Clip chui vào túi nilon để... qua suối
Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối.
Trong câu chuyện về điểm trường Tháng ba biên giới được xây dựng ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (ngôi trường mới ở Sam Lang), có nhắc tới cung đường dài 18 cây số từ trung tâm xã Nà Hỳ vào bản. Nhưng ấn tượng của cung đường này không chỉ là những con dốc dựng đứng, những vực sâu hun hút mà sơ sẩy một chút có thể đánh đổi cả sinh mạng mình.
Video
Thầy giáo Lò Văn Chiến dù quá quen với cung đường
này song không ít lần khiến tôi thót tim khi ngồi sau chiếc xe máy của thầy. Nhất
là những đoạn dốc dựng đứng mà đất dưới nền đường đã vụn thành một lớp bột mịn
như rây, dày cả tấc. Bánh xe không bám được vào nền đường, cứ thế trượt dài
trong mớ bột đất tơi mịn dù đã đạp thắng xe hết cỡ, trong khi bên vệ đường là vực
sâu hun hút.
Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilon và nhờ người biết bơi kéo qua suối - Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh.
Liều mình vượt suối
Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilon và nhờ người biết bơi kéo qua suối - Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh.
Liều mình vượt suối
“Tất cả vì học sinh thân yêu”
“Tất cả vì học sinh thân yêu” là câu khẩu hiệu
được viết rất trang trọng trên tường của nhiều ngôi trường. Nhưng ở Sam Lang,
“tất cả vì học sinh thân yêu” không hề là câu khẩu hiệu, nó hiện ra cụ thể trên
chặng đường mà các thầy cô giáo như cô Minh, thầy Quý, thầy Sen, thầy Trường,
thầy Chinh... đang mang con chữ đến với học sinh của mình. Câu khẩu hiệu đó được
cụ thể hóa và có khi đầy nguy hiểm như câu chuyện vượt suối mùa lũ bằng túi
nilông mà chúng tôi vừa kể!
Khi gặp cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu
giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang, nhắc lại chặng đường vừa đi từ Na Hỳ vào
Sam Lang và bày tỏ sự khâm phục với “tay lái lụa” của các cô giáo khi hằng tuần
đi về trên chặng đường này, cô Minh cười bảo: “Các anh đi hôm nay trời khô ráo,
quá sướng, vào đây mùa lũ thì các anh phải xem cái này!”.
Nói rồi cô Minh mở điện thoại cho chúng tôi xem
một đoạn clip cảnh vượt suối đến trường vào mùa lũ mà tôi tin chắc chưa ở đâu
trên thế giới này có kiểu qua suối kỳ lạ như thế.
Đã từng xem những thước phim về đu dây qua
sông, ôm can nhựa, ôm thân chuối bơi qua sông... nhưng đoạn clip cô giáo Minh
quay bằng điện thoại và mở cho xem nằm ngoài tất cả sự tưởng tượng của chúng
tôi.
Trong chiếc điện thoại của cô giáo Tòng Thị
Minh, đoạn clip quay cảnh các cô giáo đứng bên bờ suối, nước xiết cuồn cuộn.
Rồi các cô chui vào những bao nilông và ngồi lọt
thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết
bơi sẽ túm gọn miệng bao đựng cô giáo và kéo các cô - lúc này nằm im trong túi
nilông ấy - để bơi vượt qua suối. Một tay túm miệng bao, một tay sải nước bất
chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.
Tất nhiên các cô giáo nằm im và nín thở khi nằm trong cái phao túi bóng ấy. Nói dại, nước thì xiết, cái túi nilông mỏng manh, nhỡ tuột tay hay các cô cựa quậy vì ngộp làm cái túi mỏng manh kia rách thì tính mạng các cô giáo sẽ thế nào giữa dòng suối ấy đây?
Tất nhiên các cô giáo nằm im và nín thở khi nằm trong cái phao túi bóng ấy. Nói dại, nước thì xiết, cái túi nilông mỏng manh, nhỡ tuột tay hay các cô cựa quậy vì ngộp làm cái túi mỏng manh kia rách thì tính mạng các cô giáo sẽ thế nào giữa dòng suối ấy đây?
Thấy chúng tôi quá quan tâm tới đoạn phim quay cảnh vượt suối mùa lũ có một không hai này, cô Minh bảo: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.
Con suối cô Minh quay cảnh tượng “rùng rợn” kia
là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục
đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.
