Hơn một trăm người chết trong các cuộc đụng độ ở Kiev
NGUYỄN HÙNG BBC - Những diễn biến khó lường ở Ukraine trong hơn hai tuần qua thu hút sự chú ý của nhiều người Việt Nam. Số người vào trang chính của BBC Tiếng Việt trong những ngày gần đây tăng hơn 40% trong khi có những tin đăng trên Bấm Facebook tới được hơn nửa triệu người.
Một số nhà bình luận đã nhìn nước cựu thành viên của Liên bang Xô Viết này như tấm gương để Việt Nam soi vào.
Mặc dù có một số điểm tương đồng, Hà Nội và Kiev hiển nhiên cũng có nhiều khác biệt.
1. Vị trí của Đảng Cộng sản
Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản là đảng duy nhất và thống lĩnh trong chính trường. Tại Ukraine, Đảng Cộng sản, một trong số hơn 20 đảng phái trong chính trường hiện nay, từng bị cấm hoạt động trong hai năm ngay sau khi Ukraine độc lập khỏi Liên Xô hồi năm 1991.
Dù được sự ủng hộ khi mới được hoạt động trở lại số ghế trong Quốc hội của họ đã giảm từ 120 trên tổng số 450 ghế hồi năm 1998 xuống còn hơn 30 ghế như hiện nay.
Trong những ngày bất ổn mới đây tại Kiev, trụ sở của đảng này đã bị tấn công khiến các đảng cộng sản ở cả Bấm Nga và Bấm Hoa Kỳ đều lên tiếng. Đảng Cộng sản Hoa Kỳ thậm chí còn lo ngại chính quyền mới sẽ lại cấm Đảng Cộng sản Ukraine hoạt động.
2. Uy tín của lãnh đạo
Trong 23 năm độc lập khỏi Liên Xô, Ukraine đã trải qua năm đời tổng thống kể cả Tổng thống tạm quyền Oleksandr Valentynovych Turchynov hiện nay.
Duy nhất ông Leoni Kuchma nắm quyền qua hai nhiệm kỳ cho dù vào cuối nhiệm kỳ thứ hai chỉ số tín nhiệm của ông trong dân chúng chỉ còn chưa tới 10% một phần do nghi ngờ ông chỉ đạo vụ bắt cóc và sát hại nhà báo có tiếng Georgiy Gongadze hồi năm 2000.
Ông Yanukovych đã phải bỏ của chạy lấy người
Người kế nhiệm ông Kuchma, Tổng thống Viktor Yushchenko, đã phong cho ông Gongadze danh hiệu 'Anh hùng Ukraine' khi lên cầm quyền hồi năm 2005 dù ông Kuchma ủng hộ đối thủ Viktor Yanukovych trong cuộc bầu cử bị tố cáo gian lận dẫn tới Cách mạng Cam không đổ máu hồi năm 2004.
Uy tín của cả ông Yushchenko và người kế nhiệm Yanukovych đều bị hoen ố khiến ông Yushchenko thất cử hồi năm 2010 còn ông Yanukovych phải bỏ trốn sau khi một cuộc cách mạng khác, lần này khiến hơn 100 người thiệt mạng, nổ ra ở Kiev, tròn 10 năm sau Cách mạng Cam.
3. Tham nhũng
Trong bảng xếp hạng của Bấm Minh bạch Quốc tế trong năm 2013, Ukraine đứng thứ 144 trên tổng số 175 nước được thăm dò so với hạng thứ 38 của Ba Lan, nước láng giềng giàu có hơn dù được coi là có gần như cùng xuất phát điểm hồi đầu những năm 1990.
