Thursday, January 3, 2013

Tự mình giết mình nếu cố tìm đọc “bên thắng cuộc”


Đừng tin những gì Huy Đức viết trong “bên thắng cuộc”, mà chỉ cần nhìn Việt Nam sau 37 năm dưới ách thống trị của CSVN

1-Kẻ thắng cuộc :
Năm 1969 Hồ Chí Minh chết, từ đó Lê Duẩn liên kết với Lê Ðức Thọ lập bè phái từ trung ương đảng tới tận quân đội, công an.. để nắm trọn quyền hành. Tháng 12-1976, Hà Nội họp đại hội đảng lần thứ IV. Dịp này Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) được bầu làm ủy viên thứ 12 bộ Chính Trị, còn Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) đang làm Thành Ủy TP Sài Gòn, cũng được chọn làm ủy viên dự khuyết với Tố Hửu và Ðỗ Mười. Riêng Nguyễn Hửu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình.. trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) năm nào, cũng được giữ những chức vụ ‘ngồi chơi sơi nước’. trong đảng

Thảm nhất có Trịnh Ðình Thảo, Lâm Văn Tết, Trương Như Tảng.. bị cho về vườn. Còn những thành phần đối lập cũ thời VNCH trong lực lượng thứ ba (LLTB) như Ngô Công Ðức, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Trần Thúc Linh, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Ba, Hồ ngọc Nhuận.. được đảng giao cho Vũ Khiêu (bộ ngoại giao) chỉ dạy về cách làm chính trị XHCH, lòng trung thành với “chủ nghĩa Mác-Lꔓ để phục vụ tốt cho Hà Nội. Sau đó các tờ phản tỉnh của thành phần trên, được đảng công bố trên báo Ðại Ðoàn Kết, để làm gương cho thiên hạ về mặt thật của những trí thức “đối lập” của Miền Nam trước ngày 30-4-1975.

Vì CSVN vừa chiếm được miền Nam, nên cán bộ đảng từ trên xuống dưới đều tin tưởng vào tính ưu việt “ bách chiến bách thắng “ của chủ nghĩa Marx trước sự suy tàn của tư bản nhất là Hoa Kỳ. Vì vậy đảng “Duẩn-Thọ” nhất quyết đưa đất nước và dân tộc VN vào con đường tiên tiến của XHCN, để nắm vững chuyên chính vô sản với mục đích “kiểm soát toàn bộ người dân cả nước”, từ tư tưởng, văn hóa cho tới kinh tế, xã hội. Tóm lại tất cả đồng bào cả nước (ngụy hay ta), từ đó coi như những con cá nằm trong rọ của bộ máy công an, được thiết lập chằng chịt như mạng nhện, tổ ong, từ trung ương tới tận các tổ dân phố và các công đoàn, đoàn thể phụ nữ, thiếu nhi..

Cũng từ đó đã phát sinh ra thói kiêu căng phách lối và ngạo mạn của các đỉnh cao trí tuệ tại bắc bộ phủ, mà lố bịch nhất là chuyện “thủ tướng CSVN Phạm Văn Ðồng, kẻ đã ký bán Hoàng-Trường Sa cho TC năm 1958” trong hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết vào tháng 8-1976 tại Tích Lan, đã công khai đe dọa và phỉ báng các nước Á Châu lân cận. Hậu quả trên, khiến chẳng còn ai muốn liên lạc và tiếp xúc với VC. Ðã thế Lê Duẩn còn ký với tổng bí thứ Liên Xô Brezhnev bản thông cáo chung về việc hợp tác và liên minh quân sự giữa hai nước. Ðể theo đuổi cuộc chiến mới, CSVN lại vay nợ của Liên Xô nhiều tỷ Mỹ kim tiền súng đạn, bom, mìn. Sau đó cho hạm đội Nga vào trú đóng tại Ðà Nẳng và Cam Ranh để trừ nợ.

Trong kế hoạch ngũ niên lần thứ hai (1976-1980), Nguyễn Văn Linh là người đầu tiên được đảng giao nhiệm vụ “cải tạo kinh tế Miền Nam”, để bắt kịp kinh tế tiền tiến XHCN Miền Bắc trước tháng 4-1975. Kế tiếp là Ðỗ Mười, Trần Văn Danh, Cao Ðăng Chiếm thay Mười Cúc.. nhưng tất cả đều thất bại vì tiến trình tập thể hoá kinh tế, nông nghiệp không thực hiện được theo chính sách đảng nghị quyết. Do người dân Miền Nam không chịu hợp tác nên lương thực bị thiếu hụt trầm trọng. Nhiều nơi kể cả vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long phải ăn độn hay bị đói vì thiếu lương thực.

Tại Sài Gòn và các thành phố lớn của Miền Nam, qua hai đợt đánh tư sản mại bản, theo ám số X1-X2 do Ðỗ Mười phụ trách, đã biến nền công kỹ nghệ phồn thịnh trước tháng 5/1975 của VNCH tê liệt và sụp đổ hoàn toàn. Ở miền Bắc các cơ sở kỹ nghệ nặng cũng bị thiệt hại trầm trọng qua cuộc chiến biên giới Việt Trung, khiến cả nước lâm vào cảnh thất nghiệp. Ðể cứu đói và ngăn chận cảnh hỗn loạn, CSVN xuất cảng lao động tới các nước Ðông Âu và Liên Xô, bắt đầu từ đó. Ðã thế chiến tranh với Tàu và Kampuchia, càng lúc càng thảm khốc và kéo dài, làm cho ngân sách nhà nước trở nên thâm thủng, khiến nền kinh tế quốc doanh vốn đã èo uột, nay như chiếc xe không phanh phăng phăng lao nhanh xuống vực thẳm XHCN.
Ðất nước điêu tàn, dân chúng lầm than đói rách khổ sở nhưng đảng vẫn không nhận chịu thất bại để sửa đổi, vẫn cứ bè phái tranh dành chức vụ béo bở sau bức màn đỏ, cứ nhắm mắt trung thành với Mac-Lê, với chính sách kinh tế tập trung siêu việt. Rồi lại tiếp tục đổ thừa sự thất bại do “tàn dư Mỹ-Ngụy” phá hoại, để có cớ bắt giam những người chống đói chính sách đảng. Cuối cùng với quyết tâm “ xã hội chủ nghĩa hóa kinh tế theo Nga “thi hào Tố Hữu” một thời nổi tiếng với bài thơ ca tụng Stalin, được phong chức phó thủ tướng đặc trách kinh tế.

Tháng 3-1982 lại họp đại hội đảng lần thứ V trong cảnh suy sụp toàn diện tại VN. Lần này Võ Văn Kiệt trở thành ủy viên chính thức thứ 10 của bộ Chính Trị, giữ chức vụ chủ nhiệm ủy ban Kế Hoạch Nhà Nước. Trong khi đó Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh.. lại bị loại khỏi bộ Chính Trị. Nổi nhất trong kỳ đại hội này là sự kiện đảng ban hành “ Bản Hiến Pháp Mới” rập đúng theo khuôn mẫu bản hiến pháp củạ Liên Xô, từ cơ cấu tổ chức cho tới lối hành văn, với câu mở đầu thay vì “Học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông”, nay được đổi thành “Trung Quốc là kẻ thù đầu đời và nguy hiểm nhất..”.Ngoài ra đảng còn dựng tượng Lê Nin cao trên 5m tại Hà Nội. Nói chung đại hội đảng năm 1982, CSVN ÐỔI MỚI TƯ DUY “BỎ TÀU ÐỎ THEO LIÊN XÔ”, tăng cường thêm quyền lực cho Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ và bè nhóm thân Nga, mục đích chính chỉ vậy.

Trước cảnh khủng hoảng kinh tế cả nước, nhất là tại thành phố Sài Gòn có dân số đông nhất VN. Nên cả Nguyễn Văn Linh lẫn Võ Văn Kiệt, lần lượt trong chức vụ Thành Ủy đã tự cứu mình trước, bằng cách cho một số doanh nhân xé rào “cơ chế tập trung và qui hoạch của đảng”, lập ra những công ty hợp doanh, làm ăn theo lối kinh tế thị trướng, mở đầu cho con đường Ðổi Mới Chính Thức sau này. Tuy nhiên việc làm ăn “chui” này cũng chỉ kéo dài hơn một năm, thì bị bộ Chính Trị gai mắt ứa gan vì cảnh “trâu cột ghét trâu ăn”, nên đã ban hành nghị quyết số 01/NQ-TW ngày 14-9-1982, chỉ trích và kết tội những thành phần kinh doanh trên là đi trật đường hướng XHCN. Sự thật là thế đó, vậy mà Trần Trọng Thức qua bài viết “Nhìn lại một chặng đường Ðổi Mới” đăng trong Kiến Thức Ngày Nay số 314 ngày 1/5/1999 lại cuồng điều rằng “ Nếu không có sự quyết tâm, tích lũy kinh nghiệm của đảng qua nhiều chặng đường thử thách, đúc kết thành cương lỉnh.. “ thì làm gì có đổi mới kinh tế tại VN?

Năm 1985 Tố Hữu đặc trách kinh tế lại ra lệnh đổi tiền làm cho tình trạng lạm phát tăng vọt tới 700% vì tiền Hồ mất giá trị, hậu quả đưa tới việc thi hào bị mất chức trong đợt cải tổ chính phủ vào tháng 6/1986.

Tại Liên Xô, năm 1982 Brezhnev chết báo hiệu sự sụp đổ gần kề của đế quốc Nga qua hai triều đại kế tiếp Andropov và Chernenko.. Tình trạng bi đát càng thêm thảm thê vì không có một biện pháp cải thiện nào được nhắc tới. Tháng 3-1985 Gorbachev lên làm tổng bí thư Liên Bang Sô Viết, trực diện với các nguy cơ kinh tế xã hội. Vì vậy để cứu đảng, cứu thân bắt buộc người lãnh đạo nước Nga phải Ðổi Mới bằng hai chính sách “ Cởi Mở (Glasnov) “ để bài trừ tham nhũng và “ Tái Cấu Trúc (Perestroika) “ để cứu kinh tế quốc doanh đang suy sụp.