Cô Minh bảo: “Hồi tháng 9/2013 em bắt đầu chuyển
từ Nà Bủng về điểm trường này. Lần đầu gặp lũ không biết làm thế nào để đi qua
thì thấy dân bản đều “vượt lũ” bằng cách này nên cũng liều mình làm theo”.
Hôm đó cô Minh đi cùng với cô giáo Huệ, dạy ở Nậm
Chua. Cô Huệ nhìn thấy thế hơi hãi không dám qua, vậy là cô Minh đánh bạo chui
vào bao và nhờ dân bản đưa qua suối.
Qua tới bờ bên kia, cô Minh vừa gọi với sang động
viên cô Huệ, trong clip còn có tiếng của cô Minh: “Chui vào đi, chui vào đi, chị
to hơn em mà còn chui được vào cơ mà...”.
Vừa gọi cô vừa lấy chiếc điện thoại quay cảnh
cô Huệ qua suối trong túi nilông làm kỷ niệm vì quá... ấn tượng. Nhìn cô Huệ vừa
được đưa qua suối, chừng ngộp thở bởi bị nhốt kín trong bao, nét mặt thất thần.
Chiếc cầu treo còn trong mơ ước
Nhìn nguy hiểm chết người như thế, nhưng khi đã
qua được rồi thì những lần sau gặp lũ dâng ngập cầu các cô cứ bình tĩnh chui
vào bao nilon rồi nhờ dân bản vừa bơi vừa kéo cái túi qua suối. “Em thấy cũng
bình thường như... cân đường hộp sữa thôi mà!” - cô Minh hài hước.
Cô giáo Tòng Thị Minh và học sinh của mình tại
bản Sam Lang - Ảnh: Ngọc Quang
Cô còn một đoạn clip khác quay cảnh vượt suối của
học trò, bởi không chỉ các cô giáo, nhiều phụ huynh cũng đưa con vượt suối đến
trường bằng cách ấy.
Tất nhiên các em còn bé nên chuyện để các em
vào bao nilông xem ra dễ dàng hơn. Trong clip, những ông bố cứ đặt con vào bao
rồi tóm lấy miệng túi nhấc bổng và kéo ra suối, bất chấp dòng nước xiết chảy
băng băng.
Nằm gọn trong chiếc túi, qua bên kia suối vẫn
khô ráo áo quần. Thật tình, so với cảnh đu dây trong câu chuyện về đường đến
trường của các em học sinh miền tây Quảng Bình làm xôn xao dư luận mấy năm trước,
chuyện qua suối bằng cách nằm trong những túi bóng ở Sam Lang nằm ngoài sự tưởng
tượng.
Rời Sam Lang, trên đường trở lại Nà Hỳ chúng tôi đã dừng lại bên chiếc cầu được ghép bằng những mảnh ván gỗ bắc mỏng manh qua suối Nậm Pồ.
Mùa
khô lòng suối trơ cạn, nhưng mùa mưa lũ thì như bao con suối trên những địa
hình chia cắt bởi nhiều đồi núi dốc, chỉ một trận mưa nguồn là dòng suối trở
nên mênh mông cuồn cuộn nước.
Những người dân bản nói đến mùa lũ chiếc cầu lại
được tháo đoạn giữa ra, kéo về hai phía, mùa khô đến lại kéo cầu ra. Và từ Nà Hỳ
vào Sam Lang, dù Nậm Pồ là con suối lớn nhất nhưng những con suối còn lại cũng
khiến chuyện đi lại của dân bản càng cam go hơn.
Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt
suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới
trường, cho người dân bình an lên nương?
Chúng tôi nghĩ chắc sẽ còn lâu mới có thể xây ở đây những cây cầu vượt suối. Bởi ngay trục đường chính nối từ tuyến đường Mường Chà đi Mường Nhé chạy vào huyện lỵ Nậm Pồ còn chưa được thi công tử tế thì chuyện làm cầu treo vào bản chắc còn phải rất lâu nữa!
Chúng tôi nghĩ chắc sẽ còn lâu mới có thể xây ở đây những cây cầu vượt suối. Bởi ngay trục đường chính nối từ tuyến đường Mường Chà đi Mường Nhé chạy vào huyện lỵ Nậm Pồ còn chưa được thi công tử tế thì chuyện làm cầu treo vào bản chắc còn phải rất lâu nữa!
Và vì rất lâu nên không thể biết các thầy cô
giáo và học sinh nơi đây sẽ có thêm cách nào khác để qua suối mùa lũ.
No comments:
Post a Comment