  Laniel từ chức (resigned, theo Wikipedia) thì Giáp viết là “bị lật đổ”  và “với đa số phiếu áp đảo, Quốc Hội Pháp bầu Măngđét Phrăng làm thủ tướng. Và rất nhấn mạnh thời gian: trong vòng một tháng, tức ngày 20 tháng 7 mà chưa thực hiện được, ông sẽ xin từ chức. (D9HLS tr. 401)

Nhắc lại để thấy là những kỳ bầu cử tại các nước Tây phương nhất là  Pháp, Mỹ.. v.v.. đều được khối Cộng Sản chú ý theo dõi kỷ lưởng để hoạch định chiến thuật nhuộm đỏ từ từ của họ.

Kế tiếp, là quyển “Điện Biên Phủ trên không” (ĐBPTK), Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh  như trên trong chiến tranh chống Mỹ, một  trận mà họ gọi là “Mưa bom Giáng Sinh” năm 1972 (The Christmas Bombing) đưa tới ký kết hiệp định Paris cũng khoảng một tháng sau đó.

Thật vậy, chẳng những theo sát lập trường mỗi ứng cử viên tranh cử của mỗi quốc gia như Pháp, Mỹ, tướng Giáp còn xác nhận  đã nghe đài BBC , VOA v.v. và tham chiếu quyển “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” của Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng nữa. Trong  nước (ăn cắp?) in ra và sửa tựa là “Từ tòa Bạch ốc đến dinh Độc Lập” NXb Trẻ TP HCM, 1990 (Điện Biên Phủ Trên Không tr. 34).

Năm nay thủ đô XHCN Việt Nam tổ chức mừng 40 năm chiến thắng  “Điện Biên Phủ Trên Không” với hình ảnh dưới đây và hình trẻ em trèo trên xác máy bay B52 bị bắn rơi được trưng bày tại Bảo tàng "Chiến thắng B52" nhân kỷ niệm 40 năm ngày lực lượng không quân Mỹ ném bom Hà Nội và Hải phòng năm 1972, (Nguồn: BBC, 30 tháng 12, 2012).  Thời gian nầy HCM đã đi gặp thủy tổ Mác-Lê được 3 năm rồi, chỉ còn Võ Nguyên Giáp chỉ huy giàn phòng không nghênh chiến hạ B-52 nên gọi là trận “Điện Biên Phủ Trên Không” (ĐBPTK).

Sự thật là phải nhờ máy bay MIG tối tân và  hỏa tiển SAM của Liên Xô  mới cầm cự nổi B-52. Như tướng Giáp viết: “Đêm 27 tháng 12, Phạm Tuân lái máy bay MIG 21 bất ngờ cất cánh từ sân bay Yên Bái, hạ một B-52 trên vùng trời Tây Bắc (ĐBPTK, tr. 27)
Trong những ngày hội thảo 40 năm nầy, về quân sự, trên youtube lời và hình ảnh phi công Phạm Tuân kể lại trận đánh năm 1972 đó cho các sỉ quan nghe.

Năm nay Việt Nam kỷ niệm 40 năm 'Điện Biên Phủ trên không'
Đó là về quân sự. Còn theo báo Nhân Dân của Đảng CSVN ngày 17/01/2013 có kể rất nhiều thành phần quốc tế tham dự:
Ngày 17-1, tại Hà Nội, Trường ÐH Khoa học xã hội và nhân văn, Ðại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chủ đề "Hiệp định Pa-ri, 40 năm nhìn lại". Tới dự, về phía Việt Nam có các đại biểu nguyên là các đại sứ, cán bộ ngoại giao, thành viên Ðoàn đàm phán về Hiệp định Pa-ri, các nhân chứng lịch sử và nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học.

Về phía quốc tế có các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu chiến lược, lịch sử, quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Pháp và một số trường ÐH Pháp, Ðức và Hoa Kỳ.

 Phát biểu ý kiến khai mạc hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Ðại học Quốc gia Hà Nội,  khẳng định, Hiệp định Pa-ri năm 1973 không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, mà còn là một sự kiện lịch sử, chứa đựng nhiều nội dung về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật đàm phán và các vấn đề quan hệ quốc tế khác. Giáo sư, Tiến sĩ  Nguyễn Văn Khánh nhấn mạnh, bài học về nghệ thuật ngoại giao, đàm phán trong Hiệp định Pa-ri 40 năm về trước vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay.

