Sunday, January 6, 2013

Thế Giới Blog Việt Nam: Bãi Chiến Trường Dành Cho Các Phe Chống Chọi Giữa Những Người Cộng Sản Đang Cầm Quyền

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không dám nhìn lại hay thừa nhận năm vừa qua là một năm tốt đẹp. Nền kinh tế đất nước gặp lao đao; nhóm lãnh đạo độc tài bị phân rẻ , và sự xuất hiện của các phe phái trong Đảng Cộng Sản với nhầm khuấy động thêm các tiếng nói bất đồng chính kiến trên phương tiện truyền thông xã hội cho mục đích riêng của họ, đã tạo ra một làn sóng phản đối trên mạng mà ngày càng trở nên trầm trọng.

Trong năm qua, các trang blog cố moi móc mọi vết nhơ có thể trong giới cầm quyền Việt Nam, đã tạo ra một trận long trời lỡ đất dày đặc những lời chỉ trích chống lại đám thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một trang blog, Quan Làm Báo, xuất hiện vào mùa xuân, đã đăng lên những lời cáo buộc về các mối quan hệ mờ ám giữa vụ doanh thương lớn và các thành viên trong gia đình Thủ tướng. Quan Làm Báo đã cáo buộc, chẳng hạn, cho rằng cô con gái 34 tuổi của Thủ tướng, Nguyễn Thanh Phượng, một chủ giám đốc đầu tư có bằng đại học Thụy Sĩ, đã ra tay đấu thầu các hợp đồng giùm cho ông bầu đầy tai tiếng Nguyễn Đức Kiên, người bị bắt về các tội ăn bẩn vào tháng Tám. Phượng cho đến nay vẫn kịch liệt phủ nhận tất cả các cáo buộc, và các cuộc tấn công nhắm vào Phượng đã lan truyền chấn động đến nỗi ông Tường Vũ, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Oregon, phải nhận định rằng đây chắc chắn là do “một nhóm hay lợi ích nào đó chủ trương, muốn Thủ tướng rời chức.”

Vào khoảng tháng 9, Thủ tướng đã thấy quá đủ với trang blog Quan Làm Báo và đã ký ngay một sắc lệnh hành chính số 7169, hướng dẫn các cán bộ xiết chặt các bài viết trên các trang blog giống như thế và thêm, nghịch lý hết sức, còn cấm các cán bộ không được ghé mắt đọc chúng trước nhất. Một tháng sau, khi Quan Làm Báo hoàn toàn giữ yên lặng, nhưng cái phong cách can đảm của nó đã lan truyền sang các nhà viết báo đến nỗi họ đã thiết lập các trang blog ẩn danh khác, đăng lên các bài viết mà chính họ không thể nào công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát. “Các phe đối thủ trong đảng đã cố gắng sử dụng các trang mạng blog để đối phó với các phe phái khác “, ông Vũ nói. “Nhưng bây giờ thế giới blog đó đã hoàn toàn vượt khỏi ngoài vòng kiềm tỏa của chính phủ.”

Theo ông Carlyle A. Thayer, cựu giáo sư khoa học chính trị tại Đại học New South Wales tại Canberra và là nhà nghiên cứu về Việt Nam lâu năm, các trang blog mới tạo ra đây đã xây nên “căn nhà bốc cháy và đang được mọi người hưởng ứng ghé đọc.” Trang Dân Làm Báo là một trong những trang blog phổ biến nhất. Trang blog này đã đạt nửa triệu lượt người vào xem vào ngày 12-9, ngày mà Thủ tướng ban hành sắc lệnh chống viết blog, dựa theo lời bức thư ngỏ của ban biên tập phổ biến. Bức thư cũng có nói: “Các cộng sự viên của chúng tôi không chỉ bao gồm các nhà báo độc lập và các cây viết tự do, mà còn có các phóng viên từ ban truyền thông chính thức của chính phủ và các mật báo viên từ bên trong chính phủ.” Cùng với trang Dân Làm Báo, các trang blog tương tự như Cầu Nhật Tân và Xuân Diện Hán Nôm, cũng đã đăng tải các bài viết về bất đồng chính kiến, cưỡng bách tái định cư, về lãng phí và hối lộ, về thị trường bất động sản của cả nước đang điêu đứng và ngay cả, về tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thế giới truyền thông xã hội cũng đang trở thành một diễn đàn cho sự bất đồng quan điểm. Trang mạng Facebook đang bùng nổ mạnh tại quốc gia Đông Nam Á này. Theo như lời các nhà phân tích truyền thông xã hội tại trang diễn đàn Socialbakers, nữa năm qua, có gần một triệu người Việt Nam đã tham gia vào hệ thống kết nối Facebook mỗi tháng, làm cho Việt Nam trở thành quốc gia có chỉ số người sử dụng Facebook cao nhất toàn cầu. Trong năm, tổng số người sử dụng, chủ yếu là các người trẻ, sinh sống tại nội thành đô thị và có học thức, đã tăng gấp đôi lên đến 10 triệu người, chiếm 1/9 tổng số dân số, khiến một số nhà báo có tiếng mạnh mẽ nhất đất nước phải dời đô từ việc viết bài đăng tải trên trang blog đến việc phổ biến bài trên trang Facebook. Một trong số này là anh San Trường, được biết với cái tên Huy Đức, người hiện đang là một thành viên của hội Niệm Ấn tại Đại học Harvard. Anh có đến 5.000 người kết bạn và 13.000 người kết nối đường dẫn với anh trên Facebook, nơi anh thường xuyên đăng tải các bài viết bình luận về các cuộc xung đột mới nhất xảy ra giữa Thủ tướng và Chủ tịch đối thủ chính trị Trương Tấn Sang. “Những người như tôi sẽ không cần quay gót lại với phương tiện truyền thông chính thức của chính phủ, thời gian sẽ tồn tại lâu như chúng tôi có thể tranh luận trên kết nối”, anh nói.

