Thanh Trúc có dịp gặp gỡ rất nhiều đồng hương khắp nơi và được nghe mọi người giải thích lý do vì sao họ đổ về thủ đô Wahington để tham dự sự kiện đặc biệt này:
Người
Việt khắp nơi trên nước Mỹ tham gia vận động nhân quyền cho VN
Bước
sang ngày thứ hai của Vietnam Advocacy Day, ngày vận động nhân quyền cho Việt
Nam tại quốc hội Hoa Kỳ, gần 600 người gặp nhau từ sáng sớm thứ Năm 27 tại
thính phòng rộng lớn của điện Capitol, trụ sở cơ quan lập pháp Mỹ để nghe các đại
biểu quốc hội Mỹ phát biểu liên quan đến quyền con người và sự thiếu tự do mọi
mặt ở Việt nam. .
Trong
không khí còn giá rét của đầu xuân vùng thủ đô, ai nấy y phục chỉnh tề, thấp
thoáng những tà áo dài tha thướt, tay bắt mặt mừng dù như mới gặp nhau lần đầu.
Có người
đi một mình nhưng không hề cảm thấy lẻ loi vì tin tưởng vào mô thức vận động quốc
hội như thế này. Đó là bà Đỗ Ngọc Hà, cư dân thành phố Chicago, tiểu bang
Illinois:
Vì
mình đi tranh đấu rồi mình về phải họp lại với nhau xong lại cử người tiếp tục
vẫn cứ đến mấy văn phòng ở quốc hội.Tại vì mình gặp người ta xong rồi về mình
đi luôn thì không bao giờ và không ai ngó ngàng đến mình nữa. Thành ra cái này
rất là tốt.
Hay
anh Hàng Tấn Phát, vừa chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ:
Tôi là
một cựu tù nhân lương tâm...sang Mỹ được hơn 20 ngày. Nhân ngày vận động nhân
quyền cho Việt Nam ở bên Mỹ này thì tôi cũng muốn đến quốc hội để vận động, nhất
là có thể làm nhân chứng sống để chứng minh và cung cấp cho các vị dân biểu
cũng như thượng nghị sĩ những thông tin về Việt Nam
anh
Hàng Tấn Phát
Tôi là
một cựu tù nhân lương tâm tị nạn bên Thái Lan, sang Mỹ được hơn 20 ngày . Nhân
ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam ở bên Mỹ này thì tôi cũng muốn đến quốc hội
để vận động, nhất là có thể làm nhân chứng sống để chứng minh và cung cấp cho
các vị dân biểu cũng như thượng nghị sĩ những thông tin về Việt Nam để họ tiếp
tực giúp đỡ Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền.
Đến
tham dự cũng có thể chỉ là một cặp vợ chồng cùng đi với nhau như trường hợp anh
chị Nguyễn Quốc Tuấn từ Florida:
Có hai
vợ chồng chúng tôi đi thôi, để vận động cho nhân quyền Việt Nam . Năm vừa qua
sau khi Việt Nam được vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhưng đã không giữ
lời cam kết mà vẫn tiếp tục đàn áp mạnh tay hơn những tiếng nói dân chủ trong
nước.Vì vậy, chúng tôi nghĩ những công dân Mỹ gốc Việt nên tiếp tay để giúp đồng
bào trong nước có tiếng nói và đòi hỏi dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.
Nhiều
phái đoàn đại diện tôn giáo cũng đến tham dự buổi vận động nhân quyền cho Việt
Nam tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 27/3.
Đại diện
một nhóm 5 người đến từ New Jersey, không ngoài mục đích góp tiếng cùng vận động:
Tôi là
Trần Văn Chính, đại diện cộng đồng Nam New Jersey và Hội Cựu Tù Nhân chính trị
miền Nam New Jersey. Coi như qua cuộc họp ngày hôm nay, tiếng nói của các dân
biểu Hoa Kỳ là tiếng nói của nhân quyền, dân quyền , quyền tự do hội họp, quyền
tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận …đầy đủ tự do của một con người trên
trái đất này như tất cả mọi công dân tự do trên thế giới.