Hàng chục tham luận tại hội thảo đều khẳng định, Hiệp định Pa-ri năm 1973 không chỉ là cuộc đấu trí can trường trên bàn đàm phán kéo dài gần năm năm, mà còn là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và bền bỉ của nhân dân Việt Nam trên các chiến trường từ nam ra bắc trong suốt 20 năm, mà đỉnh cao là Chiến thắng Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không tháng 12-1972, đập tan âm mưu dùng sức mạnh máy bay B-52 hủy diệt Thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam và buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều khoản do Mỹ đưa ra. (Hết trích)

Trong năm 2012, chúng tôi phân tích tại sao Nixon phải  ra lệnh dội bom 12 ngày của tháng 12 năm 2012? Xin xem lại VNTP bài “Tổng Thống Nixon có công cứu vãn sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa”. Năm 2013 nầy có dịp kiểm chứng lại, cho thấy là đúng.

Tên Nixon tự nhiên vang lừng trong năm 2012 ở cả hai nước Mỹ-Việt

    Tóm tắt là vì Bắc Việt tấn công tuần dương hạm USS Maddox ngày 2 tháng 8 năm 1964 ở vịnh Bắc Bộ (Có miễn thủy lôi trên tuần dương. Võ Nguyên Giáp cũng nhìn nhận việc nầy với Bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara ) mà Thượng Viện Mỹ chấp thuận tới 98 phiếu (Chỉ có 2 phiếu chống), còn Hạ viện không có phiếu chống nào (416-0). Vậy là lưỡng viện Quốc Hội đã như đa số tuyệt đối cho phép Tổng Thống Lyndon B. Johnson dùng biện pháp quân sự nào cần thiết để đối phó Bắc Việt bằng Nghị Quyết Vinh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin Resolution).


Do đó từ năm 1965 Tổng Thống (Dân Chủ) Lyndon Johnson đã dội bom Bắc Việt và đã ngưng để CS Bắc Việt ngồi vào bàn hội nghị ở Paris, nhưng mà Hà Nội còn đòi quá trớn, là “đòi xóa bỏ Việt Nam Cộng Hòa” nữa. Mãi sang tới  thời Tổng Thống (Cộng Hòa) Richard Nixon đắc cử, VNCS bị dội bom vài trận nên không dám đòi rõ rệt như vậy nữa, mà vì biết Quốc Hội thời Nixon thuộc đảng Dân Chủ muốn thắt túi tiền không cho Tổng Thống gây chiến tranh để rút quân về bằng mọi giá và đem được gần 2,000 tù binh về Mỹ mà thôi nên Hà Nội cứ vừa đánh vừa đàm chờ Nixon ra khỏi Tòa Bạch Ốc.

Nổi bậc trong đảng Dân Chủ là Thượng Nghị sĩ George McGovern đại diện Tiểu bang South Dakota. Ông nổi danh vì là người ngồi cả 20 năm trong Quốc hội Mỹ mà là người đầu tiên lên tiếng chống chiến tranh Việt Nam. Ông tuyên bố rằng Mỹ không đem tiền của, sinh mạng con dân đi chết cho một chế độ tham nhũng! Do đó McGovern được đảng Dân Chủ chọn tranh ghế Tổng Thống với đương kim Tổng Thống Richard Nixon năm 1972 (nhiệm kỳ hai).

McGovern được cả hai vợ chồng Bill và Hillary Clinton phụ tá rất đắc lực trong chiến dịch tranh cử nầy.  Mặc dù ông tố cáo chính phủ Nguyễn Văn Thiệu không xứng đáng để ủng hộ và tuyên bố sẽ rút quân khỏi Đông Dương nếu ông đắc cử. Nhưng George McGovern lại thất cử quá nặng nề với số phiếu cử tri đoàn quá ít, chưa hề xảy ra trong lịch sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: Ông chỉ thắng phiếu ở quận Columbia-DC và Boston tiểu bang Massachusetts –nơi bản địa của TNS John Kerry, vừa được Tổng Thống Barack Obama bổ nhiệm  làm Bộ trưởng Ngoại giao thế bà Hillary Clinton—

Cựu ứng cử viên George McGovern vừa tạ thế ngày 21 tháng 10 năm nay, thọ 90 tuổi. (19.7.1922---21.10. 2012).

Dịp nầy, báo chí Mỹ, các đài truyền hình như ABC, cứ mỗi 5,10 phút là loan tin McGovern tạ thế, rồi chiếu cảnh vận động tranh cử năm 1972,  có lời bà vợ  tỏ ý tin tưởng sẽ là đệ nhất phu nhân, lời ứng cử viên McGovern tuyên bố kế hoạch ngưng chiến tranh của ông với những tràng pháo tay hoan hô vang vội của đảng Dân Chủ.