Sau tháng 5-1975, CSVN không còn là chư hầu của Tàu đỏ mà lệ thuộc hẳn vàọ Liên Xô, nên Nga đã cung ứng hầu hết nhu cầu cho Hà Nội lên tới 97%. Về lãnh vực quân sự, Nga viện trợ cho CSVN hơn 1 tỷ rưỡi USD hằng năm, kèm theo hàng chục ngàn cố vấn.. Do đó Gorbachev đã thông báo cho Hà Nội phải chuyển hướng để tự cứu và sinh tồn.. vì lúc đó chính Nga cũng đang trên đà sắp vỡ nợ. Nhờ cơ hội này, Nguyễn Văn Linh lại được đảng kêu về Bắc và cho vô lại bộ Chính Trị. Tháng 7/1986 đảng đưa ra nghị quyết chuẩn bị rút quân khỏi Kampuchia. Tháng 8-1986, đảng lại tuyên bố muốn nối lại bang giao với Trung Cộng và Thái Lan nhưng Tàu đỏ không thèm trả lời, lại cứ xua quân đánh chiếm liên tục đất đai của VN tại biên giới hai nước.

Lê Duẩn chết ngày 10-7-1986 nhưng thế lực của Lê Ðức Thọ vẫn còn nguyên vẹn, tuy nhiên vì thời cuộc diễn ra quá bất ngờ, liên quan tới sống chết giữa ba đảng CS Nga, Tàu và VN. Vì vậy trong cái thế không thể dừng được, nên Trường Chinh (thân Tàu đỏ), bị hạ bệ từ 1956 qua việc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, được Thọ cho làm quyền tổng bí thư thay Duẩn. Tất cả đều là mệnh lệnh của Gorbachev, nhằm làm lợi cho Nga trong chính sách đối ngoại mua chuộc Tàu và làm vừa lòng Mỹ. Rồi Trường Chinh và nhiều cán gộc trong bộ Chính Trị lại phải sang chầu Liên Xô để gặp Gorbachev tại Hải Sâm Uy (Vladivostok) nhận chỉ thị. Từ đó đảng CSVN mới quay sang Ðổi Mới qua khẩu hiệu “Ðổi Mới Hay Là Chết”. Dịp này, đảng lại phát minh ra một từ ngữ rất mới lạ, để ám chí chính sách “Kinh tế Thị Trường”. Ðó là “Hạch Toán Kinh Doanh XHCH”.

Kế tiếp là màn diễn “ bộ ba Thọ-Chinh-Ðồng từ chức vì tuổi gia “, để có cớ loại hẳn Võ Nguyên Giáp ra khỏi chính trường, tới chuyện ủng hộ Mười Cúc Nguyễn văn Linh lên làm tổng bí thư trong kỳ đại hội đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986. Tóm lại năm 1982, CSVN họp đại hội đảng lần thứ V, kiên quyết bỏ Tàu theo Nga. Bốn năm sau (1986), trong nổi điêu tàn của CS Nga báo hiệu giờ thứ 25 sụp đổ, nên trong đại hội đảng lân thứ VI (12-1986) được nhóm họp với mục đích đổi mới tư duy “Bỏ Nga Theo Tàu” thế thôi.

Công cuộc Ðổi Mới coi như mở màn từ năm 1987. Lúc đó CSVN chỉ có Nga là đối tượng duy nhất để học hỏi nên hằng hằng lớp lớp cán gộc từ Linh tới Phạm Hùng, Nguyễn Quyết (quân đội) chen chân nhau sang chầu Mạc Tư Khoa. Vì không thể che dấu được sự thật, nên Linh xác nhận thất bại của hệ thống kinh tế quốc doanh và ra lệnh sửa đổi bằng “kinh tế thị trường”. Nhưng để không mất ưu quyền độc tôn, đảng gọi đó “Kinh Tế Thị trường Theo Ðịnh Hướng XHCN”. Tuy Nguyễn Văn Linh ban hành lệnh Ðổi Mới nhưng Võ Văn Kiệt qua cố vấn của các chuyên viên kinh tế thời VNCH giúp, mới là người dám thi hành nhũng cải cách kinh tế táo bạo, mà mục đích chính là để được chia phần lớn lợi nhuận khi đứng làm “ ô dù “. Do sự cởi mở có chừng mực được thi hành, nên bắt đầu từ thập niên 90 nền kinh tế VN mới bắt đầu hồi phục và phát triển. nhất là trong lãnh vực nông nghiệp vì nông dân không còn bị bắt buộc tập thể hóa lao động và bán luá cho nhà nước với giá rẻ mạt.

Trước nguy cơ bị sụp đổ và tan vỡ như Ðông Ðức, Ðông Âu, Liên Xô.. nên bộ Chính Trị mở phiên họp khẩn cấp ngày 10-4-1990 để tìm lối thoát cứu đảng, cứu thân. Hầu hết các cán gộc có mặt đều đổ thừa cho đế quốc Mỹ, qua âm mưu thâm độc ‘ diễn biến hòa bình (dịch từ tiếng Tàu – He Ping Yan Biang. mà TC đã xài sau vụ thảm sát Thiên An Môn) ‘.Sau đó đảng nghị quyết bằng mọi giá, phải nối lại tình đồng chí với TC để bảo vệ CNXH. Tóm lại Ðổi Mới tại VN chỉ là sự góp nhặt từ cởi mở, để theo đó mà tái cấu trúc các sự kiện có liên quan tới kinh tế, ngoại giao như là hậu quả tất yếu của thời mở cửa đón nhận con buôn nước ngoài.

Giữa năm 1991, đảng lại dại hội lần thứ VII (1991-1996). Kỳ này Ðỗ Mười làm tổng bí thư, Lê Ðức Anh chủ tịch nhà nước và Võ Văn Kiệt thủ tướng. Ngoài ra Phan Văn Khải, Nông Ðức Mạnh.. đều vào bộ Chính Trị. Trừ Kiệt và Khải tương đối cởi mở, hầu hết số cán gộc còn lại thuộc phe bảo thủ, nắm quyền quân đội và công an. Tuy nhiên vì không còn con đường lựa chọn nào để cứu đảng, trong lúc nguồn tài trợ từ Nga, Ðông Âu đã chấm dứt, nên bộ Chính Trị đành cắn răng ủng hộ ‘ đổi mới ‘.Kỳ này Mười Cúc bị loại ra khỏi trung tâm quyền lực.

Không ai phủ nhận những thành tích của Võ Văn Kiệt từ khi còn làm Thành Ủy Sài Gòn cho tới lúc giữ chức thủ tướng (1991-1997) qua công cuộc đổi mới. Câu hỏi được đặt ra là thành tích đó, thật sự ai được hưởng ?. Ngoài ra Kiệt chỉ đổi mới về kinh tế để có cơ hội chia chác hưởng lợi nhuận. Nhưng về lãnh vực chính trị, vẫn răm rắp tuân hành theo đường lối nghị quyết của đảng, đã được ghi trong bản hiến pháp mới năm 1992 ‘VN tiếp tục độc đảng song song với chính sách’ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ‘.Ngoài ra điều 4 của HP trên còn xác nhận thêm ‘ đảng là đai biểu về quyền lợi của giai cấp công nhân, lao động và cả dân tộc theo chủ nghĩa Lê-Mark và tư tưởng HCM (thay Mao Trạch Ðông) ‘.

Hy vọng giữ chức thủ tướng thêm một nhiệm kỳ vào đại hội đảng kỳ VIII (1996-2000), Kiệt đã gủi bản cáo chính trị ‘ tối mật‘ về trung ương vào tháng 8-1995 với lập trường luôn ủng hộ ‘độc đảng ‘.Nhưng sự nịnh hót trên không được phe bảo thủ để ý tới. Bởi vậy sắp đến kỳ đại hội đảng, Kiệt bị Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh chỉ trích nặng nề về công cuộc đổi mới và âm mưu diễn biến hòa bình. Nhưng kết quả bộ ba Mười, Anh, Kiệt vẫn được giữ chức cũ, Nông Ðức Mạnh (chủ tịch QH), Phan Văn Khải, Trần Ðức Lương (phó thủ tướng). Riêng Nguyễn tấn Dũng được vào bộ Chính Trị (13) cũng giữ chức phó thủ tướng).

Tháng 11-1996, Lê Ðức Anh bị sốt xuất huyết não, sau đó bị liệt nửa thân. Trước khi về vườn, Anh dựa vào vấn đề tuổi tác kéo theo kẻ thù không đội trời chung của mình là Kiệt cùng từ chức vào tháng 9-1997. Lương được thế chức Anh, còn Khải làm thủ tướng thay Kiệt. Cũng từ đó Võ Văn Kiệt dần dần bị thất thế dù trên danh nghĩa vẫn là cố vấn. Trong khi đó Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh có nhiều bè phái, nên vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong bộ Chính Trị và Ban Thường Vụ kéo dài tới nay. Ðó là lý do khiến Kiệt bất mãn nên đã viết một lá thư phổ biến ra hải ngoại, về vụ Nguyễn Khoa Ðiềm cấm báo chí trong nước, không được phổ biến bài viết của Kiệt nói về cuốn hồi ký của Lý Quý Chung. Chỉ vậy thôi mà báo chí hải ngoại đã bốc Kiệt lên tận mây xanh, còn phong chức là Ðặng Tiểu Bình gì gì đó, thật là hết ý.

Ðổi mới là vậy đó nhưng Trần Bạch Ðằng (Tư Ánh-Trương Gia Triều), một trong những cố vấn của Võ Văn Kiệt, vào cuối năm 1996 đã cuồng điệu khi nhân danh cho đảng CSVN viết gửi thiên hạ ‘ bản thông điệp của thế kỷ XXI ‘ đại ý xác quyết rằng cái lớn nhất của thế kỷ XX tại VN, đó là sự hoán chuyển vị trí từ nước thuộc địa sang độc lập, dân nô lệ sang tự do và quốc gia đoí nghèo sang quốc gia chắc chắn sẽ giàu mạnh ‘.Tiếc thay nay cả Võ Văn Kiệt lẫn Trần Bạch Ðằng đều chết, nên không thấy được sự khủng hoảng về kinh tế lẫn chính trị tại VN từ đầu năm 2008, hậu quả tất yếu của cái gọi là ‘ Ðổi Mới Tư Duy’ với mục đích kinh tài cứu đảng và làm giàu cho tư bản đỏ, mà ai cũng thấy. Ngoài ra dân đói cũng kệ, nước sắp mất về Tàu đỏ.. có sao đâu, miễn đảng ta đời đời độc tôn và bền vững là đủ.

