Nguyễn Mộng Hoài - Gần đây, nhiều bloger đã bị ghép vào một số điều mơ hồ của luật
và bị bắt, bị đem ra xử. Tòa xử các bloger nói là công khai, nhưng thực ra là
làm vội và không công khai. Dường như, những vị quan tòa xử các vụ này đều
"miễn cưỡng" làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc xử theo kiểu nào thì cũng
chứng tỏ "chúng ta" đang ở thế yếu và theo một nền "nhân trị"
chứ không hoàn toàn là "pháp trị", và nếu có "pháp trị" thì
cũng là do "chỉ đạo" mà soạn ra các điều luật có lợi cho nhà cầm quyền.
Chỉ người dân bị trị là thiệt thòi.
Trong thời đại "bùng nổ thông tin" và phương tiện
thông tin ngày càng hiện đại này, người ta khó và không thể "bịt mồm"
bất kỳ một phương tiện nào.
Người ta nghe thông tin một chiều quá nhiều rồi,
nhận thức quá méo mó rồi, nên đòi hỏi phải nhiều chiều. Vì vậy, tôi có cảm giác
là các báo, đài "quốc doanh" của ta bây giờ ít hấp dẫn người đọc, người
nghe, người xem lắm rồi thì phải. Ớn cái "một chiều" ấy, người ta tìm
đến cái đa chiều, mà đáp ứng cái đa chiều ấy chính là hệ thông báo mạng và những
người làm báo mạng, trong đó có đội ngũ những blogger. Theo dõi thường xuyên
trên mạng, chúng tôi thấy "nhà báo mạng" thật đa dạng, thật nhiều
trình độ, từ một vị tướng đã 99 tuổi, đã từng có 25 năm làm đại sứ ở nước
"bốn tốt" hiểu khá rõ ông bạn vàng. Nhưng bài viết của Cụ thật đáng để
ghi nhớ. Tiến sĩ, thạc sĩ, tướng về hưu, nhà văn, nhà báo, thậm chí cháu học
sinh đều có thể viết bài, đưa clip, ảnh lên mạng. Phạm Viết Đào là một ví dụ.
Khi Phạm Viết Đào lập trang mạng của mình và tôi vào đọc tác phẩm
của nhà văn cảm thấy nhiều cái rất đúng và rất tâm đắc. Phạm Viết Đào hầu như
chỉ nói về những vấn đề mà mọi người quan tâm, nói về những bức xúc của dân và
những vấn đề cần làm cho đúng trong điều hành đất nước. Một thời gian dài, mặc
dù cái tuổi đã "sau hưu", Phạm Viết Đào vẫn xông xáo lên các tỉnh
biên giới phía Bắc, nơi đã từng có chục năm tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ từng
tấc đất của Tổ quốc, đã từng có những chiến thắng đè bẹp quân xâm lược, nhưng
cũng đã từng có một vài cuộc thảm sát ghê rợn của kẻ thù.
Theo con số trên mạng, có đến 60.000 người lính là người dân Việt
Nam bị chết trong các trận chiến đấu kéo dài gần 10 năm ấy. Những người hi sinh
cả tính mạng, tài sản của mình cho sự nghiệp bảo vệ biên giới tổ quốc rất cần
được tôn vinh, tôn vinh không thể kém những người đã hi sinh trong 31 năm kháng
chiến đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Nhưng từ sau tháng Hai năm 1979
đầy đau thương và mất mát ấy, cuối cùng cứ bị đẩy vào quên lãng. Các cơ quan
truyền thông quốc doanh dưới sự chỉ đạo "dân chủ tập trung" nào đó cứ
im thin thít, chắc là sợ động chạm đên ông bạn vàng hay là sợ bạn mất lòng, bạn
cắt phần kinh phí tài trợ chăng!
Giá như vào các thập kỷ 50, 60 thế kỷ trước, khi mà phương tiện thông tin nước ta chỉ có báo đảng, đài đảng và TTX đảng thì nói một chiều cũng chẳng ai biết là một chiều. Bây giờ, trong thế kỷ 21, thời đại phát triển như vũ bão công nghệ thông tin, nếu muốn, nếu có người chỉ đạo chặt chẽ và thậm chí dùng điều này điều nọ để bỏ tù những ai dám viết khác đi thì cũng không thể làm được nữa. Ai có thể lấy bàn tay che mặt trời, và ai có thể chặn được sóng điện tử đang bao phủ toàn thế giới, thậm chí cả vũ trụ rộng lớn?