 Loan tin McGovern từ trần nhiều mà TV nhắc tới Nixon cũng không ít, vì  con số phiếu Tổng Thống Nixon tái đắc cử lớn nhất trong trên 200 năm lập quốc, là tới 520 phiếu cử tri đoàn (trong khi chỉ cần 270 phiếu là thắng cử); còn George McGovern chỉ có 17!  Ngày 21.10.2012 và cà tuần sau đó, cứ mỗi 5, 10 phút là TV, Radio Mỹ ầm ỉ những lời tuyên bố lẫn con số phiếu đắc cử “vĩ đại” của Nixon!

Nêu chi tiết như vậy để ta thấy người Mỹ tuy theo chủ nghĩa cá nhân, nhưng họ rất trọng danh dự của đất nước. Họ không chịu chính trị gia đầu hàng Cộng Sản vô điều kiện, nên Nixon cũng hứa “sẽ rút quân về, nhưng về trong danh dự” là thắng phiếu to lớn không ngờ.

Vậy là tên người chết 18 năm trước mang tên Richard M. Nixon (9.1.1913-- 22.4.1994) tự nhiên được lôi ra vang rền vì một đối thủ chính trị mới vừa chết ở Mỹ.

Còn ở Việt Nam thì mừng 40 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của Võ Nguyên Giáp cũng đưa tên Nixon ầm ỉ trong cuộc hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Ðại học Quốc gia Hà Nội.

Dân Bắc Việt thời chiến tranh và thế hệ trẻ bây giờ nghe Mỹ dội bom chết người Việt Nam như vậy thì thù hận ngút trời.  Nhưng chỉ vì trong hòa đàm Paris bắt đầu từ năm 1968, Bắc Việt cứ đòi xóa bỏ chính phủ VNCH, rồi bỏ họp! Ngày nay biết VNCH tự do sung sướng bội lần hơn XHCN miền Bắc của Hồ Chí Minh, nên đọc bài nầy để hết hận thù Mỹ mà nhìn biết ai là kẻ thù đích thực!

Đâu là “Đạo Đức Hồ Chí Minh” ? Hẳn quí độc giả thế hệ trẻ chờ mãi mà không thấy gì liên quan đến “Đạo Đức Hồ Chí Minh” như chủ đề bài nầy? Xin bình tỉnh theo dõi sẽ thấy “ly kỳ hấp dẫn” lắm. Sắp vào đề rồi đây.

Trong cuộc trao đổi với đài BBC Việt ngữ trung tuần tháng 01/2013, nhân đánh dấu tròn 40 năm Hòa đàm Paris được ký kết (1973-2013), nhà nghiên cứu trong nước, ông Lữ Phương, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa của Mặt trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) cho hay Mặt trận và phe Cộng sản Bắc Việt có 'thực sự' tính đến một 'kịch bản hòa giải' thông qua việc sử dụng một lực lượng trung lập được gọi là 'lực lượng thứ ba.'
Về các nhân vật tham gia đàm phán thuộc phe cộng sản và đồng minh ở miền Nam tại Hòa đàm Paris 1973, ông Lữ Phương đánh giá vai trò của ông Lê Đức Thọ là "quyết định" và "tài giỏi, xoay xở," trong khi vai trò của bà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình (thuộc MTDTGPMN) chỉ là người đơn thuần "thực hiện một kịch bản" của Hà Nội và bản thân ông Thọ..

Để dễ theo dõi và đo lường “công hay tội” của Nixon-Kissinger, xin nhắc lại những sự kiện xảy ra và những tổn phí mà Nixon dám làm trong lúc bị Quốc Hội chống đối. Trong khi Hà Nội theo dõi biết ứng cử viên McGovern muốn rút quân về vô điều kiện, dù phải giao miền Nam cho Hà Nội.  Nên Lê Đức Thọ cứ trù trừ mong cho Nixon bị “tống” ra khỏi tòa Bạch Ốc. Và khi đang họp ở Paris, Lê Đức Thọ tự nhiên bỏ về Hà Nội. Về bằng phương tiện gì? Phương tiện nầy liên hệ đến Hồ Chí Minh ra sao?

 Võ Nguyên Giáp trả lời trong sách “Điện Biên Phủ Trên Không”
Rằng: “Chiều ngày 18 tháng 12 năm 1972, chiếc chuyên cơ BH195 đưa anh Lê Đức Thọ đáp xuống sân bay Gia Lâm lúc 16 giờ 45 phút. Cũng khoảng thời gian ấy,  Níchxơn  gửi công hàm như một tối hậu thư, hạn trong 72 giờ ta phải trở lại bàn đàm phán theo những điều kiện của Mỹ.” (“Điện Biên Phủ Trên Không”, Võ Nguyên Giáp, tr. 13).