Sau khi VNCH bị sụp đổ, chẳng những tất cả Quân, Công, Cán, Cảnh của Miền Nam bị trả thù, cộng sản Hà Nội còn tận tuyệt hủy diệt các tầng lớp tư sản qua tội danh gán ghép, chụp mũ, bịa đặt cho mọi người là bóc lột, phồn vinh giả tạo, nguy dân.. Tại Ðại Hội đảng lần thứ IV vào tháng 5-1975, Lê Duẩn đã vênh váo tuyên bố rằng, từ nay người VN sẽ đi trên thảm vàng, đồng thời đuổi kịp rồi qua mặt Nhật Bản trong vòng 15 năm tới. Trên thực tế ai cũng biết trước tháng 4-1975, Bắc Việt chỉ có hai công trình vĩ đại nhất là Lăng Hồ Chí Minh tại Ba Ðình Hà Nội và Khách sạn quốc tế trên bờ Hồ Tây, do Fidel Castro của Cu Ba xây tặng. Trong lúc đó tại VNCH, đâu đâu cũng có những cơ sở kỹ nghệ nặng và nhẹ, đều được trang bị máy móc mới và tối tân, nhất là các ngành dệt, điện, lắp ráp các loại hàng sản xuất tiêu thụ. Khi VC vào, đã tận tình vơ vét máy móc đem về Bắc, ra lệnh cho nhiều nhà máy ngưng hoạt động hay biến thành quốc doanh, hữu danh vô thực.

Song song với kế hoạch trả thù và tận diệt các tầng lớp trên, VC còn bày thêm quốc sách kinh tế mới vào cuối năm 1975, để đuổi hết số gia đình có liên hệ tới chế độ VNCH, đang sống tại Sài Gòn và các tỉnh thành, đi lao động canh tác tại rừng sâu, núi cao, ma thiêng nước độc. Kế hoạch thâm độc này, vừa tống khứ được những thành phần còn lại mà VC đã xếp loại nguy hiểm, sau khi chồng con thân nhân của họ đã bi đảng gạt vào tù. Có như vậy, VC mới chiếm được nhà cửa ruộng vườn và các tiện nghi của Miền Nam, để phân phối cho cán bộ miền Bắc, lúc đó chỉ có súng đạn, tăng pháo và mớ lý thuyết của Mác-Lê-Mao-Hồ mà thôi.

2-Kẻ thua cuộc :
Ai đã từng là tù nhân của VC, dù có ở trong các trại tù tại miền Nam hay bị đầy ải ra vùng biên giới Việt Bắc, đã bị giặc cầm giam lâu hay mau, chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên nổi những đau đớn về vật chất và nhất là sự tủi nhục tinh thần, khi bị bọn VC gọi chúng ta là “ ngụy quân, ngụy quyền, là những đống rác bẩn thỉu, cặn bã của xã hội, đánh giặc thuê cho Mỹ, Pháp, Nhật..”.

Ai đã từng bị VC cướp của, cướp nhà, cướp vợ con, bị đày đoạ lên tận miền rừng núi để phát triển kinh tế mới. Ða số đã ngã quỵ vì không chịu nổi mưa nắng, cùng cảnh ma thiêng nước độc, bệnh sốt rét rừng, ghẻ lở, kiết lỵ.. mà không có thuốc uống. Cuối cùng những người còn sống, kiệt sức vì đói bệnh, nên đã bỏ rừng chạy ngược về thành. Họ đã trở nên vô gia cư và ở bất cừ nơi nào, kể cả nghĩa địa, gầm cầu, chùa miễu.. ăn sống, phó mặc cho định mệnh và bọn công an, tới hốt bắt, đưa lên lại vùng kinh tế mới, rồi họ lại về. Rốt cục huề cả làng, và càng ngày càng có nhiều người vô gia cư sống khắp mọi nẻo đường đất nước, trong xã nghĩa thiên đường.

Chắn chắn những thành phần trên, nếu may mắn bằng mọi lý do gì, nay tới được bến bờ tự do và được sống tạm trên mọi nẻo đường thế giới, chẳng ai có thể vô tâm để quên kiếp đời ‘ Tị Nạn Việt Cộng ‘ trăm đắng ngàn cay, biển hờn trời hận, chỉ có thể đầu thai lần khác, họa chăng mới xóa nổi vết nhơ của Dân Tộc VN trong giòng lịch sử cận đại. Bởi vậy mấy năm trước, VC đã dùng quyền lợi để yêu cầu chính quyền Mã Lai, Nam Dương.. phá bỏ các Tượng Ðài kỷ niệm Thuyền Nhân VN đã bỏ mình trên biển Ðông, khi trốn chạy khỏi thiên đàng xã nghĩa, tại các trại Tị nạn Việt Cộng. Hành động dã man này của bọn đầu sỏ Bắc Bộ Phủ, chẳng những không làm ai khiếp sợ, trái lại còn bị Cộng đồng Người Việt Tị Nạn Cọng Sản khắp thế giới thêm khinh ghét, khiến chúng đi tới đâu cũng bị mọi người tẩy chay và biểu tình đã đảo.

- AI GÂY RA CHIẾN TRANH, ÐỂ MỸ RẢI CHẤT ÐỘC MÀU DA CAM ?
Sau khi được Lào và Kampuchia đồng thuận, ngày 19-5-1959 Hồ Chí Minh nhân danh Trung Ương Ðảng VC, ra lệnh mở đường rừng Trường Sơn và đường biển, để chuyển quân và vũ khí của Nga-Tàu và khối Cộng Sản, vào miền nam xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. Con đường mang bí danh 559 do Võ Bẩm khai phá đầu tiên. Ðường gồm ba giai đoạn, đầu tiên là đường bô, gùi thồ. Từ năm 1964-1971 giai đoạn cơ giới hóa. Từ 1971-1975, thành xa lộ đất với đủ cầu cống và ống dẫn dầu. Song song còn có đường biển 759 nhưng chỉ hoạt động thời gian ngắn thì dẹp, vì bị Hải Quân Hoa Kỳ và VNCH ngăn chận. Ðể hoàn thành giấc mộng xâm lăng, từ năm 1964 Ðồng Sĩ Nguyên thay thế Ðinh Ðức Thiện và Phan Trọng Tuệ, chỉ huy đường 559. Tại đây, VC luôn duy trì 120.000 bộ đội chiến đấu, gồm 8 Sư đoàn bộ binh, 10.000 nam nữ Thanh Niên Xung Phong và 1 Sư đoàn phòng không của Bộ TTM biệt phái.

Năm 1973 sau hiệp ước ngưng bắn, VC công khai di chuyển quân và vũ khí đêm ngày trên đường. Bỏ cung trạm, hằng sư đoàn lính và xe cộ, di chuyển thẳng từ Bắc vào Nam. Trước kia muốn hoàn thành một chuyến đi, phải mất 4 tháng. Từ năm 1973-1975, chỉ cần 12 ngày. Phụ trách chuyên chở, VC thành lập 2 Sư đoàn vận tải, dành cho Ðoàn 559 với hơn 10.000 xe cộ đủ loại. Nói chung tới đầu năm 1975, VC đã xây dựng được con đường rừng dã chiến Trường Sơn, xuyên qua Lào, Nam VN và Kapuchia dài 16.700 cây số, cộng thêm 1500 km rải đá, 200 km tráng nhựa.

Song song có 1500 km ống dẫn dầu, 1350 km đường dây truyền tin, 3800 km đường giao liên và 500 km đường sông. Theo Ðồng Sĩ Nguyên, đã có hơn 19.000 người chết và hơn 30.000 khác bị thương tại đây nhưng bi thảm nhất là thân phận những người con gái trong lực lượng Thanh Niên Xung Phong, cũng như Ðại Ðội Pháo Nữ Ngư Thủy của tỉnh Quảng Bình. Họ vì sợ chế độ hộ khẩu, công an và tem phiếu thực phẩm, nên hy sinh cho đảng, tiêu phí cả một đời con gái tuổi trăng tròn, dưới mưa bom trời đạn. Rốt cục ngày VC đại công cáo thành, chiếm trọn được của cải vật chất miền Nam. Theo Huỳnh văn Mỹ, văn công đảng viết trên báo, thì những kẻ may mắn còn sống sót, sau khi nhận được bằng khen là chiến sĩ gái xuất sắc, những cô gái quê miền Bắc, đa số vào chùa làm sư nữ, riêng những người làng quê xóm biển Quảng Bình, thì sống goá bụa trọn đời, vì sau cuộc chiến, ai cũng già nua đen đũi, thì có ma nào dám ngó ?

Chưa hết đâu, chẳng những thanh niên nam nữ phải ra tuyền tuyến hy sinh cho đảng, mà các bà mẹ cũng phải hy sinh. ‘ Mẹ đào hầm, mẹ đào hầm từ lúc tuổi còn xanh, nay mẹ đã phơi phới tóc bạc mà vẫn cũng phải đào hầm dưới bom đạn’. Ðó là một đoạn trong bài vè tuyên truyền của đảng. Từ năm 1956 ngay khi mở lại cuộc chiến xâm lăng tại miền nam, Hồ Chí Minh thay vì di tản dân chúng tại làng Vĩnh Mốc, thuộc quận Vĩnh Linh, bên kia cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị, thuộc khu phi quân sự, để đồng bào có thể tránh được bom đạn vô tình của cả hai phía.

Nhưng không Hồ đã bắt dân chúng phải bám trụ tại đây, biến cả làng Vĩnh Mộc thành địa đạo, ăn, ngủ, sinh sống và chết ngay trong lòng đất. Có vậy mới dòm ngó được biển Ðông, Cửa Tùng và tiếp tế cho du kích bộ đội hoạt động tại Cồn Cỏ sát nách. Theo một số du khách xuống thăm địa đạo Vĩnh Mốc, thì chỉ mới sống ở địa ngục trần gian có 15 phút, mà ai cũng đã ôm ngực khó thở. Vậy mà Hồ và đảng, bắt ép dân làng phải sống dưới nhiều năm, đến độ sinh được 17 trẻ trai gái. Cuộc sống hiện thực như vậy, không sinh quái thai, dị tật hay mang hận bẩm sinh, thì đó mới là chuyện lạ trên đời.

Theo tài liệu, thì làng Vĩnh Mốc có diện tích hơn 3km2 mà 1/3 là địa đạo. Nơi này truớc 1975, là chỗ sinh sống của 237 gia đình với hơn 1196 nạn nhân. Ðã hứng chịu 9680 tấn bom đạn vì đảng không cho di tản, phải sống chui trong lòng đất suốt 600 ngày đêm. Cũng tại đây qua những tấm bia thịt, VC đã chuyển đươc vào nam 3350 tấn hàng hóa và 11.500 tấn hàng cho bộ đội, trên đảo Cồn Cỏ.