Người láng giềng khổng lồ Nga đứng thứ 127 trong khi thứ hạng của Việt Nam là 116. Tiến sỹBấm Tatiana Zaharchenko, người làm nghiên cứu cả ở Ukraine, châu Âu và Hoa Kỳ nói từ 'tham nhũng' không thể tả nổi sự bòn rút của các quan chức Ukraine. Bà viết ngay sau khi ông Yanukovych bỏ trốn:
"Kể từ khi trở thành quốc gia độc lập 23 năm trước, Ukraine đã bị cướp bóc bởi hệ thống chính quyền ở mọi cấp và những người xung quanh họ.. .. Đó là chính sách cướp bóc đất nước và trong mấy năm qua đã chuyển thành tống tiền có hệ thống và thành định chế nhắm vào [mọi tầng lớp] xã hội xuống tận dưới đáy sau khi trên đỉnh không còn gì nhiều nhặn để trộm."
Bà nói dưới thời ông Yanukovych, bà được biết trong một cơ quan bộ mỗi nhân viên buộc phải trích ra một phần lương để góp lại gửi lên biếu cấp trên.
Bà cũng nói phương Tây đã sai lầm khi thúc đẩy Ukraine cải cách kinh tế và tư nhân hóa trong khi các cải cách thể chế và chính quyền chưa được thực hiện khiến tài sản qua tư nhân hóa chui vào túi những người ở gần quyền lực.
4. Căn cứ của Nga
Hải cảng Cam Ranh của Việt Nam từng là căn cứ quân sự của Nga phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương theo thỏa thuận 25 năm ký hồi năm 1979. Đáng ra tới năm 2004, năm ở Ukraine diễn ra Cách mạng Cam, Nga mới phải rút đi hoặc gia hạn thỏa thuận nhưng Điện Kremlin đã rút đi sớm hơn hai năm vào năm 2002.
Nga đã gia hạn sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea tới 2042
Hợp đồng thuê cảng Sevastopol ở Crimea của Nga đáng ra hết hạn năm 2017 nhưng dưới thời ông Yanukovych đã được gia hạn thêm 25 năm tới năm 2042 với giá chưa tới 100 triệu đô la một năm.
5. Quan hệ với Nga
Quan hệ của Ukraine với Nga cũng bị nhiều người chỉ trích như quan hệ Việt Nam và Trung Quốc.
Tổng thống Vladimir Putin bị chỉ trích đã bán khí đốt cho Ukraine với giá đắt hơn giá dành cho các nước khác ở châu Âu và bà Yulia Timoshenko, người giờ đã được trả tự do, bị bỏ tù chủ yếu vì đã "lạm quyền" khi lệnh cho công ty Naftogaz của Ukraine ký hợp đồng với Gazprom của Nga với giá bất lợi cho Ukraine.
Gazprom nói Ukraine còn đang nợ công ty này 900 triệu đô la.
Ông Putin cũng bị cáo buộc cài điệp viên vào nhiều cơ quan của Ukraine và muốn chi phối chính sách ngoại giao của Ukraine qua việc gia hạn căn cứ quân sự ở Sevastopol tới 25 năm và dùng khí đốt như vũ khí trong quan hệ.
Quan hệ Việt-Nga đang ngày càng chặt chẽ
Trong khi đó quan hệ giữa Nga và Việt Nam đang ngày càng chặt chẽ với những hợp đồng mua vũ khí từ Nga với giá hàng tỷ đô la. Hồi tháng Hai chuyến bay thẳng đầu tiên từ Nga tới Phú Quốc đã diễn ra.
Tiếng Nga, một thời là ngoại ngữ thịnh hành ở Việt Nam, cũng đang có sự phục hồi nhờ quan hệ ấm nóng hơn.
6. Quan điểm chính thống.
Chính quyền lâm thời hiện nay ở Ukraine nói rõ họ muốn ngả vào vòng tay của Hoa Kỳ và EU bất chấp đe dọa trả đũa của Nga.
Điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả là cuộc đảo chính vi hiến của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan được xem là cuộc cách mạng bởi lãnh đạo ở Kiev và phương Tây.
Về phía Việt Nam, một bộ phận truyền thông có vẻ ủng hộ hành động của Nga ở Crimea và gọi vùng này là "nước Cộng hòa tự trị Crimea" như trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam được trang web của Bấm Đảng Cộng sản dẫn lại.