Từ
nhóm 5 người của New Jersey đến một phái đoàn 36 người của Georgia, một bạn trẻ
trong đoàn tự giới thiệu:
Điều rất
phấn khởi là thanh niên tuổi trẻ Việt Nam vẫn tiếp nối con đường theo một hình
thức mới vận động cho nhân quyền Việt Nam
Bình
Trương, New Jersey
Em tên
Bình Trương, cho ngày nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam năm nay chúng tôi thấy
một tinh thần háo hức bởi vì người Việt của chúng ta đã đi vào một mô hình mới
để vận động cho nhân quyền Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ. Điều rất phấn khởi là
thanh niên tuổi trẻ Việt Nam vẫn tiếp nối con đường theo một hình thức mới vận
động cho nhân quyền Việt Nam.
Dưới mắt
một người sắc tộc Tây Nguyên đi trong phái đoàn hơn 60 đồng bào Thượng đến từ
North Carolina, không khí hôm nay rộn rã quá khiến anh phải gọi là ngày hội
nhân quyền cho Việt Nam:
Tôi
tên là Chăn Y Nuôn, tiểu bang North Carolina, người dân tộc chúng tôi đến đây
là hơn 60 người một xe buýt. Tại mình biết chế độ cộng sản không hay, người Thượng
trong nước không có nhân quyền , nó đàn áp người dân tộc, nhất là với những người
đao Tin Lành nó đàn áp nó bắt bớ, tù đày gian khổ. Chúng tôi từ North Carolina
đến đây biểu quyết nói về nhân quyền của đồng bào chúng ta trong nước.
Ông
Hoàng Văn Huấn, một thành viên trong phái đoàn Texas, nói rằng tham gia chiến dịch
vận động nhân quyền cho Việt Nam tức là tìm kiếm và gầy dựng tương lai cho thế
hệ tiếp nối trong cũng như ngoài nước:
Phái
đoàn Texas hơn 130 người, đi hai xe buýt, ngang qua Atlanta chúng tôi còn phải
đón một số anh em bên Atlanta để đi chung với Texas đến quốc hội Hoa Kỳ để
tranh đấu. Có nhân quyền thì đất nước Việt Nam mới có thể tiến lên được, tuổi
trẻ mới có cơ hội để thăng tiến và làm cho đất nước phát triển ngang hàng với
các nước trên thế giới.
Tôi
tên là Chăn Y Nuôn, tiểu bang North Carolina, người dân tộc chúng tôi đến đây
là hơn 60 người một xe buýt. Tại mình biết chế độ cộng sản không hay, người Thượng
trong nước không có nhân quyền, nó đàn áp người dân tộc
Chăn Y
Nuôn, North Carolina
Đến từ
California, bác sĩ Đào Kiều Liên đại diện nhóm gồm nhiều người trẻ ở San Jose
miền Bắc, phát biểu rằng cuộc vận động hiện tại này sẽ là hành động tương lai của
giới trẻ Mỹ gốc Việt hướng về đất nước:
Phái
đoàn gồm có 16 người, người lớn nhất 81 tuổi và 2 em trẻ nhất đang học Lớp 12 .
Phái đoàn California bao giờ cũng chú ý đến việc vận động dân chủ cho người dân
Việt Nam. Nhiều em được nuôi nấng trong những gia đình rất chú trọng đến Việt
Nam nên chúng tôi đã vận động giới trẻ đến để cùng tranh đấu với chúng tôi. Một
ngày nào đó khi mà chúng tôi già quá không tiếp tục được thì các em sẽ đứng lên
tiếp tục công việc của chúng ta.
Con
tên Anthony Phan, con là ủy viên thư viện thành phố San Jose, con nghĩ rất quan
trọng để những người trong cộng đồng tới Washington DC để đi nói chuyện và
lobby những nghị sĩ những dân biểu vì thực sự hạ viện và thượng viện không hiểu
cái vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, họ không có cộng đồng Việt Nam trong khu vực
của họ. Mình rất cần ngồi xuống với họ và kể những câu chuyện mà cộng sản Việt
Nam đã làm sai.