Khác với Vĩnh Mốc nằm ngay bờ biển, địa đạo Củ Chi nằm dưới lòng đất thuộc các khu rừng già Hó Bò, Bời Lời, Bến Súc, Thanh Ðiền.. nhưng không liên tục mà riêng rẽ đứt đoạn và gần như có đủ trong 15 xã của quận Củ Chi như Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Ðức, Trung Lập, Phú Hòa Ðông, Tân Thạnh Ðông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung và Tân An Hội. Nói chung điạ đạo Củ Chi đã có thời kỳ chống Pháp.

Bắt đầu năm 1960, cục R quanh quẩn đóng tại Tây Ninh sát biên giới Việt Miên, nên các hầm hố trong địa đạo tại Củ Chi được bới mốc sửa sang trở lại, để tiện cho cán bộ đảng trốn và tẩu thoát, khi có pháo kích, giội bom hay hành quân càn quét. Vì hầu hết dân chúng vùng này đều về an cư lập nghiệp trong vùng quốc gia, nên không được đảng nhắc tới trong danh sách nạn nhân chất độc màu da cam. Ngoài ra tại An Thới, Trảng Bàng Tây Ninh cũng có một địa đạo nhưng không quan trọng. Trên đảo Phú Quốc, VC cũng đào một con đường hầm dài từ trại Tù Quân Cây Dừa ra biển, để vượt ngục. Tất cả đều thấm máu người, lót đường cho đảng được giàu có, tỷ phú như ngày nay.

Nhưng éo le và bi thảm nhất vẫn là đồng bào Quảng Trị, khi bị lịch sử chọn làm nơi đối đầu bom đạn, khiến cho người dân của cả hai phe, phải gánh chịu biển lệ, núi xương, sông máu và trời sầu hận khổ. Những địa danh một thời long trời đất lở như Hiên Lương, Bến Hải, Vĩnh Mốc, Cồn Cỏ, Cổ Thành, Quốc Lộ 9, Khe Sanh, Caroll, Tà Cơn, Dốc Miếu, Cồn Tiên và nhất là con đường sông máu mang tên Ðại Lộ Kinh Hoàng, ngàn năm muôn thuở sống mãi trong Việt Sử, nói lên một tai kiếp của dân tộc, do Hồ và đảng VC cõng rắn về cắn gà nhà.

Cả con sông Thach Hãn hiền hòa khả ái cũng đầy vết bom dạn, ngay từ đầu nguồn qua các nhánh khe Tà Lụ, Ba Lòng, Ái Tử, Vĩnh Phước, Vĩnh Ðịnh, Bích La, Bến Hải và Triệu Hải, trước khi chảy vào biển Ðông. Cổ thành Dinh Công Tráng một di tích lịch sử, có từ năm 1823 thời vua Minh Mạng, cũng là nơi chứng kiến bom đạn và mạng người lá rụng của hai phía, trong 82 ngày đêm giựt dành trong năm 1972. Rốt cục những người lính Dù,TQLC, BDQ, Thiết Giáp, SD1,2,3 và ngay cả DPQ, NQ Quảng Trị đã chiến đấu liên tục, để cắm lại ngọn cờ quốc dân, màu vàng 3 sọc đỏ trên nóc cổ thành thân yêu, cho tới tháng 4-1975 mới lọt vào tay giặc Cộng. Dân chúng sống lầm than khổ ải như thế, thì đâu cần phải bị hội chứng chất độc màu da cam, da vàng.. mới bị quái thai, bạo bệnh như VC tuyên truyền, để đòi tiền bồi thường.

- PHONG TRÀO VƯỢT BIỂN, TỊ NẠN CỘNG SẢN TÌM TỰ DO (4/1975-2006) :

Ðầu tháng 4-1975, Người Mỹ đã bắt đầu chạy khỏi Nam VN bằng chuyến bay định mệnh, đưa 250 trẻ mồ côi và 37 nhân viên của Dao đi theo săn sóc. Nhưng chiếc C5 đó đã bị tai nạn, chỉ còn 175 em sống sót với một số người lớn may mắn. Tai nạn này đã báo trước những thảm kịch sắp tới cho làn sóng người bỏ nước ra đi vì không muốn sống chung với rợ Hồ, giết người cướp của.

Ngày 15-4-1975, thượng viên Hoa Kỳ thông qua đạo luật, cho phép 200.000 dân tị nạn Ðông Dương, được vào sống trên đất Mỹ. Song song, chính phủ Mỹ cũng mở chién dịch Frequent Wind tại Sài Gòn, để di tản các công dân Mỹ và 17.000 người Việt có liên hệ. Máu lệ và thảm kịch VN đã khơi nguồn từ đó, vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ngàn ngàn vạn vạn người với đủ mọi phương tiện, tiến ra biển Ðông, để mong được Ðệ Thất Hạm Ðội cứu vớt những chỉ tới ngày 2-5-1975 thì chấm dứt. Tóm lại từ tháng 5-1975 tới bây giờ, người Việt bỏ nước ra đi để tìm tự do và đất sống, hoàn toàn chấp nhận may rủi “ một sống chín chết “, trong hoàn cảnh bơ vơ tự cứu. Do trên hầu hết những người đến được bờ đất hứa, đã phải trả một giá thật đắt, trong đó một dạo có hằng trăm ngàn câu chuyện, bi thảm não nùng của thuyền nhân VN, bị HẢI TẶC THÁI LAN cướp giết, trôi giạt vào hoang đảo và đã ĂN THỊT NGƯỜI lẫn nhau để mà sống.

Sau khi cưỡng chiếm xong VN, đảng Hồ và đảng Mao trở mặt, nên VC đã quy tội cho Ba Tàu Sài Gòn-Chợ Lớn là mối đe dọa, rồi đòi Trung Cộng phải qua hốt hết 1,2 triệu người Việt gốc Hoa về nước. Sự kiện được Tàu Cộng chấp nhận, phái hai chiến hạm tới các hải cảng VN để nhận người. Nhưng đến cho có mặt, chứ Tàu Cộng đâu có ngu, lãnh đám dân nghèo này về nước đê nuôi ăn, vì vậy nửa đêm nhổ neo rút cầu, âm thầm về nước. Sáng ngày 24-3-1978 trên khắp các nẻo đường Sai Gòn-Chợ Lớn, bổng xuất hiện rất nhiều xe vận tải, chở công an, bộ đội và hằng ngàn thanh niên nam nữ đeo băng đỏ trên tay áo. Theo đài phát thanh của VC thông báo, thì đây là chiến dịch “ Ðánh Tư Bản – Diệt Thương Gia “.Trước đây vào sáng ngày 20-3-1978, tại Chợ Lớn, cũng đã có một cuộc xô xát, giữa trăm người Hoa và công An VC phản đối bắt bắt lính, bắt đi kinh tế mới và đòi được trở về Tàu, sống với Trung Cộng. Nhưng lần này, cuộc bố ráp qui mô không phải để bắt người Hoa chống đối hôm trước, mà là xộc vào từng nhà,cùng các cửa tiệm, để kiếm tiền đôla và vàng cất dấu, cũng như kiểm kê tất cả hàng hóa kể cả cây chổi, ngoại trừ hình “ bác “ và lá cờ “ đảng “, máu đỏ sao vàng. Nghe nói lần đó, đảng đã hốt của Người Hoa gần 7 tấn vàng và cả mấy chục bao bố tiền đô Mỹ, khiến cho mấy chục người uất hận phải tự tử chết. Vậy là đảng đã ba bước nhảy vọt, chiến thắng tư bản chủ nghĩa, bước lên thiên đàng xã nghĩa ưu việt. Cũng từ đó đã có trên 250.000 Hoa kiều phải bỏ nước ra đi và theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn năm 1983, trong số này có trên 50.000 đã chết trên biển vì sóng gío và hải tặc Thái Lan.

Sau ngày 30-4-1975 khi Miền Nam bị VC Hà Nội cưởng chiếm, thì Biển Ðông đã trở thành cửa ngỏ để đồng bào vượt thoát tìm tự do. Nhưng đồng thời biển cũng đã biến thành hỏa ngục và trên hết, đảng VC đã thưc hiện được công trình vĩ đại nhất trong Việt Sử. Ðó là KỸ NGHỆ XUẤT CẢNG NGƯỜI, từ cho thuyền nhân vượt biển chính thức, tới các chương trình ra đi có trật tự (ODP), hồi hương con Mỹ Lai và Mua Vợ Bán Chồng giả. Tất cả các nghiệp vụ trên, đều giúp cho tập thể lãnh đạo đảng giàu to nhờ thu vào được nhiều vàng, tính tới cuối năm 1989, đảng thu vào chừng 3.000 triệu mỹ kim, con số nhìn vào thấy rởn tóc gáy nhưng lại là sự thật. Bởi vậy đâu có ngạc nhiên, khi biết xã nghĩa VN, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, lại có nhiều tỷ phú đứng hàng đầu nhân loại.

Theo sử liệu thì năm 1978 là năm VC chính thức trục xuất người Hoa ra biển. Ðây cũng là thời gian đảng xuất cảng người nhiều nhất, mà theo thống kê của Cao Uỷ Tị Nạn, số người tạm trú tại các Trại khắp Ðông Nam Á, lên tới 292.315 người. Cũng theo tài liệu của Hồng Thập Tự Quốc Tế, thì từ năm 1977-1983 đã có khoảng 290.000 người đã chết hay mất tích trên biển Ðông.