Trong bài “Tổng Thống Nixon có công cứu vãn sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa”, chúng tôi rất đồng ý với tác giả Trọng Đạt sau khi kể lại mục đích của trận đánh, diễn tả từng ngày của trận dội bom, còn tham chiếu vài tác giả khác và kết luận là:

 “Trong trận oanh tạc long trời lở đất mùa Giáng Sinh năm 1972, Nixon đã một công đôi chuyện, vừa bắt BV trở lại bàn hội nghị và vừa đánh phá tan tành hạ tầng cơ sở miền Bắc: phi trường, nhà ga, kho hàng, tiếp liệu bị hủy hoại. Nixon đã đánh  BV tan nát để sau khi Mỹ rút đi họ sẽ không có khả năng xâm lược miền Nam, như thế ông ta cũng đã làm hết sức mình để cứu vãn sự sụp đổ của VNCH.”

Nixon phải cho dội hai trận bom ở Việt Nam năm 1972 để nâng cao ý chí VNCH. Hoa Kỳ muốn VNCH phải thắng để lấy ưu thế tại bàn hội nghị--y như chiến thuật của phe Cộng Sản HCM-Võ Nguyên Giáp trong trận 55 ngày Điện Biên Phủ để ngồi vào bàn hội nghị Geneve 1954—Cho nên trong tháng 12 năm 1972, Nixon phải cho hai lần oanh tạc CSVN, lần thứ nhất là Chiến dịch Linebacker I để trừng phạt CS gây ra “Mùa hè đỏ lửa”, mà chính Võ Nguyên Giáp cũng nhìn nhận trong  “Điện Biên Phủ Trên Không”.rằng: “Đặc biệt , từ tháng 5 năm 1972, để gây sức ép với ta trên bàn đàm phán, Níchxơn ra lệnh mở chiến dịch không quân Lainơbếchcơ, (tiền vệ) dùng B.52 trút hàng trăm ngàn tấn bom hòng ngăn chận sự chi viện mạnh mẽ của miền Bắc cho miền Nam .” (ĐBPTK tr.11). Vậy có phải Nixon có công cứu vãn VNCH không? Vì sự sụp đổ của miền Nam đã do Quốc Hội Mỹ, đảng Dân Chủ sẳn sàng dâng cho CS lâu rồi, điển hình là TNS George McGovern cùng tháng 5/12 đó là mùa vận động tranh cử đã thẳng thừng tuyên bố bỏ rơi Đông Dương. Vậy  mà Nixon dám mở Chiến dịch Linebacker I, dùng B-52 yểm trợ VNCH không sợ bị dân chúng Mỹ tức QH Mỹ sợ tốn kém mà bỏ phiếu truất ghế Tổng Thống khi cuộc đầu phiếu chỉ còn 6 tháng nữa thôi, tức tháng 11/1972. Thật sự là một can đảm phi thường để giúp đồng minh, không sợ mất ghế Tổng Thống!

Còn trận thứ nhì là  Chiến dịch Linebacker II . Đây là chiến dịch oanh tạc của không quân nhằm vào Bắc Việt  trong giai đoạn chót của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam từ 18-12 tới 29-12-1972. Nhưng  Lê Đức Thọ bỏ họp, Nixon phải ra tối hậu thư để buộc Hà Nội trở lại bàn hội nghị Paris. Và. Tổng Thống Nixon đã cho kẻ thù thấy “hậu quả nghiêm trọng” 3 ngày sau tối hậu thư y như Võ Nguyên Giáp tả trong  “Điện Biên Phủ Trên Không”.

Chỉ khác là, Võ Nguyên Giáp kể rằng mình thắng, còn Nixon và sử sách Hoa Kỳ chứng minh là Cộng Sản thua vì sau khi dội bom vừa đủ thắng, Nixon không muốn dồn chó điên tận chân tường, nên ĐT cho Hà Nội, “mời” trở lại Paris thì sẽ ngưng dội bom, lúc nầy vì cơ sở quân sự và vũ khí đã bị hủy diệt hết rồi, nên Hà Nội phải OK. Cho nên khi  Nixon cho ngưng dội bom ba ngày trước cuối tháng 12 năm 1972 thì Lê Đức Thọ phải lẹ lẹ tới Paris tiếp tục dự hội nghị và ký Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, tuy bất lợi cho VNCH, nhưng Nixon đem được tù binh Mỹ về, trong đó --có John McCain—như lời hứa khi tranh cử với McGovern năm 1972.