Về mặt chính thức, Việt Nam đưa ra tuyên bố ngoại giao qua người phát ngôn Bấm Lê Hải Bình: "Việt Nam quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình tại Ukraine và mong muốn Ukraine sớm ổn định, mọi vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, vì lợi ích của nhân dân Ukraine, vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới."
Ông Bình cũng được dẫn lời đề nghị Ukraine bảo vệ tính mạng và tài sản cho khoảng 10.000 người Việt đang ở Ukraine.
7. Kịch bản Ukraine có thể xảy ra ở Việt Nam?
Điều khác biệt lớn giữa Ukraine và Việt Nam là 23 năm trải nghiệm đa đảng và sự dung thứ đối lập và quan điểm đối lập ở các mức độ khác nhau trong hơn hai thập niên qua.
Cuộc Cách mạng Cam không đổ máu hồi năm 2004 diễn ra chỉ 13 năm sau khi độc lập khỏi Liên Xô và người ta đã từng hy vọng sẽ lại có cuộc cách mạng không đổ máu khác trong tháng Hai vừa qua.
Cũng có những cáo buộc rằng các thành phần cực hữu bài ngoại và bài Do Thái trong số những người biểu tình đã cố tình gây bạo lực và góp phần vào tình trạng bạo lực mất kiểm soát hồi đầu năm nay.
Hàng vạn người Ukraine đã xuống đường phản đối chế độ
Người biểu tình bám trụ và giáng trả bạo lực của cảnh sát ở Kiev
Tuy nhiên ngay từ hồi tháng 12 đã có những lời kêu gọi một số chính trị gia trong đó có ông Yanukovych hãy từ bỏ quyền lực và tìm kiếm một thỏa thuận bảo đảm sự an toàn cho họ và người thân cùng các tài sản của họ. Tuy nhiên điều này không diễn ra và ông Yanukovych đã phải tháo chạy để lại lâu đài xa hoa mà người dân biến thành nơi tham quan.
Với dân số khoảng 45 triệu, giảm từ gần 52 triệu hồi năm 1991 và hiện bằng khoảng một nửa dân số Việt Nam, Ukraine có thu nhập bình quân đầu người hồi năm 2012 theo thống kê củaBấm Ngân hàng Thế giới là hơn 3.800 đô la Mỹ so với gần 1.800 của người Việt Nam. Cả Việt Nam và Ukraine đều nằm trong danh sách 100 nước tham nhũng nhất thế giới do Minh bạch Quốc tế đưa ra năm 2013 cho dù Hà Nội kém Kiev gần 30 bậc trong bảng xếp hạng.
Một điều có thể thấy từ biến cố tháng Hai ở Kiev là cố nắm quyền lực tới cùng chỉ để củng cố vị trí của các chính trị gia và thân hữu của họ không phải là cách kéo dài tuổi thọ chính trị.
Và bạo lực không phải khi nào cũng giúp các chính trị gia tại vị dù nhờ nó mà họ có thể lên cầm quyền.
Còn câu hỏi mà một số nhà bình luận đặt ra về chuyện liệu điều tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam hay không là câu hỏi trị giá triệu đô.
Điều có thể khẳng định là cũng giống như ở Ukraine, nếu cách mạng ở Việt Nam xảy ra, nó có nhiều khả năng sẽ là cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo.
Và như vậy tình huống xảy ra sẽ giống như nhà nghiên cứu Ukraine có tiếng, Giáo sư Bấm David Marples nhận định từ vài tuần trước khi chính quyền Yanukovych sụp đổ:
"Các cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo cũng giống như những chiếc xe hơi xuống dốc không phanh - người ta không bao giờ có thể chắc chắn cú trượt dốc sẽ dừng ở đâu và liệu chiếc xe có còn an toàn sau cú đâm lao."
No comments:
Post a Comment