Ngày 15-1-1990 khi mà Mỹ chuẩn bị bãi bỏ lệnh cấm vận và lập bang giao với VC, thì tại vùng biển Nakhon Si Thammarat, có 11 thi thể PHỤ NỮ VIỆT NAM, tất cả đều trần tuồng thê thảm, trôi tắp vào bờ. Theo Thiếu tá cảnh sát Thái Chumphol, người có trách nhiệm lập biên bản khám nghiệm, cho báo chí biết, thì tất cả các nạn nhân, có tuổi từ 18-20. Họ bị giết sau khi bị hải tặc Thái Lan hãm bức nhiều làn. Ðây cũng chỉ là một trong ngàn muôn thảm kịch máu lệ của thân phận VN, từ khi VC cưỡng chiếm được đất nước. Ðã có hằng triệu người chết trong lòng biển, khi tìm tới những địa danh Songkhia,, Pulau Tanga, Pulau Bidong, Galang.. Có nhiều cái chết của thuyền nhân thật tức tưởi và oan khiên, mà không bút mực nào viết cho nổi, chẳng hạn như Tàu của Chủ Khách Sạn “ Lộc Hotel “ ở An Ðông, chở trên 500 người, đi bán chính thức nhưng khi tới Gò Công thì bị gài bom nổ, chết sạch chỉ có tài công và 3 người may mắn sống sót. Tàu Lập Xương di bán chính thức ngày 22-1-1979, chở 200 người, cũng bị gài bom nổ ngoài biển, chỉ còn một vài người may mắn sống sót được Tàu Panama cứu đem vào trại Tị Nạn. Ðây cũng chỉ là một vài chuyện nhỏ trong ngàn muôn thảm kịch mà thuyền nhân, đã chịu từ khi phong trào vượt biển bùng nổ vào d0ầu năm 1977-1989.

Người vượt biển tìm tự do, ngoài sóng gió bão tố bất thường không biết trước, còn chịu thêm cảnh săn đuổi của công an, bộ đội biên phòng và ghe tàu đánh cá quốc doanh có trang bị súng máy và súng cá nhân. Nhưng hãi hùng nhất vẫn là Nạn Hải Tặc Thái Lan. Bọn này rất hung ác, tàn bạo, sau khi chận bắt thuyền vượt biển, chúng cướp giựt hết tất cả tài sản, đánh đập mọi người, hãm hiếp phụ nữ và bắn bỏ những ai muốn trốn hay chống lại. Sau đó để phi tang, chúng đốt thuyền cho chìm, giết hết đàn ông và bắt đem theo phụ nữ, hành lạc cho tàn tạ và đem về đất liền bán cho các động đĩ.

Câu chuyện của một chiếc tàu vượt biển lênh đênh sau 32 ngày bị hải tặc Thái Lan đánh cướp, chỉ còn có 52 người sống sót, thì gặp được Chiến Hạm USN. Dubuque, do Ðại Tá Alexander chỉ huy, nhưng bị từ chối không cứu vớt, khiến cho số người trên chết gần hết. Những người sống sót phải ăn thịt bạn bè để cầu sinh. Viên Ðại Tá Mỹ vô nhân đạo trên, bị Bộ Hải Quân Mỹ lột chức và truy tố ra Tòa Quân Sự.

Cũng do hằng ngàn câu chuyện đứt ruột của người vượt biển tìm tự do, mà nhân loại ngày nay có thêm một danh từ độc đáo “ Boat People “, giống như trước kia người Do Thái, qua cuộc hành trình tìm đường về đất hứa, cũng đã làm nảy sinh danh từ “ Holocaust “.Tuy nhiên, nếu đem so sánh, kể cả chuyện người Do Thái bị Ðức Quốc Xã tàn sát trong thế chiến 2, thì thảm kịch vượt biển của người VN trên biển Ðông, vẫn bi đát hơn nhiều.

Ngày nay, VC lại đem tình thương nhớ quê hương VN ra khuyến dụ người tị nạn, mong mọi người hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận nước thù nhà. Nhưng VC đã lầm, cho dù đã có nhiều người tị nạn trở về VN nhưng thực tế hầu hết chỉ vì gia đình. Sau đó ai cũng quay lại miền đất tự do, để chờ một ngày chính thức được theo sau gót voi của Quang Trung Ðại Ðế về giải phóng Thủ Ðo Sài Gòn-Huế-Hà Nội. Ngày đó chắc không xa, vì hiện nay cả nước đều biết chế độ cọng sản đã sụp đổ toàn diện, từ ý thức hệ, lãnh đạo, kể cả huyền thoại Hồ Chí Minh, cho tới đời sống tinh thần, kinh tế, xã hôi. Chính sự xét lại của đảng, đã minh chứng sự sụp đổ trên.

Thân phận người “Thuyền Nhân” VN là thế đó, tại sao ngày nay lại có một số người đòi bỏ danh từ “Ti Nạn Việt Cộng” ?, để đồng hóa chúng ta thành kẻ di dân vì miếng cơm manh áo, trong lúc đó thật sự chúng ta chỉ bỏ nước ra đi để tị nạn chính trị, vì không thể nào sống nổi dưới chế độ cầm thú bất nhân vô tổ quốc của VC.

- TỪ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TỚI CƯỠNG ĐOẠT ĐẤT VƯỜN CỦA ĐỒNG BÀO :

Trên đời này đã không có cái gì đáng để gọi là tất yếu cả, giống như lịch sử được hoàn thành, chẳng qua cũng chỉ nhờ vào sự bất ngờ mà tạo nên những sự kiện. Bởi vậy nếu năm 1945 không có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản, thì chắc chắn Dân Tộc Việt đã thoát được cảnh núi xương sông máu và sự chậm tiến suốt 80 năm qua, khi phải sống dưới ách thống trị của chủ thuyết Mác-Lênin, được đảng ngụy trang qua cái gọi là ‘ tư tưởng HCM ‘.Kể làm sao cho hết được những thảm kịch VN trong thiên đàng xã nghĩa ? sau khi Hồ và đảng đã cưởng đoạt được chính quyền.

Tóm lại VN ngày nay trong xích xiềng nô lệ của đảng, đã trở thành một xã hội trộm cướp phi luân, từ trong cung đình ra tới hè phố mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ, công an và các thành phần xã hội đen, đã và đang công tác mật thiết với đảng cầm quyền. Ðó chẳng phải là sự nghịch lý hay sao ?, vì cả nước ngày nay đâu có khác gì một nhà tù mà cai ngục là mạng lưới công an đen nghịt vây bũa. Do đó để sống còn, cả nước đã học theo guơng đảng nói láo và lừa bịp lẫn nhau kể cả người thân trong gia đình, đảng đoàn và ngoài xã hội. Trong hệ quả tất yếu của sinh mệnh, mọi tầng lớp đồng bào nghèo nhất là giới thanh niên chỉ còn biết buông xuôi tương lai, bê tha cuộc sống để tự giết mình quên đời. Tất cả mọi sự đổ vở của căn nhà văn hiến VN bao đời, cũng đều do chế độ và chủ nghĩa CS phá sập hay bôi lọ xuyên tạc những quan niệm, truyền thống nếp sống luân lý của dân tộc, để thay vào đó bằng mớ luận thuyết sặc mùi đấu tranh giai cấp Nga-Tàu, nhằm gây chia rẽ mọi người để đảng thao túng cai trị.
Ðó chính là những đóng góp và cái được gọi là “tinh thần vô sản ưu việt” của đảng CSVN trong dòng lịch sử dân tộc, mà Trần Bạch Ðằng trước khi chết đã to miệng bảo rằng thực thể VN đang thành tựu trong sự phồn vinh ?. Nhận xét trên thật đúng nhưng chỉ dành cho đảng mà thôi vì trong lúc dân nghèo mạt rệp thì chưa lúc nào đảng giàu bằng lúc này, qua nguồn tiền của tư bản đổ vào ào ào như nước chảy, cộng với tham nhũng và tiền cướp giựt từ đất đai vườn ruộng của người dân cả nước, đã giúp các giai cấp lãnh đạo chính quyền chỉ một sớm một chiều, từ bần cố nông trở nên địa chủ, phú nông và hàng thượng lưu trưởng giả nhất trong xã hội đương thời. VN từ ngày lập quốc tới nay vẫn dựa vào ‘ nông, công và thương nghiệp ‘ để mà sinh tồn mặc dù địa vị của người sĩ phu trí thức được đứng đầu và nông gia chiếm tới 85% dân số cả nước. Chính nhờ vào nền kinh tế tự túc có tính cách gia đình này, mà VN ngay thời kỳ chiến tranh hay bị Pháp đô hộ, vẫn nằm ngoài danh sách 20 quốc gia nghèo đói trên hoàn vũ, trong lúc đó dưới sự hỗn mang của chế độ ‘ công tư sản lẫn lộn ‘, nước ta bị các cơ quan quốc tế tài trợ như IMF, WB.. xếp vào số 10 nước thiếu ăn, tệ mạt nhất thế giới “ dù mang tiếng là nước đứng thứ hai hiện nay xuất cảng nhiều gạo “

Giữa lúc cả nước vẫn coi cái ăn là điều quan trong của kiếp người, thì đảng lại đốt giai đoạn một trăm năm lạc hậu, xóa bỏ cái nền kinh tế tự túc của dân tộc bao đời, để thay thế vào những bước nhảy vọt giống như Mao Trạch Ðông từng làm thuở nào, qua cái gọi ‘ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ‘ nhưng thực chất là thừa cơ làm thêm một vụ ‘ cải cách ruộng đất ‘ như đã làm trên đất Bắc, để thu gọn vào tay tất cả đất đai vườn ruộng của đồng bào miền Nam VN (lẫn miền Bắc), một giấc mơ vĩ đại mà đảng đã đeo đẳng suốt 37 năm qua nhưng chưa đạt được vì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của tầng lớp nông dân VN, chẳng những tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, cao nguyên Trung Phần và mới nhất tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và huyện Văn Giang (Hưng Yên) bùng phát từ đầu năm 2012 tới nay.

Nhìn lại lịch sử thế giới đặc biệt là tại Trung Hoa, ta thấy hầu hết các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống lại chính quyền, đều do nông dân khởi xướng và tham dự, vì họ chính là nạn nhân bị cường hào ác bá toa rập với bọn quan lại áp chế gây nên cảnh đói khổ lầm than. Ðó là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Trần Thắng, Ngô Quảng rồi sau đó có Hạng Võ, Lưu Bang.. vào năm 209 trước Tây Lịch, chống lại Tần Nhị Thế và đã làm sụp đổ cơ nghiệp bá quyền của Tần Thỉ Hoàng đã xây dựng trên xương máu của Hán tộc. Nói chung tất cả các triều đại Hán, Tuy, Ðường, Tống, Nguyên Mông, Minh, Thanh đều có các cuộc khởi nghĩa của nông dân để đòi quyền sống, trong số này lừng lẫy nhất là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào với hơn 600.000 ngàn người tham dự vào năm 878 sau TL, chống lại nhà Ðường. Lịch sử lại tái diễn vào cuối đời Bắc Tống có Tống Giang khởi nghĩa tại Lương Son Bạc, đời Nguyên Mông có Từ Thọ Huy, Trương Sĩ Thành, Chu Nguyên Chương.. cầm đầu những người nông dân nghèo khổ, đánh đuổi được giặc Mông ra khỏi Trường Thành vào năm 1368, khôi phục lại đất nước.