Điều
khiến cho em chú ý nhất, Anthony Phan nói tiếp, là việc vận động đẫy lùi tiến
trình TPP Hiệp Ước Đối Tác Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương của Việt Nam, được nhắc
đi nhắc lại trong những cuộc tiếp xúc giữa các phái đoàn Mỹ gốc Việt khi gắp gỡ
tiếp xúc với các vị dân biểu thuộc địa phương hay khu vực của họ. TPP chính là
lý do khiến Anthony Phan theo đoàn đến Washington để tham gia vận động:
Theo
con nghĩ là mình nên chống cái TPP, mình không nên đợi họ cải thiện điều kiện
gì hết, mình chống TPP luôn. Lý do là nếu mình cho Việt Nam ký vào TPP thì rất
khó để mình rút lại cái quyền đó, rất là khó để mình lấy cái đó ra. Họ ký TPP
thì họ có thể nói là họ sẽ tôn trọng nhân quyền , tự do nhưng họ không làm thì
cũng đâu ai làm gì được. Thành ra mình nên chống TPP, mình nên kêu gọi những
nghị sĩ dân biểu chống TPP.
Sau
cùng, dù rất bận rộn vì sau cuộc tập họp buổi sáng thì đến giờ họp báo, kế đó
là chuẩn bị thức ăn trưa cho từng mấy trăm người, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
giám đốc điều hành BPSOS Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, cũng là tổ chức khởi xướng
và đảm trách hai ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam hôm thứ Tư 26 và hôm thứ
Năm 27, phát biểu:
Con
nghĩ rất quan trọng để những người trong cộng đồng tới Washington DC để đi nói
chuyện và lobby những nghị sĩ những dân biểu vì thực sự hạ viện và thượng viện
không hiểu cái vấn đề nhân quyền ở Việt Nam...Mình rất cần ngồi xuống với họ và
kể những câu chuyện mà cộng sản Việt Nam đã làm sai
Anthony
Phan, San Jose
Chúng
tôi biết chắc chắn là trên 600 người, có thể là đến 700, bởi vì hội trường lớn
nhất ở quốc hội có thể chứa được trên 500 và có rất nhiều người phải đứng.
Chúng tôi nghĩ đây là sự hy sinh , sự dấn thân, sự tận tụy của rất nhiều đồng
bào ở khắp nơi trên nước Mỹ đổ dồn về với cùng một mục đích tranh đấu cho tự
do, dân chủ, nhân quyền và sự trường tồn của đất nước Việt Nam, hạnh phúc của
dân tộc chúng ta.
Rất
nhiều người chưa bao giờ gặp nhau, rất nhiều người chưa bao giờ nói chuyện với
nhau, nhưng rất nhiều người đồng lòng với nhau. Chưa hết, tiến sĩ Nguyễn Đình
Thắng kể tiếp:
Là có
rất nhiều anh chị em trẻ ở các nơi lo phần kỹ thuật, rất nhiều người tình nguyện
đến trước hoặc từ những nơi của họ đã làm việc từ nhiều tháng nay. Đó là tinh
thần tuyệt vời mà đã đánh động sự cảm mến của rất nhiều vị dân biểu và thương
nghị sĩ và họ đến với chúng ta rất đông ngày hôm nay.
Tưởng
cần nhắc là hôm thứ Tư 26, ngày đầu của chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt
Nam, bắt đầu bằng buổi thuyết trình về tình trạng tôn giáo trong nước do linh mục
Phan Văn Lợi và chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng thuyết trình qua video.
Đến
chiều, một phái đoàn đến văn phòng đại diện mậu dịch Mỹ để vận động ngăn cản Việt
Nam bước vào TPP cho đến khi nào có nhân quyền thực sự.
Thứ
Năm 27 là ngày tập trung đông nhất với khoảng 600 người, nhóm tại hội trường
thính phòng của điện Capitol để nghe giới dân cử Mỹ phát biểu.
Chiều
27 là cuộc hội thảo về Xã Hội Dân Sự bên trong Việt Nam kèm các workshop liên
quan. Hai ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam kết thúc vào lúc 5 giờ chiều
ngày thứ Năm 27.
No comments:
Post a Comment