Giá như vào các thập kỷ 50, 60 thế kỷ trước, khi mà phương tiện thông tin nước ta chỉ có báo đảng, đài đảng và TTX đảng thì nói một chiều cũng chẳng ai biết là một chiều. Bây giờ, trong thế kỷ 21, thời đại phát triển như vũ bão công nghệ thông tin, nếu muốn, nếu có người chỉ đạo chặt chẽ và thậm chí dùng điều này điều nọ để bỏ tù những ai dám viết khác đi thì cũng không thể làm được nữa. Ai có thể lấy bàn tay che mặt trời, và ai có thể chặn được sóng điện tử đang bao phủ toàn thế giới, thậm chí cả vũ trụ rộng lớn?
Nếu nói là lợi dụng thì nên lợi dụng sự phát triển của
công nghệ thông tin, của mạng In-tơ-nét toàn cầu để thông tin đa chiều, thông
tin nhanh nhất và kịp thời nhất, dành quyền phán quyết, tiếp thu cho người
nghe. Tuyên truyền báo chí một chiều là coi thường dân trí, coi thường người
dân. Một khi các nhà mạng thi nhau mở rộng và nâng cấp mạng của mình, ngoài việc
thu lợi nhuận còn có tác dụng phổ biến thông tin. Ngăn chặn thông tin và thông
tin một chiều là một việc làm uổng công, không kém phần tốn tiền mà không mang
lại tích sự gì. Thông thường, quyển sách nào cấm, tờ báo nào cấm, thì lại hút
nhiều người đọc.
Phạm Viết Đào cũng như nhiều bloger khác đã ngày đêm mệt mài thu
thập tư liệu, phân tích tư liệu, trăn trở viết bài về những sự thật mà không thể
giấu, phơi bày công khai lên mạng cho rất nhiều người thấy. Người dân hưởng thụ
thông tin không phải mỗi lúc bị "mê hoặc" bởi những thông tin trái
chiều đâu. Họ cũng sáng suốt lắm đấy. Phạm Viết Đào là một nhà văn, đã từng làm
Phó Thanh tra của Bộ Văn hóa, thông tin, nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch,
há chẳng lẽ không biết gì mà cứ nhắm mắt làm liều ư ?
Không, Phạm Viêt Đào đã làm đúng lương tâm của người cấm bút, đã
dũng cảm bằng phương tiện thông tin hiện đại, nói lên nhiều sự thật mà không thể
chối cãi, không thể che giấu. Loạt tư liệu, loạt bài nói lại về cuộc chiến
tranh biên giới kéo dài 10 năm, cũng như một số bloger ngày nay nói lại các trận
chiến đấu ở Gacma, chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa chính là để thực hiện chủ trương,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta bảo vệ từng mét đất, biên giới, từng hải lý
biển thuộc chủ quyền. Làm việc đó là góp phần bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng chứ
có phải làm phản động, phản bội đâu.
Nếu so với những kẻ tham nhũng lớn nhỏ hàng ngày hàng giờ đục
khoét, vơ vét ngân sách, làm nghèo đất nước, làm khổ người dân vô tội, chính những
kẻ đó mới là những đối tượng bị trị tội thật nghiêm. Còn những người như Phạm
Viêt Đào, như Trương Duy Nhất, như Cù Huy Hà Vũ, như cháu sinh viên Phương
Uyên...là những người có công chứ không phải là người có tội, khép tội cho họ vừa
không đúng với lương tâm vừa không phải là đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngày 19-3 này sẽ có phiên tòa xử nhà văn Phạm Viết Đào. Tôi biết,
khi đã quyết, người ta lợi dụng sức mạnh trong tay (dù ngày nay sức mạnh ấy
cũng không còn mạnh nữa) xử án và định tội cho một con người chân chính như Phạm
Viết Đào. Tất nhiên Phạm Viết Đào mặc dù có cái đúng của mình, nhưng cũng không
thể cưỡng lại được, khi mà cường quyền vẫn đánh bạt lương tâm và lẽ phải. Tuy
nhiên, là một người dân, chót theo dõi thông tin trên mạng và trên các ấn phẩm
quốc doanh, tôi tha thiết đề nghị Tòa xử Phạm Viết Đào phải hết sức công tâm,
phải công khai, phải nghe lời nói phải. Phạm Viết Đào phải được tha bổng và
không chỉ là tha bổng mà phải được minh oan, Phạm Viết Đào không có tội. Phạm
Việt Đào phải được tự do!
Qua đây, thấy cần thiết hơn bao giờ hết, cấn có một xã hội dân sự,
cần triệt để tôn trọng những điều nói về nhân quyền, dân quyền, về tự do ngôn
luận trong Hiến Pháp của nước ta. Đặc biệt là đã đến lúc cần có "tự do
ngôn luân", "tự do báo chí"...
No comments:
Post a Comment