Ở nước ta cũng vậy, vào cuối các đời nhà Lý, Trần, Lê và đầu nhà Nguyễn, nông dân bị bọn quan lại địa phương cấu kết với đám địa chủ, cường hào bốc lột áp chế nên đã nổi dậy khắp nơi chống lại chính quyền. Năm 1945 quân phiệt Nhật cấu kết với thực dân Pháp chiếm gần như toàn bộ đất đai và lúa thóc của nông dân miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần, đã gây nên trận đói kinh khiếp nhất trong dòng sử Việt, làm hơn triệu người chết đói, tạo cơ hội để Hồ và đảng CS cướp được chính quyền. Tất cả những dẫn chứng trên, đều là những bài học đích thực của lịch sử chẳng lẽ đảng không biết hay cố tình tự lừa dối mình, để nhắm mắt lao vào một trận cuồng phong bảo táp, do nông dân các tỉnh Nam và Trung Phần tạo nên từ đầu tháng 6-2007 tới nay vẫn còn tiếp diễn, khi quyền sống và sinh mệnh của họ bị đảng cưởng bức, bốc lột và cướp giựt một cách tận tuyệt.

Ðầu tháng 6 năm 1989, cả thế giới bàng hoàng khựng điếng và phẫn nộ trước cuộc thảm sát tại Thiên An Môn, do Trung Cộng gây ra. Phải chăng nhờ có những hình ảnh thực tế của bạo lực được phơi bày ra trước mắt nhân loại, đã mở đường cho sự sụp đổ toàn diện sau đó của khối CS Ðông Âu, Ðông Ðức, Liên Bang Sô Viết và nhiều nước khác khắp thế giới, ngoại trừ Trung Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn và Cu Ba. Nhưng tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, nên dù bị đảng CS dấu kín những thông tin từ bên ngoài, người dân trong nước vẫn có đủ trăm phương ngàn kế để theo dõi ứng phó như vụ Tiên Lãng hay Văn Giang là một biến chuyển mới lạ nhất trong những bức tranh xã hội chủ nghĩa, chua hề có từ trước tại VN.

Nhờ vậy nhân loại mới có được những tấm hình lịch sử, nhìn rõ tận mắt cảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an VC bịt miệng bóp cổ ngay trước mặt quan tòa, cảnh Đoàn Văn Vượn bị cướp giựt đầm cá, san bằng nhà cửa nhưng trên hết là hình ảnh hàng ngàn “ công an, bộ đội, pháo, đạn..nhắm vào người dân Văn Giang bóp cò !.”. Gần nhất là cảnh công an đàn áp, khủng bố những người tuổi trẻ trong nước đứng dậy chống giặc Tàu cưởng đoat biển, đảo của VN.. Ðiều này cho thấy sau hàng rào kẽm gai và mạng lưới công an với súng đạn mã tấu dao găm, dân tộc VN suốt 37 năm qua đã trãi qua một cuộc sống nô lệ mới, dưới sự cai trị độc ác siêu phong kiến của những khuôn mặt già trẻ độc tài trong chính trị bộ. Thế giới bên ngoài ngày nay đã gần như từng phút một biết được một cách chính xác cuộc sống lầm than của đồng bào cả nước, đến nổi họ đã bất kể mạng sống liều chết đứng dậy tố cáo tội ác của đảng cầm quyền, đòi lại những gì đã bị Việt Cộng tước đoạt suốt 37 năm qua, trong đó có quyền được làm một kiếp người bình thường với những gì của mình được tạo dựng bằng mồ hội nước mắt. Tất cả sự thay đổi chỉ còn là thời gian rất ngắn, có điều chắc chắn là VN ngày nào còn bị đảng CS cai trị, ngày đó nạn ngoại xâm và họa thôn tính của Trung Cộng sẽ không còn bao xa như tin tức loan báo hằng ngày các vu “ Hải tặc Trung Cộng “ cướp tàu đánh cá hay bắn vào ngư dân VN khi họ hành nghề trên chính quê hương mình tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..để đòi tiền chuộc mạng. Nhưng quan trọng nhất là việc phi cơ chiến đấu của Tàu đỏ đã công khai xâm phạm không phận VN tại Cam Ranh và Ninh Thuậm mới đây, trước sự im lặng không một phản ứng của CSVN.

* CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT TRÊN ÐẤT BẮC DO HỒ CHÍ MINH KHỞI XƯỚNG:

Ngày 5-6-1948 Cao Ủy Liên Bang Ðông Dương là Emile Bollaert qua Thỏa Ước Hạ Long đã thừa nhận Quốc Gia VN dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại là một nước Ðộc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 8-3-1949 Quốc Trưởng Bảo Ðại lại ký với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol Thỏa Ước Elysée tại Paris, theo đó Pháp công nhận VN là một Quốc Gia thống nhất gồm 3 miền, Bắc, Trung và Nam Phần. Chính vì vậy nên Trung Cộng và Liên Xô trước sau vào tháng 1-1950 đã vội vã công nhận chính phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Kể từ đó, VN đã có hai chính phủ đối lập, một của người Việt Quốc Gia và một của Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế. Năm 1950, Hồ sang Liên Xô cầu viện đồng thời nhận chỉ thị của Staline đem về nước thi hành, trong đó có việc công khai hóa hoạt động của đảng Cộng Sản và đẩy mạnh công tác cải cách ruộng đất theo đường hướng của Sô Viết. Công tác này được Hồ cho thi hành qua năm đợt, bắt đầu năm 1949 tới 1956 mới tạm kết thúc vì nhu cầu tuyên truyền ‘ sinh Bắc tử Nam ‘ qua cuộc chiến xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.

Nói chung cảnh đấu tố của VC chỉ xảy ra dữ dội tại lãnh thổ của VN dân Chủ Cộng Hòa gồm Bắc Phần và các tỉnh Thanh, Nghệ, Tỉnh, Quảng Bình và một phần Quảng Trị nằm bên kia vĩ tuyến 17. Ở miền Nam VN trước ngày chia đôi đất nưóc năm 1954, các tình Nam. Ngãi, Bình, Phú bị Việt Minh chiếm đóng được gọi là Liên Khu 5 cũng diễn ra cảnh đấu tố nhưng không sắt máu chết người như ở miền Bắc, nhất là giai đoạn từ 1955-1956 khi Hồ thi hành theo lệnh của Staline và Mao Trạch Ðông.

Khởi đầu cuộc cải cách ruộng đất, Hồ đã ký sắc lệnh số 78 ngày 14-7-1949 thành lập Hội Ðồng Giảm Tô bắt các đia chủ phải giảm tiền thuê đất cho tá điền từ 25-30% và thông tư số 33 ngày 21-8-1949 về nguyên tắc phân chia số ruộng đất cho nông dân nghèo, vừa được tịch thu của các điền chủ người Pháp và người Việt bị đảng gán tội là Việt Gian. Năm 1950 Hồ ký hai sắc lệnh số 89 ngày 22-5 xóa bỏ tất cả hợp đồng thuê mướn ruộng giữa điền chủ tá điền trước và sau năm 1945 và sắc lệnh số 90 ký cùng ngày, quốc hữu hóa tất cả những ruộng đất đã bỏ hoang trên 5 năm, nói là để cấp phát cho người nghèo tạm thời sử dụng trong 10 năm và miễn đóng thuế trong 3 năm đầu. Một đại hội đảng CS đã được triệu tập vào cuối tháng 11-1953 tại chiến khu Việt Bắc để bàn về việc ‘ cải cách ruộng đất ‘ và quyết định này lại được Quốc Hội VC vừa mới được thành lập vào năm 1946 hợp thức hóa trước khi đem thi hành. Lần cải cách này, Hồ không theo Liên Xô mà lại theo đường lối của Trung Cộng và Bắc Hàn không bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân dù thực tế chỉ là lý thuyết vì đảng đã quản lý tất cả. Cũng trong đợt cải cách này đảng công khai tịch thu đất đai của các địa chủ đã bỏ về Tề bị kết tội là Việt Gian, của người Pháp và những ngoại kiều khác. Nhiều tòa án nhân dân đặc biệt được thành lập để xét xử bất cứ ai chống lại đảng về việc cải cách ruộng đất.

Sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, tình hình ruộng đất ở miền Bắc thuộc Cộng Sản cai trị đã có sự thay đổi rất lớn vì đã có hơn 1 triệu người di cư vào Nam bỏ lại toàn bộ điền sản, nên vào ngày 14-6-1955 HCM lại ký một sắc lệnh về cải cách ruộng đất mới, ra lệnh tịch thu toàn bộ đất đai tài sản của bất cứ ai bị gán cho cái tội phản động, Việt Gian, địa chủ, cường hào ác bá. trong đó có cả các cơ sở tôn giáo, những người từng tham gia cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.. Sự trưng thu trên chẳng những không được bồi thường mà Hồ còn ra lệnh cho các tòa án nhân dân đặc biệt định tội những nạn nhân bị đảng qui kết tội mà không cần phải xét xử điều tra gì cả vì mọi vấn đề liên quan tới sự phân chia tài sản, ruộng đất và thành phần xã hội đã được các chóp bu trong chính tri bộ quyết định sẳn theo sự chỉ đạo của Liên Xô và Trung Cộng.

Ðể tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, Hồ ban hành lệnh ‘ rèn cán chỉnh quân ‘ và ‘ rèn cán chỉnh cơ ‘ vào năm 1949. Trong lúc cả nước đều phải học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Hồ vẫn chưa thấy đủ nên năm 1950 lại bắt ‘ chỉnh huấn ‘ vừa để thanh lọc hàng ngũ đảng, củng cố tư tưởng vô sản để hổ trợ công tác sắp tới. Tháng 3-1953 đảng ban hành một sắc lệnh qui định lại những thành phần xã hội gồm : Ðịa Chủ là những người có từ 3 mẫu ta ruộng đất trở lên, Phú Nông có 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Trung Nông có 1 tới 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Bần Nông có ít ruộng đất và Bần Cố Nông là những tá điền không đất ruộng.