Và như đã trình bày trên, Mỹ chỉ tiêu hủy khu quân sự và cầu, đường, còn những nơi đông dân như Hà Nội, Hồ Gươm còn y nguyên, B-52 không hề biến Hà Nội thành thời đồ đá như tuyên truyền. Số chết cũng chỉ trên 1000 người (Con số do chính Võ Nguyên Giáp nhìn nhận trong ĐBPTK  (tr. 24, 25),  tuy là một nổi đau, nhưng không thể tránh được trong chiến tranh.  Chỉ có một cánh của bệnh viện Bạch Mai bị sập, chết nhân viên, còn bệnh nhân đã được chuyển đi trước hết rồi. Sở dĩ BV Bạch Mai bị vì tại sao Hà Nội ngu xuẩn lập bệnh viện chỉ cách khu quân sự có 200m? Phải chăng là một “ngu xuẩn” cố ý để đạt mục đích chính trị của tên MA ĐẦU HỒ CHÍ MINH?

“Ma Đầu Hồ Chí Minh” là tựa sách của tác giả Hoàng Quốc Kỳ, do Mặt Trận Quốc Dân của cựu Nghị sĩ VNCH Phạm Nam Sách xuất bản năm 1995 tại Cali. Theo giới thiệu  ở trang đầu, tác giả Hoàng Quốc Kỳ là bút hiệu của ông Nguyễn Ngọc Nga, một cán bộ Cộng Sản, người miền Nam, tập kết ra Bắc, được đi Liên Xô học Nga ngữ đầu tiên, tốt nghiệp xuất sắc nên được chọn vào làm việc kề cận Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đảng CSVN. Nhờ đó mà ông được biết nhiều chuyện thâm cung bí sử của “Ma Đầu Hồ Chí Minh” được gói trong 200 sách, chia ra 15 chương, kể hết những  ghê tởm từ thời còn là Nguyễn Ái Quốc và phe cánh của ông ta, để chương 15 cuối cùng có tiểu đề đổi tên Ái Quốc thành “Tên Phản quốc” . Hoàng Quốc Kỳ hiện định cư ở  South Melbourne Victoria, Úc Đại Lợi.

Để giúp thế hệ trẻ trong nước được điểm cao trong bài  thi “Đạo Đức Hồ Chí Minh”, chúng tôi xin chỉ nêu hai cái cánh của con Ma Đầu Hồ Chí Minh sai bay vào Nam thành Quỷ Vương miền Nam như thế nào? Hai cái cánh đó là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Những chuyện tình thiên vị. (từ tr.40) là tiểu tựa của Chương thứ 5 quyển “Ma Đầu Hồ Chí Minh”. Nhiều người được tác giả  Hoàng Quốc Kỳ cho vào chương nầy và cho là “Đủ thấy bộ mặt dơ dáng của bè lũ Hồ Chí Minh rồi” . Vậy chúng tôi xin hai nhân vật trên vì Hà Nội vừa nhắc “40 năm (1973-2013) nhìn lại HĐ Paris mà Lê Đức Thọ đóng vai quyết định, lại được chung giải Nobel Hòa Bình năm 1973 với Henry Kissinger.

Lê Duẩn: Lê Duẩn, cưới vợ lúc ngoài hai mươi tuổi, đã có một bầy con ở Quảng Trị. Hai mươi năm sau, vâng lệnh Hồ Chí Minh vào Nam để gài tay chân hòng áp đặt chế độ Bắc Trị mai sau. Vừa tới nơi, chưa kịp công tác gì, Lê Duẩn thả dê ngay. Hắn gãi đầu gãi tai than thở với Bí thư Hội phụ nữ cứu quốc Nam bộ Nguyễn Thị Thập—mụ tú bà thờ đại Hồ Chí Minh được thăng quan tiến chức bằng thành tích lừa đão gái tơ làm bé cho bọn cu-li gặp thời—rằng: “Mải làm cách mạng cho nên tới giờ nầy, đã đeo kính lão rồi mà chưa có thì giờ lo chuyện vợ con. Với cương vị lãnh đạo phụ nữ trong vùng nầy, đồng chí tìm cho tôi một người vợ đủ công dung ngôn hạnh.. Công lao của đồng chí sẽ được khen thưởng xứng đáng. Tôi sẽ thỏa mãn mọi nguyện vọng của đồng chí mà khỏi cần báo cáo với trung ương. ..” Thập hớn hở cười cầu tài: “Chuyện vợ con dễ ợt hà. Trong tay tôi sẵn có đến hàng triệu phụ nữ kia mà. Nhưng cái khó là chị em bần cố nông chỉ có cái hạnh là "trung với Đảng, hiếu với dân" theo lời dạy của Bác Hồ thôi, chứ học hành, ăn nói, thêu thùa, nấu nướng dỡ lắm. Lại phải đi cấy suốt ngày, tay chân ngâm bùn, da thịt rám nắng, làm sao đẹp được, chỉ có nước lấy con gái tư sản, địa chủ hay tiểu tư sản là họa may. Vậy là kẹt lập trường giai cấp vô sản mất!