Thiếu tài ba thực hiện kinh tế đã làm tăng thêm sự bất mãn trong xã hội. Theo bảng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng Minh bạch Quốc tế, đất nước này đã tuột từ thứ hạng 112 trong năm 2011 xuống thứ hạng 123 năm nay. Nạn bê bối, ăn bẩn trầm trọng đã hoàn toàn thống trị mọi hết thảy tin tức trong suốt năm và cũng đã tạo ra bộ mặt hiện diện trong phong cách phổ biến. Bộ phim truyện truyền hình nhiều tập, Đàn Trời (Heaven Altar) miêu tả đời sống của một bí thư tỉnh bê bối, một doanh nhân và một giám đốc bê bối của đài truyền hình, nhờ đút lót mà họ được vương lên vị trí cao hơn và giàu có hơn, một câu chuyện huyền hoặc giả tưởng thế mà lại trở nên quá thực tế đối với nhiều người Việt Nam. Vào tháng tư, Phạm Thanh Bình, Giám đốc điều hành của công ty Vinashin do chính phủ quản lý, đã bị kết án 20 năm tù do đưa công ty đóng tàu lớn nhất của đất nước đến bờ vực phá sản. Trong tháng Tám, Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt ngân hàng và bóng đá, bị bắt do “kinh doanh trái phép.” Vài tuần sau, cảnh sát của nước láng giềng Campuchia đã bắt được Dương Chí Dũng, Chủ tịch của 1 công ty vận chuyển lớn nhất Việt Nam, Vinalines, người đã từng trước đây bỏ trốn sau khi công ty vỡ nợ hơn 2 tỷ USD, dựa theo lời của các phương tiện truyền thông chính thức của chính phủ báo cáo.

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành giám sát, theo dõi quá trình tăng lạm phát với giá tiêu dùng tăng đến 9,4% trên mức trung bình mỗi tháng năm nay so với năm trước, căn cứ vào số liệu chính thức của chính phủ. Chiến lược kinh tế của chính phủ, thường phụ thuộc nặng nề vào việc vực dậy các công ty lớn của nhà nước, có vẻ không chút lạc quan. Vào ngày 24-12, cơ quan Tổng Thống Kê của nhà nước đã báo cáo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 13 năm qua, đây là mức thấp nhất trong số các nước láng giềng Đông Nam Á. Các cam kết đầu tư ngoại quốc giảm 14% năm nay, công ty Moody cũng đã hạ bậc trái phiếu chính phủ (dẫn từ bài viết “một mức độ cao của nền bất ổn kinh tế vĩ mô”), và điểm chuẩn của Chỉ số Việt Nam lại là chỉ số chứng khoán đạt được tồi tệ nhất tại châu Á trong năm vừa qua.
Trong khi các suy thoái của Việt Nam đang tạo nguồn cung cấp nhiều tài liệu cho tiếng nói bất đồng chính kiến, và nhầm chắc chắn các nhà bất đồng chính kiến chưa có lấy được phép cất tiếng. Vào ngày 20-11, một phiên tòa án đã giữ nguyên bản án sáu năm tù đối với 1 blogger Đinh Đăng Định, nguyên là lính trong quân đội nhân dân, nay là người nổi tiếng ủng hộ dân chủ. Quyết định trên thành lập sau hai tháng khi ba đại diện hàng đầu của nhóm bất đồng chính kiến, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, bị kết tội về việc “liên quan đến tuyên truyền chống phá nhà nước.” Blogger Nguyễn Văn Hải, còn được biết đến với tên Điếu Cày, đã bị kết án 12 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia. Người bạn đồng hành, blogger Tạ Phong Tần, bị kết án 10 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia. Bà mẹ cô Tần đã chết sau khi tự thiêu vào tháng Bảy để phản đối việc giam giữ con gái mình.

Mặc dù có những ngăn trở như trên, trào lưu phản đối vẫn đang gia tăng mạnh. Giờ đây, các cuộc biểu tình nhân danh chủ nghĩa quốc gia chống lại các việc đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam và cũng như chống lại các lời tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, đang vượt trội các phản đối chống bê bối trong cơ chế chính phủ hay các phản đối nhân danh dân chủ. Tuy nhiên, xu hướng trên lại dành cho tầng lớp trẻ có tinh thần quốc gia, tạo thành hàng rào tiên phong liên kết với các nhóm bất đồng chính kiến khác, bao gồm các nhà hoạt động dân chủ. “Bạn có thể thấy rằng các mối liên kết đã trở nên vững vàng hơn”, anh Vũ nói. “Bây giờ họ đã bắt đầu liên kết với các nông dân phản kháng chống lại cưỡng chiếm đất, họ đã bắt đầu liên kết với những người Kitô hữu đối đầu chính trị tôn giáo của chính phủ.” Trong khi nhiều người vẫn tin rằng các trang blog chống chính phủ được chấp nhận sống còn bởi vì sự tồn tại của chúng có mùi phù hợp với các phe phái nhất định của Đảng Cộng sản, công bằng mà nói việc thắt chặt các mối quan hệ giữa các nhóm đối lập với nhau không bao giờ có sự hiện diện ý định của bất kỳ người Cộng Sản nào, và điều này có lẽ sẽ biến năm 2013 thậm chí trở nên khó khăn hơn đối với chính phủ Việt Nam so với năm 2012.

Patrick Boehler

HieuLe-TuDoDanChu chuyển ngữ

No comments:

Post a Comment