Ðể lôi cuốn quần chúng nông thôn, đảng khích động sự căm thù giai cấp, đưa cán bộ về tận nông thôn để sống với dân cùng ăn, cùng ở, cùng làm để nạp bè kết đảng. Có như vậy cán bộ đảng mới nắm rõ tình hình của địa phương, tìm đúng những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn để khuyến khích chúng đứng ra tố khổ các nạn nhân theo danh sách đảng đã lập sẳn, qua cái gọi là tòa án nhân dân đặc biệt. Công tác được tiến hành ngay khi đất nước vừa chia đôi vào ngày 20-7-1954 do một Uỷ Ban Cải Cách Ruộng Ðất lãnh đạo tại trung ương có Trường Chinh (TBT) và ba phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng. Tại địa phương, đảng cho thành lập mỗi tỉnh 10 đoàn với nhân số mỗi đoan có 100 cán bộ, đoàn trưởng có chức vụ ngang hàng với bí thư tỉnh uỷ, chỉ làm việc thẳng với trung ương. Mỗi đoàn lại chia thành nhiều đội cải cách với nhân số từ 6-7 người mà đội trưởng lại là thành phần bần cố nông sinh sống tại địa phương. Tất cả những thành phần trên được Hồ ra lệnh cho bộ đội chính qui vừa từ mặt trận Ðiện Biên Phủ trở về bảo vệ. Do đó chúng đã phóng tay, khiến cho chẳng những người sống phải khiếp sợ mà cả đất trời cây cỏ và súc vật cũng phải điêu đứng vì ‘ Thà giết oan 10 người còn hơn bỏ sót một tên phản động ‘.

Hiện vẫn còn nhiều người được chứng kiến cảnh đấu tố năm nào trên đất Bắc, khi kể lại cảnh tượng trên, vẫn không ngăn nổi sự khiếp đãm rùng mình về sự tra tấn các nạn nhân như bỏ cho chết đói, mắng chữi hành hạ trước khi đào hố chôn sống hay đánh đập cho tới chết..

* Hậu Quả Cuộc Cải Cách Ruộng Ðất ở Miền Bắc : Theo các tài liệu còn lưu trử, thì cuộc cải cách ruộng đất trong năm 1955-1956, đã bức hại từ 120.000 – 200.000 người, trong số này có khoảng 40.000 – 60.000 cán bộ đảng viên. Ngoài số người bị tử hình trên, còn có rất nhiều người khác bị liên hệ, phải chịu cảnh tù đày trong các trại cải tạo. Sự tàn bạo có một không hai trên trong dòng sử Việt, khiến cho cả nước oán hận căm thù nên họ bất chấp súng đạn, nổi lên phản đối, dữ dội nhất là tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), khiến Hồ ngày 13-11-1956 phải điều động sư đoàn 325 tới đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân trong tay chỉ có gậy gộc, cuốc xẻng.. kéo dài hơn 10 ngày, cuối cùng có thêm 1000 người vô tội bị bắn chết, nhiều người khác bị bỏ tù

Mặt khác để trấn an và trên hết là tiếp tục sử dụng máu xương của thanh thiếu niên nam nữ vào cuộc chiến xâm lăng Miền Nam đang bắt đầu, Hồ nhân danh đảng qua thư ngày 1-7-1956 và 18-8-1956 nhận lỗi sai lầm, đồng thời cách chức tổng bí thư của Trường Chinh cùng các chức vụ của Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng… Nhưng đó cũng chỉ là hành động mị dân, vì chẳng bao lâu Hồ lại phục chức cho Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng.

Hậu quả cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc do Hồ khởi xướng theo lệnh của Liên Xô và Trung Cộng, chẳng những đã không cải thiện được cuộc sống nghèo nàn của người dân nơi thôn dã mà còn gây nên sự tê liệt về nông nghiệp vì những người còn sống sót sau cuộc cải cách vẫn cứ lo sợ một sự trả thù. Ngoài ra qua lần cải cách trên, Hồ coi như đã đạt được mục tiêu chính trị mong muốn là xóa bỏ hẵn cấu trúc xã thôn cũ, để thay vào đó là hàng lãnh đao của đảng. Làm cuộc cải cách ruộng đất để đẩy nông dân vào thêm con đường khốn cùng để họ chỉ còn biết nghĩ tới miếng ăn và sự căng thẳng tinh thần vì màn lưới khủng bố của công an khu vực luôn rình rập.

Cuối cùng người dân miền Bắc bất cứ là ai cũng đều giống như cánh chim bị đạn, mất hết hồn vía sau trận đấu tố kinh hồn, nên đã ngoan ngoãn chui vào những hợp tác xã nông nghiệp do đảng thành lập và sau rốt ruộng đất, trâu bò, nông cụ.. đều thuộc tài sản tập thể quản lý, bất kể là ruộng của mình hay vừa mới được chia trong cuộc cải cách.

Tóm lại Hồ Chí Minh tổ chức cuộc cải cách ruộng đất, vừa đạt được mục tiêu chính trị là bần cùng hóa mọi thành phần trong xã hội, vừa thanh lọc được hàng ngũ đảng sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, vừa cướp trọn điền sản đất đai của nông dân miền Bắc để tất cả trở thành vô sản chuyên chính, có vậy mới lùa họ một cuộc chiến mới, qua tem phiếu sổ hộ khẩu do đảng phân phối quản lý. Hởi ôi còn gì ngao ngán hơn khi đọc những lời thơ sắt máu của Tố Hữu

“giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
thờ Mao chủ tịch, thờ Staline bất diệt”.

*CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT Ở MIỀN NAM VN, QUA CHIÊU BÀI CÔNG NGHỆ HÓA NÔNG THÔN :

Ngày nay nhìn vào báo cáo xuất cảng nông phẩm của đảng CSVN, ai cũng tưởng VN là một nước lớn và giàu manh. Thật sự đấy chỉ là bề trái của huyền thoại mà Trần Bạch Ðằng nói tới ‘ đầu thế kỷ chưa lo nổi bát cơm cho 20 triệu người, cuối thế kỷ giải quyết xong cho hơn 70 triệu người và là nước xuất cảng gạo thứ 2 trên thế giới ‘.Ðó chỉ là tường trình vì thực tế ai cũng biết năng suất cũng như hoa lợi của nông dân VN rất thâp so với các nước trong khu vực ASEAN. Riêng việc hổ trọ giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền là vậy nhưng đảng chỉ hổ trợ cho các doanh nghệp ‘ phe ta’ mua lúa xuất khẩu trong lúc nông dân bị ép giá rất thấp khi bán lúa cho nhà nước theo chỉ tiêu đã ấn định, nên nhiều hộ phải thắt lưng buộc bụng thiếu ăn nhịn đói mới đủ số. Bởi vậy không ai ngạc nhiên, khi biết đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay là vựa lúa của cả nước và chiếm 90% lượng gạo xuất cảng nhưng nông dân lại bị xếp vào hạng nghèo nhất cả nước, với lợi tức không quá 300 mỹ kim/1 năm ?

Một bi thãm nữa mà người ngoài không biết là ngày nay hầu hết đồng ruộng của Miền Nam VN trở thành tư hữu của giai cấp địa chủ mới. Chính thành phần này mới là chủ nhân ông thực sự còn nông dân chỉ là những người làm thuê như thời Pháp thuộc, giúp cho đảng vừa trưng dụng được sức lao động rẽ tiền, vừa thu được nguồn lợi nhuận to lớn qua các doanh nghiệp đỏ hay quốc doanh. Ðã thế cán bộ đảng còn cố vơ vét cho hết lúa gạo để chuyển lậu ra Bắc rồi vượt biên giới xuất cảng lậu bằng đường biển. Tất cả đều là những lý do để giải thích sự nghịch lý ‘ gạo thừa nhưng vẫn thiếu khiến cho dân đói ‘.

VN ngày nay vẫn còn được cơ quan lương nông thế giới (FAO) cùng các tổ chức nhân đạo viện trợ lương thực. Nhìn vào ai cũng tưởng các cơ quan trên cố tình bao che cho chế độ kể cả việc hũy tiền lời hàng năm càng lúc càng tích lũy không biết đâu mà mò. Ðây là mánh lới của bọn con buôn quốc tế một tay thì bỏ tiền ra cứu đói, còn tay kia cứ đổ vốn vào ào ào để nhà nước ta tha hồ lãng phí rồi bắt dân ỳ cổ đóng góp trả tiền lời. Vòng đời cứ quẩn quanh như thế thì bảo sao người nghèo cả nước càng lúc càng không tăng ?

Michael Chossudovsky, giáo sư kinh tế học tại Ðại Học Ottawa (Canada) đã nói không cần úp mở “ VN ngày nay là một trong những nước chậm tiến đang bị cột chặt vào nợ nần lút đầu với tiền lời phải trả. Do dó nền kinh tế nổi (hợp pháp) vì lo cho tiền trả nợ càng lúc càng suy sụp. Ðó cũng là lý do chựt giụp mọi thứ để xuất khẩu như một phương cách giải cứu, thậm chí phải bán cả ma tuý như Miến Ðiện để trang trải tiền lời. Nên phân biệt làm gì tiền sạch tiền dơ, miễn sao có tiền trả nợ là đủ “.Còn VN may mắn hơn vì đã có các cơ quan IMF, WB,ADB bao che sẳn sàng trả tiền lời, vì vậy đảng đâu có sợ mà không tiếp tục vay nợ.

Thông tin một chiều, kiến thức tạp nhạp đảng đã dẫn đường cho cả nước vào chổ bế tắc suốt mười mấy năm qua kể từ ngày mở cữa đổi mới, với các kế hoạch nuôi tôm cá, trồng cà phê cao su, lập vườn trồng cây ăn trái.. khiến cho nhu cầu thừa mứa dẫn tới tình trạng phá sản sạt nghiệp phải bán hết điền sản để trả nợ ngân hàng, còn không thì phải tự vẫn. Vì vậy nên ở nông thôn hiện nay, hầu hết ai cũng muốn bán hết ruộng đất để đi làm mướn vì thu nhập quá thấp lại bấp bênh đủ thứ. Tình trạng này cũng đã xảy ra tại Trung Cộng và Ðại Hàn hiện nay hay Âu Châu vào thế kỷ XIX, làm đảo lộn hết mọi nếp sống cũ, tạo cơ hội vàng ròng để đảng mua hết đất đai hoa màu tại nông thôn, rồi cải tạo thành các khu công nghiệp hóa bán lại cho tư bản với giá rất cao như bài diễn văn của Võ Văn Kiện lúc còn làm Thủ Tướng VC đọc trong ngày 30-4-1995 ‘ làm thế nào để sớm đưa nước ta từ nước nông nghiệp trở thành quốc gia công nghiệp hóa ‘. Ðể đạt được mục đích trên, Kiệt đã ký quyết định ngày 16-8-1996 ra lệnh đuổi đồng bào tại nhiều tỉnh miền Trung nằm trong các vùng dự án. Tất cả đều ăn khớp với cái gọi là ‘ quốc sách hiện đại hóa công nghệ hóa ‘ với thực chất tạo điều kiện tối ưu cho tư bản làm giàu, đầy người dân nhất là nông gia vào con đường chết, mất hết đất đai vườn ruộng, cuối cùng chỉ còn con đường thế con đợ vợ và ngay bản thân mình cũng biến thành con vật hai chân để phục vụ cho chế độ hiện hữu. Thiên đàng xã hội chủ nghĩa là thế đó !