Duẩn vội vàng cắt ngang: “Ấy,…tiểu tư sản, địa chủ hay tư sản mà về tay tôi, tôi cải tạo theo giai cấp vô sản mấy hồi. Trong Bộ chính trị ta, ngoài tôi là công nhân ở cảng Bến Thủy ra, có đồng chí nào xuất thân là vô sản đâu. Theo cách mạng một thời gian, tu dưỡng  rồi đầu hàng giai cấp vô sản là thành vô sản thôi. Khó gì? Chứ lấy bần cố nông không ổn đâu.

Thập nửa đùa nửa thật: “Vậy, bác (Hồ) có rầy, đồng chí chịu à nghen. -- Đồng chí yên tâm. Nếu không quý không tin tôi, sao bác giao cho tôi quyền lãnh đạo một nửa nước?

Sau khi tuyển lựa kỹ càng, Thập chấm Thùy Nga, thành phần địa chủ, Bí thư Hội Phụ Nữ Cứu Quốc tỉnh Cần Thơ mà Thập cả quyết là hắn (Duẩn) sẽ hài lòng.

Quả nhiên, Duẩn đã chết đứng khi lần đầu trông thấy Thùy Nga. ..Cu-li nào mà chả mê công chúa…Nhưng khi Thập tán tỉnh mai mối, Thùy Nga rất khó chịu .Nga chê Duẩn già, xấu, quê mùa và nghi hắn đã có vợ.

Nghi thì Duẩn thề xạo. Chê thì Thập ép uổng. Để chắc ăn, Thập còn lôi các bà trong Ban chấp hành Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ hùa vào ép tiếp.

. Dụ dỗ, lừa lọc mãi không được, Duẩn nóng máy giở trò lưu manh hạ lệnh cho Thập và bọn đàn em bố trí để hắn hiếp dâm Thùy Nga. Cái ngàn vàng mất rồi, Thùy Nga chỉ còn biết khóc hận và ở với Duẩn.

Lê Đức Thọ: Việc của Duẩn vừa xong, Thập phải tiếp ngay Lê Đức Thọ từ Bắc mới vào. Cũng như đàn anh Lê Duẩn, Thọ ta chưa công tác vội, nhào đi kiếm gái cái đã. Được ai dạy cách xưng hô theo miền Nam, Thọ không gọi Thập bằng đồng chí mà gọi bằng chị Mười. Thập khoái trá, thân mật gọi Thọ bằng anh Sáu. Nghe Thọ kể lể nỗi niềm đơn côi, Thập sửng sốt không hiểu vì sao lời lẽ của Thọ lại rập khuôn với ngôn từ của Duẩn như một bản sao.

          Tác giả Hoàng Quốc Kỳ kể đến đây rồi có ý kiến “Thế mới biết trò lường gạt, đạo đức giả của bọn cộng sản giống nhau đến mức lạ lùng. Vậy mà có bà phu nữ ngây thơ lại khen: “Tội nghiệp! Mấy ông miền Bắc hy sinh đi làm cách mạng cho dân hưởng, chẳng lo gì đến hạnh phúc của riêng mình.”

Lần nầy Thập kẹt cứng. Trong hàng vạn đoàn viên phụ nữ không ai bằng Thùy Nga, nhưng Thọ thì ước vọng một người tài sắc hơn! Dắt về cả chục cô, Thọ xua tay lắc đầu lia lịa. Ban chấp hành Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ triệu tập các bà bí thư các tỉnh về họp bất thường xoành xoạch. Về sau mới vỡ lẽ, Thị Thập sai các bà  Bí thư đàn em đi lùng gái tơ dâng cho Thọ. Sau cả năm trời tìm kiếm, Bí thư Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Bạc Liêu mò ra được người đẹp Nguyễn Thị Chiếu ở Bạc Liêu [Vậy Thọ cũng xứng đáng hưởng Nobel Hòa Bình về săn bắt gái tơ miền Nam!]

Lê Đức Thọ chết lăn chết lóc với cô Nguyễn Thị Chiếu. Ông Hoàng Quốc Kỳ nói cứ theo lời khen bất hủ của Thập mà dân kháng chiến thời đó còn nhớ như in thì đủ biết Chiếu lộng lẩy cở nào: “Tôi là đàn bà mà thấy cổ tôi còn phát mê. Hèn gì mà ông Sáu hổng chết lăn chết lóc sao được.” Thôi cứ tạm ngưng nơi đây để theo dõ chuyện Thùy Nga trước.

 (Ma Đầu Hồ Chí Minh, tr. 45—48) (Tạm hết trích) 

Nông dân đấu tố địa chủ náo loạn cung đình Hà Nội

Cả hai con yêu râu ..đỏ Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khi vào Nam đều đã chết đứng khi thấy sắc đẹp đài các của phụ nữ miền Nam, nên trả bài thuộc lòng “nói láo là không vợ” của già Hồ ngoài Bắc.  Rồi như Lê Duẩn, hiếp dâm con gái địa chủ miền Nam tên là Thùy Nga, để ép nạn nhân rơi vào "chuyện đã rồi", bắt buộc phải nhận con quỷ râu xanh làm chồng.

