Sunday, January 20, 2013

CHUNG QUANH VẤN ĐỀ: VĂN NGHỆ CÓ THỰC THI CHÍNH TRỊ KHÔNG?

 Lý Tống bắn vào điểm tử của Nghị Quyết 36 VC
TÔN NỮ HOÀNG HOA -  Viết về chiến tranh hay những liên quan giữa văn nghệ và chính trị là những vấn đề không đơn giản. Người viết không thể đứng trên tình cảm riêng tư để nhận định về một sự việc có tính cách lịch sử. Vì thế chúng ta cần phải nhận định lại về những ý kiến cho rằng “chống đối văn công nghệ sĩ từ Việt Nam qua tức là chống đối csVN thì thật là nông cạn và ấu trĩ”. Đối với bạo quyền của Việt Cộng từ “Đề Cương Văn Hóa” 1943 ra đời cho đến nay thì vấn đề văn nghệ, văn hóa là :

1. Một trong 3 mặt trận (Kinh tế, Chính trị và Văn Hóa) mà ở đó người cộng sản phải hoạt đông.

2. Người cs không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà cò phải làm văn hóa nữa.

3. Đảng tiên phong thì phải lãnh đạo văn hóa, văn nghệ tiên phong.

4. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, văn nghệ đảng mới có ảnh hưởng dư luận.

Từ đó, để hưởng ứng đề cương văn hóa 1943 của đảng người dân đã hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp, một số người tham gia vào Mặt Trận Việt Minh, Tổ Chức Văn Hóa Cứu Quốc để cuối cùng bị VC lừa bịp dàn dựng một xã hội chủ nghĩa cs.

Điễn hình là nhạc sĩ Văn Cao sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội… và trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc VC. Chính những bài ca tuyên truyền này đã thúc đẩy dân chúng VN đi vào con đường bất hạnh trên chiêu bài kháng chiến chống Pháp.

Tiếp đến năm 1957 trước khi thực hiện dã tâm xâm chiến Nam Việt Nam, VC Trường Chinh đã khẳng định lại trách nhiệm của người làm văn nghệ dưới chế độ csVN : ” Ở bất cứ một chến độ nào văn nghệ cũng phải phục tùng chế độ. Vì chính trị là lực lượng lãnh đạo , là bộ máy điều hành toàn bộ xã hội, là có những công cụ bạo lực và pháp luật buột tất cả mọi người phải theo ”

Sau 1956, trong cuộc xâm lăng Nam VN, nhiều văn công cs cũng đã có mặt cùng khắp trên chặng đường mòn Hồ Chí Minh và trong những triền núi đìu hiu của dãy trường Sơn là những nơi mà Bắc Bộ phủ csVN đã điều động xương máu con dân VN để đi xây mộng bá chủ hoàn cầu của cs Quốc Tế Liên Sô.

Người dân ở miền Bắc hay những ca sĩ của VC hiện nay không ai lại không thuộc lòng bài ca Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây mà lời nhạc như sau:

……Ðông sang tây không phải đường như

Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo

Ðông Trường Sơn, cô gái “ba sẵng sàng” xanh áo

Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.

Từ nơi em gửi đến nơi anh

Những đoàn quân, trùng trùng ra trận

Như tình yêu nối lời vô tận

Ðông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn..

(Thơ: Phạm Tiến Duật – Nhạc: Hoàng Hiệp)

Nếu bảo văn nghệ không làm chính trị thì những bài ca này đang kêu gọi gì đây? (Những đoàn quân, trùng trùng ra trận.Như tình yêu nối lời vô tận.Ðông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn)..

Sau khi xâm lăng Nam VN, VC đã thất bại thê thãm trong việc cầm cân nẫy mực lãnh đạo nước nhà . Do đó một nghị quyết ra đời với chiêu bài “Đổi mới” phải mở cửa xin xỏ ngừơi tỵ nạn cs về nước để hà hơi tiếp sức cho một chế độ đang ngộp nước. Từ đó đẻ ra chiêu bài giao lưu văn nghệ văn hóa văng gừng. Tuy nhiên trên đoạn đầu của Nghị Quyết 05 của Bộ Chính Trị trong Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986) vẫn khẳng định như sau :” Từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là sau Cách mạng tháng Tám thành công, văn hóa văn nghệ Việt Nam đã trở thành một bộ phận khắng khít của cách mạng, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh dành độc lập tự do cho Tổ Quốc, xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân, văn hóa văn nghệ phát triễn mạnh mẽ..”

Theo đó thì mọi ngừơi tham gia trong lãnh vực văn hóa văn nghệ bắt buột phải đi theo đường lối của đảng mới có giấy phép hoạt động.

Chiêu bài đổi mới và giao lưu của VC không ngoài mục đích kêu gọi hòa hợp hòa giãi với người Việt không chấp nhận chế độ cs tại VN. Thê thãm hơn VC đã van xin ngừơi tỵ nạn tại hải ngoại đừng chống đối chúng và cố gắng nói lời tốt đẹp cho chúng trước các quốc gia định cư (nghị quyết 36).

Trong khi đó những văn công ca sĩ của chúng ra hải ngoại ca bài con cá “Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt” để khích động lòng thương nỗi nhớ nhung về một quê hương đã ngút ngàn xa tắp của Người Việt tỵ nạn cs tại hải ngoại.

Những lời ca chỉ đạo cho ca sĩ ca hát ở hải ngoại đi từ đề cương văn hóa 1943 , từ nghị quyến 05 của Bộ Chính trị như hình ảnh quê hương là chùm khế ngọt là con diều bay là cái cảnh đò chiều khua mái êm đềm thì tại hải ngoại những người làm văn nghệ bứơc ra từ lòng dân tộc, không có đề cương , không nghị quyết đã vạch trần sự lừa bịp văn nghệ tuyên truyền của ca sĩ từ VN qua bằng những bài nhạc với lời ca vạch trần sự đau thương của một quê hương điêu tàn đổ nát khi họ tìm về.

Nữ Nhạc Sĩ Lê Tín Hương trong sáng tác nhạc phẫm của cô “Con Đường Tôi Về ” qua tiếng hát của cố ca sĩ Ngọc Lan đã cho chúng ta nỗi ngậm ngùi sâu lắng khi nhìn thấy sự đau thương của một quê hương đổ nát tình ngừơi theo you tube sau đây :

Như vậy thì VC năm xưa và VC bây giờ có khác nhau đường lối lãnh đạo không? câu trả lời rất rõ ràng VC không bao giờ thay đổi- Vẫn như cũ- Có khác chăng là đường lối tuyên truyền phải thích hợp với hoàn cảnh để đạt được mục tiêu chính trị.

Đó là sự thật hiễn nhiên mà không một người Việt Chống Cộng nào có thể phủ nhân sự thật này.

Bất cứ một xã hội nào có tự do dân chủ đều có một nền pháp luật vững chắc rõ ràng. Bất cứ một tập thể chống Cộng nào cũng cần phải có những qui luật rõ ràng để chống lại những kế hoạch bịp bợm của csVN qua những chiêu bài giao lưu văn hóa văn nghệ.

Như vậy chống văn công của csVN từ trong nước ra hải ngoại chính là dập tắt những chiêu bài tuyên truyền hấu xâm lăng tập thể Người Việt tỵ nạn cs tại hải ngoại.

Đó mới chính là một thái độ chính trị trưởng thành, đứng đắn của một lập trường chống Việt gian, VC minh bạch rõ ràng.

Tháng 1 ngày 20 năm 2013

Tôn Nữ Hoàng Hoa

No comments:

Post a Comment