* ÐẢNG HỒI SINH GIAI CẤP ÐỊA CHỦ CƯỜNG HÀO ÐỎ TẠI NÔNG THÔN :

Qua cái gọi là ‘chính sách tạo điều kiện làm giàu cho nông dân’ đảng đã tạo điều kiện hồi sinh cho giai cấp địa chủ phú hào đỏ tại địa phương. Theo luật đất đai của xã nghĩa VN được công bố ngày 14-7-1993 với 3 điều căn bản tựu trung cũng vẫn nhắm tới việc tập thể hóa ruộng đất như thời còn bao cấp hay hợp tác xã kiểu cũ, nhằm biến nông dân thành công nhân lãnh lương bằng hoa lợi được thu hoạch do chính mình làm ra, không hơn không kém những tá điền được đảng khoán đất nộp thuế. Sự khác biệt trong bộ luật đất đai mới năm 1993, một mặt nới rộng cho phép nông dân được sử dụng đất đai của mình nhưng mặt khác tạo điều kiện cho bọn cường hào tại địa phương gồm đoàn trưởng, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ các cấp.. tha hồ tác quái đầu cơ. Ðó mới chính là những địa chủ thực sự vì có toàn quyền thu hồi hay cấp phát ruộng cho dân nhất là khi đảng ban hành nghị quyết 10 trả lại đất cho nông dân. Chính cái thời điểm này mới xãy ra cơn sốt sang nhượng đất đai, được đảng gọi là ‘ cải tạo đất ‘ mà thực chất giúp bọn đầu cơ mua lại đất của nông dân bằng cái giá tượng trưng rẽ mạt 11.000 tiền Hồ /1m2.. Từ đó nông dân mất quyền tư hữu vĩnh viễn vì đã bán lại cho người khác. Cứ thế đất trồng lúa dần dần bị phá đi để cải tạo đất hay chuyển sang mục đích khác mà chủ yếu bán cho tư bản trong đó có cả con người như bản nghị quyết trong Ðại hội VIII của đảng đã nói ‘ con người cũng là một nguồn lực cần phải tận lực sử dụng, để tạo ưu thế thực hiện các chính sách của đảng’.

Tóm lại đảng CSVN từ khi ra đời tới nay đã nắm được ba cái bất ngờ, chứ không là ‘ tất yếu ‘, đó là cướp được chính quyền vào tháng 8-1945, chiến thắng VNCH ngày 30-4-1975 và vì thời cuộc mà phải mở cửa đổi mới vào đầu thập niên 90 khi trào lưu quần chúng không thế nào đảo ngược lại được, nếu không muốn bị tiêu diệt như Ðông Âu hay Liên Xô. Do tình trạng đột xuất không dự liệu nên đảng phải chạy theo thời cuộc và cũng vì để làm vừa lòng tư bản, nên đã phải thi hành một chính sách cải tố kinh tế kiểu lươn lẹo báo cáo láo. Hậu quả đẩy đất nước nhất là giới nông ngư dân nghèo vào con đường bế tắc vì đây là cơ hội để bọn tư bản nhất là giới thương buôn Á Châu trong đó có Tầu đỏ, Tàu trắng, Nam Hàn.. tha hồ săn quét moi móc cho tận tuyệt các tài nguyên trên mãnh đất trù phú VN, từ đất liền ra tới biển khơi hải đảo. Trước tình thế này, tập đoàn CSVN chỉ còn một cách để kéo dài quyền lực, là phải biến thành một Tập Ðoàn Tư Ban Ðỏ, để cùng hòa nhập vào các thế lực tư bản khác đang bỏ vốn đầu tư tại VN, tận lực khai thác cho hết mọi thứ sẳn có, trong đó có con người sống và cả nơi yên chốn nghĩ của những người khuất mặt, mà điển hình là Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại Biên Hòa cũng không ngoại lệ.

Sự thật đã quá rõ ràng mà bất cứ ai cũng thấy được, đó là sự tồn vong của đảng CSVN ngày nay không còn dính líu gì tới chủ nghĩa hay tư tưởng nào khác ngoài Ðồng Tiền góp vốn của các thế lực tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Nói một cách trắng trợn là đảng qua vai trò tư bản đỏ nay đã xác định vai trò lãnh đạo của mình dựa trên hai yếu tố : Tiền Ðầu Tư Ngoại Quốc và Bạo Lực Ðang Nắm Sẳn Trong Tay., mà hai thứ trên chẳng bao giờ đáp ứng được mục tiêu của đảng luôn đề cao tuyên truyền ‘ Dân Giàu Nước Mạnh, Xã Hội Tự Do Công Bằng ‘.

Vốn đầu tư nước ngoài nếu có đổ vào VN cũng chỉ nhắm vào nguồn lao động rẻ mạt hay dùng để tạo nên những cơ sở vật chất cho tư bản khi tới địa phương thụ hưởng như hệ thống khách sạn, các trung tâm du lịch, nâng cấp các sản phẩm nội hóa để xuất cảng.. mọi thứ đều sinh lời đổ tiền vào túi đảng và tư bản, còn người dân có chấm mút được gì ngoài sự hưởng ké các phương tiện.

Tức nước thì vỡ bờ, người dân cả nước hiện nay đã bị đảng dồn vào chân tường, nên chỉ còn cách đối mặt với bạo lực để mà sinh tồn. Hai mươi năm tồn tại VNCH (1955-1975) vì là một đất nước pháp trị, nên đả xãy ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình chống chính quyền nhưng đặc biệt là trong tất cả các cuộc biểu tình, hoàn toàn là những thành phần cao quí, dư thừa và được ưu đãi nhất trong xã hội Miền Nam lúc đó. Tuyệt nhiên chẳng bao giờ có giới lao động nông dân tham dự vì họ đâu có nhiều thì giờ nhàn rỗi hay uất ức nào để mà đòi hỏi tra vấn chính phủ. Tất cả sự thật về những bức tranh vân cẩu trên đã lộ nguyên hình sau ngày VNCH sụp đổ, thì ra biểu tình giả và kẻ đề xướng tham dự phần lớn cũng là của đảng gài lại.

Nhưng nay thì khác, từ tháng 6-2007 tới nay (12-2012), đã có hàng ngàn nông dân từ nhiều tỉnh thành lặn lội tới Sài Gòn hay ra tận Hà Nội để biểu tình bất baọ động. Họ không đòi hỏi những thứ vô lý như những người biểu tình giả trước tháng 4-1975 tại Nam VN, mà chỉ van xin đảng CSVN trả lại Ðất Ðai, Vườn Tược, Nhà Cửa, Sản Nghiệp để mọi người sống. Ðòi hỏi chỉ có vậy thôi, cho nên trong các cuộc biểu tình đâu thấy bóng trí thức sĩ phu tham dự, vì những thứ đòi hỏi trên, các nhà báo nhà văn tại thanh thị đâu có mất ?.

Tháng 5-1989 phong trào đòi dân chủ của giới trẻ Trung Hoa bùng nổ dữ dội cơ hồ làm rung chuyển nền móng của đảng cộng sản Tàu. Bất chấp nguyện vọng của toàn dân, Ðặng Tiểu Bình và đám chóp bu trong Trung Nam Hải đã sử dụng bạo lực để đè bẹp. Không thành công nhưng ít ra phong trào đòi dân chủ trên, cũng đã gây được một sự xúc động mãnh liệt tới thế giới, khi đưa những hình ảnh thật về sự bạo ngược, dã man của cộng sản ra ngoài anh sáng nhân loại. Chính những hình ảnh này mới là yếu tố giúp cho người dân Ðông Âu, Ðông Ðức và Liên Xô thức tỉnh, đứng đậy đạp đổ chũ nghĩa Mác Lê, xóa sạch thiên đường xã nghĩa đã cùm xích thân phận con người gần thế kỷ ô nhục.

Tại VN ngày nay, qua những hình ảnh về Linh Mục Nguyễn văn Lý bị bóp cổ, bịt miệng và các cuộc biểu tình đòi quyền sống của cả nước,.. đã đánh động lương tâm nhân loại, trong đó có Cộng Ðồng Chung Âu Châu và Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn CS khắp thế giới. Rồi giữa lúc tình hình đang loạn lạc vì dân chúng đã không còn ngồi chờ ‘tự do có sẳn’ do đảng ban phát, nên rủ nhau liều chết đi đòi, thì hải tặc Trung Cộng đổ thêm dầu vào kho xăng chờ phát lửa, khi ngày ngày ngang nhiên bắn vào thuyển của ngư dân đang hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN, trước sự hèn nhát cúi đầu để cho giặc cướp giết đồng bào mình.

Tiên Lãng (Hải Phòng), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Văn Giang (Hưng Yên) và phong trào yêu nước của tuổi trẻ VN trước giặc Tàu xâm lược,.chỉ mới là bước khởi đầu của một trận bão tố cuồng phong, đã và đang thành hình khắp nước trước sự công phẫn của đồng bào không ai còn có thể nhịn được, qua hình ảnh “công an bộ đội” chĩa súng vào dân bóp cò, chỉ vì mục đích cướp nhà, cướp đất của dân ! Đó là hậu quả tất yếu mà Hồ Chí Minh và CSVN đã làm càn suốt mấy chục năm tồn tại, qua khẩu hiệu cà chớn “dân làm chủ, nhà nước quản lý” !

Xóm Cồn Hạ Uy Di

Cuối năm 2012

MƯỜNG GIANG

No comments:

Post a Comment