Theo tác giả Hoàng Quốc Kỳ, “năm 1955 Lê Duẩn đưa Thùy Nga và hai con gái ra Hà Nội sống một nơi bí mật. Không biết kẻ nào xấu bụng mật báo cho vợ cả của Duẩn  dàn . một trận đánh ghen tơi bời. Hồ phải đích thân can gián thế nào cũng không được. . Duẩn mang Thùy Nga đi dấu ở đâu cũng không xong. Mụ vợ cả xục vào tất cả các biệt thự dọc đường Hùng Vương và Phan Đình Phùng là nơi dành riêng cho Bộ chính trị. Đến công an lùng bắt phản động cũng chưa rùng rợn bằng lực lượng "nhân dân" vô sản nầy! Cuối cùng rồi mụ cũng tóm được cả ổ. Mụ thâm độc bắt giữ hai đứa con gái của Thùy Nga để làm con tin và đuổi Thùy Nga ra khỏi biên giới Việt Nam. Mụ trắng trợn đe dọạ,  nếu Duẩn dám cả gan đưa vợ bé về miền Nam để tiếp tục tằng tịu với nhau thì mụ sẽ hành hạ hai đứa bé. Có muốn yên thân thì Duẩn phải ở lại miền Bắc, còn Thùy Nga phải lưu vong một mình, ở nước nào tuỳ thích. Dữ dằn như Lê Duẩn mà phải thua mụ nông dân già đấy. Hắn đành thu xếp để Thùy Nga lưu vong một mình. Sau  khi cân nhắc kỹ giữa Tàu và Nga, Duẩn đã chọn Tàu, vì hắn nghĩ đở nguy hiểm hơn. Vì gửi vợ ở Liên Xô , nhỡ bọn KGB dâm dật giở trò bỉ ổi ra, biết kiện ai?” (Hết trích)
Duẩn phải cầu cứu đến ...đạo đức của Hồ chủ tịch.

Hồ Chí Minh là “Kiến trúc sư” của chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đầy máu lệ của địa chủ vào đầu thập niên 1950s ở Bắc Việt. Kể cả màn dạy bần cố nông đấu tố địa chủ nữa.

Thì Thùy Nga thuộc giai cấp địa chủ bị đấu tố rất văn minh hơn nhiều!!

Như ta thấy trên đây, sức mạnh của giai cấp vô sản thật vô song!
Đến đổi chính “Hồ Chí Minh phải đi năn nỉ Mao Trạch Đông cho gửi vợ bé của Lê Duẩn qua Tàu vào học viện Mác-Lê tận tỉnh Thiên Tân.cho an toàn một kế hoạch giấu Thùy Nga. Chứ ở Bắc Kinh có cả trăm thằng VC mà hơn ai hết, tên cộng sản mang thẻ đảng viên số 2 Lê Duẩn biết cái tâm địa thú vật của đám đồng chí của hắn rành rẽ lắm, nên không gửi trứng cho ác. Rồi mỗi năm đôi bận Hồ cho phép Duẩn dùng máy bay của Hồ mang bí số BH-195 (BH là Bác Hồ, 195 là ngày 19 tháng 5, ngày sinh của Hồ, viết gộp lại) để Lê Duẩn bay sang Trung Quốc lén  thăm vợ bé. Tác giả còn giải nghĩa:
  Chính  Hồ đã che chở, giúp đở cho Lê Duẩn "vượt giai cấp", "phá lập trường". .” (MĐHCM, tr. 54,55)

"Đồng Bằng Gai Góc" của Xuân Vũ.

.Nhà văn miền Nam tập kết ra Bắc là ông Xuân Vũ ở Texas, năm 1996 có gửi tặng chúng tôi quyển "Đồng Bằng Gai Góc" , trong phần về sự xa xí phí phạm công quỷ của chế độ “vì dân nghèo”, tr.101, ông viết: "Tổng Bí Lê Duẩn có vợ bé bị vợ lớn đánh đuổi phải đem gởi cho Mao chủ tịch, mỗi lần sang thăm vợ bé, tốn ít nhất là mười năm lợi tức của một Xã viên".

Có phải đây là gương "cần, kiệm, liêm, chính" và "chí công vô tư" mà hiện toàn Đảng toàn quân trong nước đang được học tập về "đạo đức Hồ Chí Minh"?

Đồng thời, cũng năm 1996 Hà Nội xuất bản quyển "Hồ Chí Minh, Chân Dung Đời Thường" như để trả lời câu hỏi lịch sử nầy. Sách nhắc lại gương Bác mang dép râu mòn lẳng, đứt quai, phải đóng đinh ba lần bảy lượt  vẫn không chịu thay; áo sờn cổ mà bắt phục vụ phải lộn ra vá đi vá lại cả chục lần chưa chịu bỏ. Sách viết điều đó chứng tỏ lòng yêu nước suốt đời của bác, vì lúc nào bác  cũng nhắc nhỡ "dân mình còn nghèo, các chú phải tiết kiệm, đừng phung phí tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân".

Hèn chi ngày xưa Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu có nói
một câu cũng lịch sử:"Đừng tin những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản  làm".
                              
Hồ nói “CHÍ CÔNG VÔ TƯ”  mà làm thì “CHÍ TƯ VÔ CÔNG” là chuyện cho Lê Duẩn đi máy bay mang bí số BH-195 của mình lén thăm vợ bé.    
     
Hồ Chí Minh làm luật “Một vợ một chồng”, nhưng ông ta không trừng trị song hôn nhan nhãn, cả tội gian dâm, hiếp dâm trắng trợn mà chẳng những đã bao che, Hồ còn trọng dụng, phong chức cao cho bọn tội phạm đó như Lê Duẩn là Tổng Bí thư, Lê Đức Thọ lên Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng.

Khi đọc Hoàng Quốc Kỳ, rồi đọc “Đồng Bằng Gai Góc” thập niên trước, chúng tôi điện thoại hỏi tác giả Xuân Vũ,  nhà văn Tập kết ra Bắc rồi “Tung cánh chim tìm về tổ ấm” miền Nam (nổi tiếng với “Xương Trắng Trường Sơn”, “Đường Đi Không Đến” được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao giải nhất Văn Chương) ông Xuân Vũ cười ồ, rằng chuyện Lê Duẩn bị bà vợ vô sản đánh ghen đến đổi Hồ Chí Minh phải đem qua Tàu giấu dùm, rồi còn cho máy may lén đi thăm vợ bé bất kể mồ hôi nước mắt nhân dân đó, ở Hà Nội ai cũng biết, tại chị ở miền Nam không  biết đó thôi.

Lúc ấy chúng tôi thấy sách “Ma Đầu Hồ Chí Minh” đúng quá, vậy còn nhiều chuyện lịch sử cần khai thác nữa, như về Lăng Tẩm HCM, nhưng vẵn còn ngờ ngợ.

Mãi đến năm 2007 đọc sách “Điện Biên Phủ Trên Không” kể đoạn Thọ đang họp ở Paris, tự nhiên bỏ về Hà Nội, Giáp viết: “Chiều ngày 18 tháng 12 năm 1972, chiếc chuyên cơ BH195 đưa anh Lê Đức Thọ đáp xuống sân bay Gia Lâm lúc 16 giờ 45 phút. Cũng khoảng thời gian ấy,  Níchxơn  gửi công hàm như một tối hậu thư, hạn trong 72 giờ ta phải trở lại bàn đàm phán theo những điều kiện của Mỹ.”  Còn cước chú: Đây là chuyên cơ dành riêng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh nên được mang ký hiệu BH (Bác Hồ) và ngày sinh của Người (19-5) (“Điện Biên Phủ Trên Không”, Võ Nguyên Giáp, tr. 13).

BH195 tương đương chiếc Air Force One của tòa Bạch Ốc vậy, thì quả đúng, ta đã tìm được 100% Đạo Đức của con Ma Đầu Hồ Chí Minh để trả lời “Nhìn lại trận Điện Biên Phủ Trên Không thấy gì về Hồ Chí Minh? Còn tìm thấy “Chân lý không bao giờ thay đổi” của HCM nữa. Nầy nhé: Lê Đức Thọ là anh ruột của Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Bộ Công An đầu tiên của XHCN, truyền thừa đến nay là Công An đánh người chết rồi bảo xác chết..tự treo cổ tự tử, năm 2011 có 12 trường hợp, năm 2012 lên 13 trường hợp được báo cáo. HCM có câu thần chú tình yêu: “Miền Nam trong trái tim tôi” rồi đưa vào Nam anh em Lê Đức Thọ và  Lê Duẩn đã có kế hoạch “cưỡng chiếm” miền Nam cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vậy “Chân lý đó , 68 năm rồi (1945—2013), không bao giờ thay đổi.”

Quà Xuân Quý Tỵ tặng Tứ trụ triều đình Sang-Trọng-Hùng-Dũng

Ngày 27 tháng 1 năm 2013

Nguyễn Việt Nữ 
                                                                             

No comments:

Post a Comment